Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Một trong những loại rau thơm được sử dụng làm gia vị rất phổ biến tại Việt Nam là Tía tô. Đây là loại rau có mùi thơm nhẹ, có vị cay đặc trưng và tính ấm. Đây cũng là một loại cây dễ trồng và thường được trồng nhiều ở các làng quê Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tía tô thường được dùng để hỗ trợ cho việc điều trị các loại bệnh rất hiệu quả theo dân gian, cũng như có thể sử dụng lâu dài mà hầu như không có tác dụng phụ. Trong đó, đối với các bệnh mãn tính như viêm phế quản mạn, thì việc uống nước lá Tía tô có khả năng chữa ho rất hiệu quả.
Vậy liệu việc uống nước lá Tía tô để chữa ho có thật sự công hiệu? Lời giải đáp sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây của Hệ thống Nhà thuốc Việt chúng tôi.
Uống nước lá Tía tô chữa ho có hiệu quả không?
Giới thiệu sơ lược về lá Tía tô
Tía tô có tên khác là é tía, tử tô, xích tô. Tía tô có tính ấm, quy vào ba kinh là phế, tâm và tỳ, là loại dược liệu không có độc tính.
Lá Tía tô (hay còn gọi là tô diệp) thường có màu xanh đậm, phía bên trong có gân màu đỏ tía. Lá Tía tô là loại rau thơm dùng làm gia vị rất phổ biến, ngoài ra còn được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh thông qua các bài thuốc dân gian.
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Nước lá Tía tô chữa bệnh Gút được không?
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Nước lá Tía tô với mật ong
Hình ảnh lá Tía tô ngoài tự nhiên
Một số công dụng tuyệt vời của lá Tía tô với sức khoẻ con người
Dưới đây, Nhà thuốc Việt xin giới thiệu sơ lược một số công dụng tuyệt vời của lá Tía tô để các bạn tham khảo:
1/ Giúp kháng viêm, giảm các triệu chứng trên đường hô hấp
Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá Tía tô nói riêng, và Tía tô nói chung, có chứa các hoạt chất kháng viêm khá tốt như axit rosmarinic và axit caffeic. Các hoạt chất kháng viêm này thường có hiệu quả khá tốt trên đường hô hấp. Nhờ đó, sử dụng nước lá Tía tô giúp cải thiện chức năng phổi, và giảm các triệu chứng như ho và thở khò khè.
Hoạt chất kháng viêm Axit Rosmarinic có trong lá Tía tô
2/ Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Ngoài ra, lá Tía tô cũng được chứng minh là hỗ trợ làm giãn phế quản, giúp đường thở thông thoáng. Vì vậy, lá Tía tô cũng thường được dùng cho những bệnh nhân mắc hen suyễn. Trong một nghiên cứu về những người mắc bệnh hen suyễn từ nhẹ đến trung bình, việc sử dụng các chiết xuất từ lá Tía tô như uống nước lá Tía tô đem lại lợi ích cho sức khoẻ tốt hơn để cải thiện chức năng phổi, và làm giảm các triệu chứng trong bệnh hen suyễn.
3/ Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hoá
Trong lá Tía tô có chứa nhiều các hoạt chất thuộc nhóm Flavonoid với công dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hoá như đầy hơi, nôn mửa.
Lá Tía tô giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hoá
4/ Ngăn ngừa tình trạng say nắng
Cao đặc lá Tía tô có thể dùng thoa lên da để ngăn ngừa tình trạng cháy nắng. Nước chiết lá Tía tô thường được sử dụng để uống với công dụng ngăn ngừa tình trạng say nắng. Nước lá Tía tô cũng được dùng để hỗ trợ cho người đã bị say nắng.
5/ Giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
Các hợp chất có trong lá Tía tô đã được chứng minh là giúp thúc đẩy các hoạt động của Interferon, giúp thúc đẩy và tăng cường sức khoẻ của hệ miễn dịch. Vì thế, sử dụng nước lá Tía tô giúp bạn phòng ngừa rất nhiều loại bệnh tật.
Lá Tía tô giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Đun nước lá Tía tô rửa mặt có hiệu quả không?
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Cho trẻ uống nước lá Tía tô có giúp hạ sốt hiệu quả không?
Một số cách sử dụng nước lá Tía tô để chữa ho
Dưới đây Hệ thống Nhà thuốc Việt sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu nước lá Tía tô và một số bài thuốc để bạn tham khảo:
1/ Nấu nước lá Tía tô
- Nấu nước lá Tía tô là một trong những biện pháp chữa ho đơn giản mà hiệu quả.
⁂ Chuẩn bị: Lá Tía tô tươi, nồi để nấu, rổ để rửa.
⁂ Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 3 nắm lá Tía tô, rửa sạch.
- Bước 2: Sau đó ta cho vào nồi và đun để lấy nước uống hàng ngày trong khoảng 1 tuần.
