Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Giải đáp: Những ai không nên uống hồng sâm?

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền

Hơn 1000 năm qua, hồng sâm được dùng trong y học cổ truyền với tác dụng bồi bổ, tăng cường và phòng ngừa bệnh tất. Nhưng, hồng sâm cũng giống như bất kỳ dược liệu nào khác, luôn có những rủi ro và những đối tượng không nên dùng. Vậy bạn có biết những ai không nên uống hồng sâm hay không? Nếu chưa hãy cùng Nhà thuốc Việt theo dõi bài viết ngay sau đây để có câu trả lời nhé!

Hồng sâm là gì?

Hồng sâm là gì?

Hồng sâm là gì?

Hồng sâm về bản chất vẫn là nhân sâm. Nhưng so với nhân sâm thông thường, hồng sâm phải trải qua quá trình chế biến, hấp, sấy nguyên củ để cho ra thành phẩm cuối cùng. Qua quá trình này, những hoạt chất trong nhân sâm được biến đổi, làm tăng cường hàm lượng các chất saponin có tác dụng dược lý. Cùng với đó là sự biến đổi của tinh bột, giúp bảo quản nhân sâm tốt hơn. 

>>> Xem thêm: Top 5 Cao Hồng Sâm Hàn Quốc tốt nhất trên thị trường hiện nay

Những ai không nên uống hồng sâm

1. Bệnh lý tự miễn 

Bệnh lý tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch không phân biệt và nhận biết được kháng nguyên của cơ thể với tác nhân gây hại bên ngoài. Do đó, khi tăng cường khả năng miễn dịch đồng nghĩa với việc bạn làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Một số bệnh lý tự miễn thường thấy như đa xơ cứng (MS), lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,...

Vì vậy mà khi dùng hồng sâm, một trong những dược liệu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cao, sẽ vô tình làm trầm trọng hơn bệnh lý tự miễn. Vì vậy, những đối tượng này, tốt nhất không nên dùng hồng sâm. Nếu muốn dùng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc rằng bạn có thể dùng được. 

2. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Mặc dù, trong y học cổ truyền Hàn Quốc có sử dụng hồng sâm để bồi bổ cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào đủ dữ liệu để chứng minh độ ăn toàn của hồng sâm khi dùng cho các mẹ bầu và mẹ đang nuôi con bằng sữa. Trong nghiên cứu hiện đại, người ta phát hiện được hoạt chất gây quái thai ở động vật có trong hồng sâm. Do đó, để an toàn cho cả mẹ và bé, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn nhé. 

 Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống hồng sâm

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống hồng sâm

3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đến nay, đã có những trường hợp trẻ sơ sinh bị ngộ độc dẫn đến tử vong do dùng hồng sâm. Với trẻ lớn hơn vẫn không có thông tin chính xác. 

 Không dùng hồng sâm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không dùng hồng sâm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Do đó, dùng hồng sâm cho trẻ là điều cần hết sức cẩn trọng. Bé càng nhỏ tuổi càng phải chú ý. Khi dùng bạn cần lưu ý đến hàm lượng nhân sâm, thời gian dùng, dạng dùng trong mỗi chế phẩm. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để chắc rằng điều này ăn toàn cho các em. 

4. Người đang bị chảy máu

Hoạt chất sinh học trong nhân sâm có thể tác động vào quá trình đông máu. Do đó, nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên dùng hồng sâm khi cơ thể đang chảy máu. Chằng hạn như sau tai nạn giao thông, vừa mới phẫu thuật xong, … 

Bệnh nhân sau phẫu thuật, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hồng sâm cho mục đích tăng cường sức khỏe hậu phẫu. Vì đây là giai đoạn cơ thể bạn khá nhạy cảm, và có một số tương tác nhất định khi dùng chung thuốc và hồng sâm, nên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh những rủi ro không cần thiết nhé. 

5. Bệnh nhân tim mạch

 Thận trọng khi dùng hồng sâm cho bệnh nhân tim mạch

Thận trọng khi dùng hồng sâm cho bệnh nhân tim mạch

Trong nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng hồng sâm ảnh hưởng nhẹ đến tim mạch và huyết áp. Do đó, nếu bị tim mạch bạn nên thận trọng khi dùng. Hãy theo dõi huyết áp, nhịp tim thường xuyên khi dùng hồng sâm. Nếu có điều gì bất thường nên ngừng sử dụng ngay.

6. Người khó ngủ

Nhân sâm khi dùng với liều lượng hợp lý có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ. Nhưng khi dùng với liều cao có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Do đó, nếu bạn bị mất ngủ nên cẩn trọng khi dùng nhân sâm. Đặc biệt cần để ý liều lượng, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để có liều lượng và cách dùng thích hợp khi dùng hỗ trợ chữa mất ngủ. 

7. Bệnh nhân đang uống thuốc trị đái tháo đường

Bản thân hồng sâm có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Do đó, khi dùng đồng thời nhân sâm (hồng sâm) và thuốc trị đái tháo đường (insulin, metformin, gliclazide,...)  làm tăng nguy cơ giảm đường huyết quá mức. Do đó, cần cẩn trọng khi dùng nhân sâm cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên dùng máy đo đường huyết để thường xuyên kiểm tra đường huyết. 

 Bệnh nhân đang bị tiểu đường không nên uống hồng sâm

Bệnh nhân đang bị tiểu đường không nên uống hồng sâm

Nghỉ ngơi, uống một ly nước đường, ăn một viên kẹo ngay khi nhận thấy dấu hiệu hạ đường huyết quá mức. Với những biểu hiện đặc trưng như chóng mặt, hoa mắt, run tay chân, đánh trống ngực,... Nếu những triệu chứng này kéo dài, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

>>> Có thể bạn quan tâm: TOP 6 TPCN, thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay, được bác sĩ khuyên dùng

8. Người bệnh nhạy cảm với nội tiết tố

Hồng sâm tốt cho phụ nữ vì chúng có chứa những hoạt chất gần giống với estrogen - hormone bảo vệ và duy trì sức khỏe tổng thể của nữ giới. Nhưng, điều này chỉ tốt khi bạn có hệ nội tiết bình thường. 

Do đó, việc bổ sung thêm chế phẩm có chứa hoạt chất tương tự với estrogen làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh ở những người mắc bệnh liên quan đến nội tiết tố nữ. Chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Vì vậy, bạn không nên dùng hồng sâm, hay bất kỳ loại nhân sâm nào khi bị những bệnh lý trên. 

>>> Xem thêm: Top 8 viên uống nội tiết tố tốt nhất hiện nay được khuyên dùng

Một số lưu ý khác khi uống hồng sâm

1. Không dùng đồng thời hồng sâm và thực phẩm có chứa cafein

Cả Cafein và hồng sâm đều có tác dụng kích thích thần kinh. Do đó, khi dùng đồng thời cafein và hồng sâm làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ như hồi hộp, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh. Vì vậy, bạn không nên dùng đồng thời thực phẩm có chứa cafein (cà phê, trà, cacao, các loại bánh có chứa cacao, socola, matcha) quá gần nhau. Tốt nhất bạn nên chọn 1 trong 2, nếu đã uống hồng sâm thì không dùng thêm bất cứ thực phẩm nào có chứa cafein nhé. 

 Không dùng đồng thời hồng sâm và thực phẩm có chứa cafein

Không dùng đồng thời hồng sâm và thực phẩm có chứa cafein

2. Không dùng chung hồng sâm với thuốc hóa dược

Hồng sâm có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc điều trị bệnh mạn tính. Do đó, tốt hơn hết bạn hãy tham khảo bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể. Đặc biệt với bệnh nhân đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel,...), thuốc chống đông (warfarin), thuốc tác động lên hệ tim mạch như  Nifedipine,...

3. Sử dụng thích hợp với từng sản phẩm

Khi dùng bất kỳ sản phẩm nào có nhân sâm nói chung hay hồng sâm nói riêng, bạn cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nên dùng theo liều lượng mà nhà sản xuất đưa ra, không tự ý tăng liều. 

Những đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú, người già, người mắc bệnh mạn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 

Không dùng sản phẩm chứa nhân sâm trong thời gian quá dài và liên tục. Bạn nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để có liệu trình cụ thể cho từng trường hợp cụ thể. 

Kết luận

Bạn thấy đấy, bên cạnh giá trị dinh dưỡng và sinh học cao, hồng sâm vẫn có những rủi ro nhất định. Mặc dù đã qua hàng ngàn năm, nhưng vẫn có những tác dụng phụ của hồng sâm vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ của khoa học. Do đó, Nhà thuốc Việt mong rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn có được góc nhìn đa chiều hơn về hồng sâm. Từ đó, giúp những ai không nên uống hồng sâm có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc khi dùng chúng. 

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, đôi khi phát sinh những việc khác. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ trực tiếp với DƯỢC SĨ của Nhà thuốc Việt để được tư vấn nhanh chóng nhất, bằng một trong những hình thức sau:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website: Nhathuocviet.vn

– Zalo OA:  https://zalo.me/2326937184300810408

 Hệ thống Nhà thuốc Việt

Hệ thống Nhà thuốc Việt

Hơn 15 năm hoạt động trên thị trường dược phẩm, Nhà thuốc Việt luôn tự hào là một trong những nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt bán lẻ thuốc) sớm nhất do sở y tế TPHCM cấp phép. Với danh mục sản phẩm đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, chúng tôi luôn đảm bảo phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng một cách chu đáo nhất. 

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

>>> Xem thêm các bài viết sau để hiểu hơn về nhân sâm:

1. Sâm Hàn Quốc: Đặc điểm, thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng

2. Rượu sâm Hàn Quốc: Công dụng và cách dùng hiệu quả

3. Review TOP 6 loại viên sâm Hàn Quốc được ưa chuộng nhất hiện nay

Nguồn tham khảo: 

Panax Ginseng - Uses, Side Effects, And More

 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật