Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước lá tía tô đơn giản, dễ làm

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Lá tía tô là một loại rau thơm thường được dùng trong các bữa ăn của các gia đình Việt. Không những vậy, tía tô còn là dược liệu an toàn, mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp. Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước lá tía tô như thế nào mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng Hệ thống Nhà Thuốc Việt tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé. 

Các thành phần có trong lá tía tô

Trong y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, kích thích ra mồ hôi.
Hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn, giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0.2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, ceton, furan, aldehyde, ... Chiết xuất lá tía tô chứa rất nhiều chất như chống dị ứng, chất chống oxy hóa, chống viêm giúp tái tạo mô tế bào, đặc biệt khi hấp thụ qua da bằng phương pháp xông hơi.
Bên cạnh đó, lá tía tô còn chứa nhiều protein thực vật, vitamin A, C, chất xơ cùng nhiều khoáng chất, mang đến công dụng giúp tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
Lá tía tô

Lá tía tô

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Tổng hợp các tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và làn da

Từ xưa lá tía tô không chỉ được xem là một loại rau gia vị mà còn là bài thuốc dân gian vô cùng tốt cho sức khỏe. Sau đây là những tác dụng của lá tía tô mang lại mà bạn có thể tham khảo. 

Chống oxy hóa cho cơ thể

Theo một nghiên cứu vào năm 2021, dịch chiết lá tía tô được chiết xuất bằng phương pháp DPPH chứa các hoạt chất như acid rosmarinic, luteolin,... có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn. 

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Lá tía tô chứa thành phần luteolin có tác dụng giãn các cơ trơn của khí quản. Ngoài ra, chiết xuất từ lá tía tô có thể làm giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm và làm giảm phản ứng dị ứng tức thì với chứng viêm đường hô hấp, từ đó giúp chống lại các triệu chứng của bệnh hen suyễn. 

Hỗ trợ tiêu hoá

Chiết xuất từ ​​lá tía tô có các tác dụng cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng, chống co thắt và chống viêm, phòng ngừa bệnh trĩ do hiện tượng táo bón kéo dài gây ra.
Theo nghiên cứu của Mohammad Asif được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Malaysia năm 2010, đối với nhu động đường tiêu hóa, dầu tía tô có tác dụng nhuận tràng và tăng nhu động dạ dày ở người bị táo bón.
Lá tía tô hỗ trợ tiêu hoá 
Lá tía tô hỗ trợ tiêu hoá

Điều trị bệnh tiểu đường

Chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng hữu ích đối với chứng tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose và insulin. Do đó, lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. 

Bảo vệ tim mạch

Dầu tía tô chứa tới 59% acid alpha - linolenic (ALA), khi sử dụng dầu tía tô trong chế độ ăn hàng ngày sẽ làm tăng axit béo chuỗi dài, giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giữ cho chúng không bị cứng, bảo vệ tim mạch. Đặc biệt, chất chống oxy hóa có trong lá tía tô có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong các thực phẩm bạn ăn, giữ chúng không bị tích tụ trong động mạch và tránh gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. 

Chống trầm cảm

Trong lá tía tô chứa các thành phần như acid rosmarinic và acid caffeic có hoạt tính chống trầm cảm. 

Bảo vệ hệ thần kinh

Tía tô chứa hoạt chất Acid α- linolenic (ALA) có tác dụng chống viêm, chống lại sự chết tế bào thần kinh, bảo vệ hệ thần kinh và ty thể trong não. Bên cạnh đó, dầu tía tô sử dụng và bổ sung vào điều trị tiêu chuẩn như một liệu pháp chống oxy hóa bổ sung ở bệnh nhân sa sút trí tuệ mức độ nhẹ đến trung bình, rèn luyện trí não ở người già bị suy giảm nhận thức nhẹ.

Trị nổi mề đay, mẩn ngứa

Lá tía tô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như quercetin, rosmarinic acid, acid alpha-lineclic, luteolin,… có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamin, từ đó thuyên giảm triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.

Điều trị bệnh gout

Trong lá tía tô có đến 4 hoạt chất có thể làm giảm enzym xanthin oxidase - tác nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout.

Chống ung thư

Chiết xuất lá tía tô chứa các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào u gan và ung thư máu ở người.