⁂ Có thể cho thêm lá Kinh giới vào để nấu và uống sẽ giúp tác động chữa ho mạnh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước lá Tía tô để hỗ trợ thêm bên cạnh việc dùng thuốc hàng ngày.
Hình ảnh một bát cháo Tía tô - Hành
2/ Một số bài thuốc với lá Tía tô
⁂ Bài thuốc số 1: Nấu cháo Tía tô
- Chuẩn bị: Các bạn cần chuẩn bị khoảng 150g lá Tía tô tươi và 3 củ Hành tươi.
- Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đem lá Tía tô và củ Hành đi rửa sạch. Sau đó, bạn bóc vỏ củ Hành, và cắt lá Tía tô thành từng miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho gạo và nước vào nồi để nấu thành cháo.
- Bước 3: Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào khi cháo còn nóng.
Dùng hàng ngày liên tục trong khoảng 1 tuần, cơn ho sẽ dần biến mất.
⁂ Bài thuốc số 2: Chữa ho mất tiếng
- Chuẩn bị: Đại táo, Mận tươi, lá Tía tô, lá Trà, rổ rửa, nồi nấu.
- Cách tiến hành: Rửa sạch 20 quả đại táo và 120g quả Mận tươi (đã bỏ hạt). Sau đó, ta đem giã nhuyễn và nấu lấy nước. Khi nước đã sôi, đem bỏ 24g lá Tía tô và 12g lá Trà, chờ khoảng 10 phút. Tới thời điểm này là đã có thể uống được. Ta rót ra cốc và uống nóng như uống trà.
Nên uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn. Dùng ít nhất trong vòng 10 ngày sẽ chữa được tình trạng ho khàn và mất tiếng.
⁂ Bài thuốc số 3: Chữa ho kèm nôn mửa
- Chuẩn bị: Lá Tía tô, Đậu đỏ, rổ rửa, dụng cụ đóng viên, chảo rang
- Cách tiến hành: Rửa sạch lá Tía tô và Đậu đỏ. Sau đó cho lá Tía tô vào nồi, đun lâu một chút ở nhiệt độ cao để nước nấu cô đặc lại thành cao. Sau đó gạn bỏ lá. Cho Đậu đỏ lên chảo rồi rang chín, nghiền nhỏ thành bột, sau đó trộn với cao lá Tía tô. Cuối cùng, ta viên thành từng hạt nhỏ để uống.
Sử dụng liên tục sẽ giúp đẩy lùi tình trạng ho kèm nôn mửa.
Những lưu ý khi sử dụng biện pháp uống nước lá Tía tô chữa ho
Phụ nữ có thai không nên uống nước lá Tía tô để chữa ho
Tuy lá Tía tô là một loại dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ con người, nhưng việc sử dụng cần tuân thủ theo một số nguyên tắc thì mới đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn sử dụng biện pháp uống nước lá Tía tô để chữa ho:
- Chỉ nên sử dụng nước lá Tía tô nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh. Không nên sử dụng nước lá Tía tô nhằm thay thế các loại thuốc chữa bệnh.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn hoặc bạn là phụ nữ đang cho con bú.
- Không dùng nước lá Tía tô cho phụ nữ có thai.
- Không sử dụng nước uống lá Tía tô nếu bạn dị ứng với một số loại rau thơm như Bạc hà, Húng quế, hoặc các loại cây khác trong họ Bạc hà (họ Lamiaceae) như Tía tô. Nếu cố tình sử dụng, bạn có thể gặp phải các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Cơ địa của từng người là khác nhau, nên hiệu quả chữa ho của nước lá Tía tô sẽ khác nhau. Để được tư vấn cụ thể trên cơ địa của mình, vui lòng liên hệ các Dược sĩ Tư vấn của chúng tôi.
- Tuy nước lá Tía tô có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên bạn không nên uống thay nước lọc, và uống trong thời gian dài. Nếu lạm dụng như vậy, bạn có thể trải qua tình trạng cao huyết áp, cũng như sức khoẻ tim mạch có thể bị suy giảm.
- Một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá Tía tô, và phải chia nhỏ ra để uống từ từ chứ không nên uống hết trong 1 lần. Thời điểm uống nước lá Tía tô tốt nhất là trước ăn sáng, trước ăn trưa và trước ăn tối khoảng 30 phút. Đây là khoảng thời gian cơ thể con người hấp thu dưỡng chất trong nước lá Tía tô tốt nhất.
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Cách dùng nước lá Tía tô trị mụn tại nhà
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Nước lá Tía tô có tác dụng gì với bà bầu
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các thông tin về lá Tía tô, và một số bài thuốc dân gian thông qua việc uống nước lá Tía tô để chữa ho. Mong rằng bài viết sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho bạn để sử dụng khi cần.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và đọc hết bài viết của chúng tôi. Nếu cần được giải đáp và tư vấn kỹ lưỡng hơn, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với đội ngũ các Dược sĩ Tư vấn của chúng tôi.
---------------------------------------------