Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền
Tê chân tay - hiện tượng thường gặp khi chế độ ăn của bạn bị thiếu chất, không cân bằng đủ các nhóm chất. Vậy cụ thể đó là những nhóm chất gì, chúng ta cần bổ sung như thế nào cho đúng, nên làm gì khi tình trạng này kéo dài. Bạn hãy giải đáp những khúc mắc “hay bị tê chân tay là thiếu chất gì” trong bài viết ngay sau đây nhé.
Bạn thiếu chất gì khi hay bị tê chân tay?
Người hay bị tê chân tay là thiếu chất gì?
1. Tê chân tay do thiếu vitamin B12
Vitamin B12 hay còn gọi là Cyanocobalamin, là một loại vitamin không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của bạn. Trong cơ thể, chúng đóng vai trò quan trọng. Vì vitamin B12 tạo thành nhiều loại coenzyme tham gia vào chuyển hóa các chất. Đặc biệt là các mô có tốc độ sinh trường mạnh như mô tạo máu, ruột non và tử cung.
Thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương không hồi phục ở hệ thần kinh. Trong các nghiên cứu, đã thấy các thế bào thần kinh ở cột sống và vỏ não bị chết do thiếu vitamin B12. Từ đó, gây ra một số triệu chứng như dị cảm tay chân (cảm giác tê bì, như có con gì bò, râm rang ở bàn tay, bàn chân), phản xạ gân xương giảm dần, lú lẫn, mất trí nhớ, ảo giác, thậm chí là rối loạn tâm thần.
Thiếu vitamin B12 có thể gây tê chân tay
Do đó, khi có cảm giác tê chân tay có thể do bạn bị thiếu vitamin B12. Mà nguyên do có thể do một trong những yếu tố sau:
- Chế độ ăn thuần chay: thực vật không có nhiều vitamin B12 như động vật. Do đó, chế độ ăn thuần chay đôi khi làm cơ thể bạn thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn của mình.
- Thiếu máu ác tính: Căn bệnh này làm mất đi những yếu tố nội tại để hấp thu vitamin B12.
- Bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày làm giảm lượng vitamin có thể hấp thu ở dạ dày.
- Đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
- Người lớn tuổi: họ ăn uống khó khăn hơn, cơ quan dần suy giảm chức năng, làm giảm khả năng hấp thu tổng thể của cơ thể.
>>> Có thể bạn quan tâm: TOP 12 thuốc bổ thần kinh tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng
2. Thiếu vitamin B6 làm bạn bị tê tay chân
Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, glucid và lipid - ba nhóm phân tử chính trong cơ thể. Sau khi vào cơ thể, vitamin b6 còn tham gia tổng hợp GABA (chất ức chế dẫn truyền thần kinh) có vai trò làm dịu căng thẳng, lo lắng, ngăn ngừa tổn thương não bộ. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia tổng hợp hemoglobin - yếu tố quan trọng cấu tạo nên hồng cầu.
Với những vai trò trên, khi thiếu vitamin B6 làm có thể mắc một trong những bệnh lý sau:
- Thiếu máu nguyên bào sắt
- Viêm da tăng bã nhờn
- Khô nứt môi
- Viêm dây thần kinh ngoại vi, có triệu chứng đặc trưng là tê bì chân tay.
Tê bì chân tay có thể do thiếu vitamin B6
Vì vậy mà, tê bì chân tay có thể là biểu hiện khi cơ thể bị thiếu vitamin B6. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vitamin B6 thường hiếm gặp ở người, nhưng có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:
- Rối loạn hấp thu
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
- Rối loạn do thuốc gây nên
- Thiếu hụt do chế độ dinh dưỡng.
Trong trường hợp thiếu chất do chế độ dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin B6 từ chế độ ăn. Thịt, cá, trứng, sữa, rau, hoa quả là nguồn cung vitamin B6 rất phong phú. Bạn chỉ cần tăng cường thêm những thực phẩm trên trong chế độ ăn hàng ngày là có thể giảm đáng kể tình trạng tê bì chân tay do thiếu chất.
Lưu ý với một số đối tượng sau, nên bổ sung vitamin B6 nhiều hơn so với người thường:
- Người nghiện rượu
- Phụ nữ uống thuốc tránh thai hàng ngày.
- Người bị bỏng
- Bệnh nhân bị suy tim sung huyết, cắt bỏ dạ dày, cường giáp, bị nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột và kém hấp thu liên quan đến bệnh lý ở gan - mật.
- Bệnh nhân đang điều trị lao bằng isoniazid
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả
3. Canxi
Như bạn biết đấy, canxi hay calcium một khoáng chất có đến 99% trong xương và răng. Do đó, khoáng chất này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển xương và răng. Nhớ canxi mà xương khớp phát triển tốt, giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.
Khi thiếu canxi cơ thể có một số biểu hiện như sau:
- Thường xuyên bị chuột rút
- Răng vàng hơn
- Hay bị chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương
- Móng tay yếu và dễ gãy
- Có nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ và mất ngủ.
Thiếu canxi có thể dẫn đến hiện tượng tê chân tay
Trong đó, tê nhức chân tay là triệu chứng thường thấy khi bị thiếu canxi. Do đó, khi có triệu chứng chân tay bị tê nhức, bạn nên tăng cường thêm thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa,...
>>> Xem thêm “Top 7 TPCN, thuốc bổ sung canxi tốt nhất hiện nay” bằng cách CLICK vào đường link sau: https://nhathuocviet.vn/tin-tuc/top-thuoc-bo-sung-canxi-tot-nhat-hien-nay.html
Ăn gì để giảm tê chân tay do thiếu chất?
Để giảm tê chân tay do thiếu chất, bạn nên thay đổi chế độ ăn, lên thực đơn khoa học cân bằng các nhóm chất và tăng cường một số thực phẩm sau:
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo
- Thêm sữa tươi, phomat, hoặc sản phẩm làm từ sữa vào chế độ ăn của mình
- Ngũ cốc như các loại hạt dinh dưỡng (điều, macca, óc chó, hạnh nhân,...)
- Bổ sung thêm dầu chứa nhiều acid béo chưa bão hòa như dầu oliu, dầu mè, dầu đậu phộng, tinh dầu hoa anh thảo
- Rau xanh, củ, quả nhiều màu sắc
Cân bằng dinh dưỡng để phòng tránh hiện tượng tê chân tay
Cùng với đó là một số lưu ý sau:
- Ăn gì quá nhiều cũng không tốt, do đó trong mỗi bữa ăn bạn cần có 1 món nhóm đạm (thịt, cá), rau xanh, tinh bột (cơm, bún, hạt), thêm hạt dinh dưỡng, sữa vào bữa phụ.
- Nếu tình trạng tê chân tay kéo dài, đặc biệt với người cao tuổi có kèm theo bệnh mạn tính (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu) bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
- Trẻ em nếu có hiện tượng tê chân tay, các bậc phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ thăm khám nhanh chóng. Tránh chủ quan để lâu ngày, có thể dẫn đến bệnh tình nặng hơn.
- Nếu bạn là người quá bận rộn, hoặc công việc cần tập trung trong vài tháng. Điều này khiến những bữa ăn đủ chất trở nên khó khăn hơn, thì viên uống vitamin tổng hợp là gợi ý tốt giúp bạn khỏe mạnh trong giai đoạn bận rộn này đấy.
- Vận động thể dục hợp lý, trung bình mỗi ngày trong 30 phút. Nên tập thường xuyên, từ 5 - 7 ngày/ tuần. Không nên tập quá sức, tùy theo thể trạng mà bạn tập luyện hợp lý ví dụ như chạy bền, yoga, đi bộ, khiêu vũ, làm việc nhà,...
Như vậy, qua bài viết trên Nhà thuốc Việt đã chia sẻ đến bạn một số nhóm chất thường bị thiếu khi bị tê bì chân tay. Cùng một số cách và lưu ý khác để giảm, cũng như xử lý khi tình trạng này kéo dài. Mong rằng, tê chân tay không còn là nỗi lo quá lớn với bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình điều trị chứng tê chân tay, bạn hãy liên hệ trực tiếp với DƯỢC SĨ của Nhà thuốc Việt để được xử lý sớm nhất, bằng một trong những hình thức dưới đây:
– Hotline: 0985508450
– Zalo: 0985508450
– Website: Nhathuocviet.vn
– Zalo OA: https://zalo.me/2326937184300810408
Địa chỉ:
- Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
- Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!