Cầm máu

Lá tía tô có tác dụng giúp vết thương cầm máu, không gây mủ và không để lại sẹo khi lành. Khi có vết thương chảy máu, bạn hãy lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy rồi buộc lại. 

Làm đẹp da

Trong lá tía tô chứa hoạt chất Priseril có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả, giúp cho da đều màu và tươi sáng hơn. Ngoài ra, thành phần vitamin E có trong lá tía tô còn có tác dụng tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng hơn.
Lá tía tô làm đẹp da

Lá tía tô làm đẹp da

Giảm cân

Lá tía tô chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu do đó tác dụng của lá tía tô là tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất từ đó đốt cháy, đào thải chất béo ra ngoài. Lượng chất xơ trong lá tía tô có công dụng duy trì vóc dáng săn chắc, thon gọn.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Uống nước lá Tía tô chữa ho có hiệu quả không?

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Đun nước lá Tía tô rửa mặt có hiệu quả không?

Cách nấu nước lá tía tô đẹp da, tốt cho sức khỏe đơn giản dễ làm

Dưới đây là cách nấu nước lá tía tô đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo. 

Nguyên liệu làm nước lá tía tô

  •  Lá tía tô 200 gr
  •  Chanh 1 trái
  •  Muối 1/2 muỗng cà phê

Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

  • Nên chọn mua những lá tía tô có bề mặt trơn láng, lá vẫn còn tươi.
  • Chọn cây tía tô có phần lá gần với cuống lá có màu tím càng đậm thì khi nấu nước sẽ càng thơm và ngọt.
  • Không mua những lá tía tô có đã bị héo, úa, bị dập hoặc bị hư thối.
Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

Cách nấu nước lá tía tô

  • Tía tô lấy cả lá và cây, sau đó rửa sạch và cắt thành khúc dài khoảng 1 lóng tay.
  • Cho tía tô vào nồi, cho thêm khoảng 2 lít nước và đun sôi.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 20 phút. 
  • Để lá tía tô ra hết tinh chất, bạn tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa.
  • Sau đó, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối và vắt thêm nước cốt 1 trái chanh.
  • Cuối cùng, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện cùng với nhau và thưởng thức.
Cách nấu nước lá tía tô đơn gian, dễ làm

Cách nấu nước lá tía tô đơn gian, dễ làm

Xem thêm:

Những người không nên uống nhiều nước lá tía tô

Lá tía tô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để sử dụng lá tía tô. Dưới đây là những đối tượng không nên sử dụng lá tía tô.

Người đang bị cảm nóng

Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm, vì thế những người đang bị cảm nóng cần thận trong việc sử dụng để tránh làm cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Phụ nữ mang thai

Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Ngoài ra, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, táo bón, tiểu tiện đỏ.
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ trị cảm cúm, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Người bị dị ứng với tía tô

Một số trường hợp có thể bị dị ứng với tía tô, do đó đầu tiên nên sử dụng với một lượng nhỏ. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần.

Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô 

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần quan tâm khi sử dụng nước lá tía tô. 
  • Chỉ sử dụng lá tía tô với liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng vì sẽ khiến bạn bị chướng bụng, đầy hơi và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
  • Lá tía tô là dược liệu thiên nhiên, thường mang lại tác dụng chậm, do đó, bạn cần kiên trì sử dụng lá tía tô trong thời dài gian với liều lượng phù hợp. 
  • Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh và chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ vì nếu để quá lâu thì các chất dinh dưỡng trong nước lá tía tô sẽ mất tác dụng.
  • Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút để có kết quả tốt nhất.
  • Không nên kết hợp lá tía tô với cá chép vì khi 2 loại thực phẩm này kết hợp lại với nhau nặng thì sẽ gây hiện tượng ngộ độc nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cũng không nên kết hợp lá tía tô với thịt gà, nếu dùng nhiều dẫn đến sinh nhọt.
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc uống nước lá tía tô có tác dụng gì và chia sẻ cách nấu nước lá tía tô đẹp da, tốt cho sức khỏe đơn giản dễ làm. Mong rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn. 
Xem thêm: 

Nước cất tía tô Gió Quê 
Công dụng: Nước cất tía tô Gió Quê giúp giảm mụn, sáng da, giảm nám, cấp ẩm căng da, giảm lão hóa, giảm nhăn
Đóng gói: Chai 100ml
Loại da: Dành cho mọi loại da
 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật