Dinh dưỡng là một liệu pháp để chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy lập cho mình một chế độ ăn hợp lý để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hoa quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người tiểu đường. Bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà Thuốc Việt giải đáp người tiểu đường nên ăn trái cây gì nhé.
Người tiểu đường nên ăn trái cây gì
Người tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Dưới đây là một số loại hoa quả có thể ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Táo
Trong táo có chỉ số đường trong máu thấp 38, chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và giàu chất xơ. Hơn nữa, táo còn giàu pectin - một hoạt chất giúp làm giảm sản xuất insulin khoảng 35% ở người tiểu đường và thải độc tố khỏi cơ thể.
Xuân đào
Đây là một giống cây họ hàng của giống đào hiếm được nhiều người biết đến rộng rãi, mà bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn được. Trái xuân đào có chỉ số đường huyết thấp khá thấp là 30, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bưởi
Bưởi rất dồi dào vitamin C và nước chiếm 91%, có chỉ số đường huyết (GI) trong bưởi là 25 và có nhiều chất xơ hòa tan. Bưởi cũng có thành phần naringenin - vị đắng tự nhiên, làm độ nhạy với insulin của cơ thể tăng lên. Để giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 1/2 trái bưởi.
Bưởi
Cherry
Đây là loại trái cây rất tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường vì chúng chứa nhiều loại vitamin A, B9, C, chất chống oxy hóa, chất kali, chất sắt, chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp là GI=32. Bên cạnh đó, cherry rất giàu anthocyanins - chất chống oxy hóa được đánh giá là có tác dụng giảm lượng đường huyết và làm giá tăng insulin được sản xuất lên 50%. Mỗi ngày ăn 1 cốc anh đào tươi sẽ rất hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
Dâu tây
Có nhiều loại vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa trong dâu tây, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường huyết. Dâu tây còn giúp người bị tiểu đường lâu đói, luôn đầy năng lượng và kiểm soát tốt đường huyết nhờ chứa ít carbohydrate và có chỉ số đường huyết GI=32. Bác sĩ khuyến nghị người bị bệnh tiểu đường nên uống 1 cốc dâu tây mỗi ngày.
Quả đào
Đay là một loại trái cây dành cho những ai đang băn khoăn, không biết có những loại trái cây dành cho người tiểu đường nào? Đào có chỉ số đường huyết ở mức thấp là 28, nhưng lại khá dồi dào chất xơ. Thêm vào đó, trong trái đào có sẵn các hợp chất chống oxy hóa và dồi dào vitamin, cực kỳ tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Đu đủ
Khá nhiều dinh dưỡng có trong đu đủ giúp tầm soát bệnh tiểu đường và đồng thời có khả năng ngăn ngừa bệnh tim. Đu đủ có rất nhiều enzyme ngăn ngừa bệnh nhân tiểu đường với các gốc tự do có hại. Với mức đường trong máu đạt 60, đu đủ là loại thực phẩm nằm trong danh sách được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên có trong thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường.
Đu đủ
Cam
Không những là loại trái cây được bệnh nhân tiểu đường ưa thích hàng đầu mà cam còn có công dụng hiệu quả với nhiều bệnh lý khác. Cam là loại trái cây ít đường, có nhiều chất xơ, giàu vitamin B1 và C, có khả năng kiểm soát đường huyết tốt. Một quả cam có 87% nước và có chỉ số đường huyết GI ở mức trung bình là 66.
Bên cạnh đó, thường xuyên ăn cam còn hỗ trợ những người giảm cân duy trì mức cân nặng hợp lý. Mỗi ngày uống 1 ly nước cam là thói quen rất tốt, vì vậy mọi người, nhất là bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện và duy trì.
Lê
Có khoảng 84% là nước trong trái lê và loại trái cây này chứa giàu vitamin, chất xơ hòa tan giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt. Đối với người bị bệnh tiểu đường, lê được xem là rất có lợi, vì chúng giúp tăng độ nhạy với insulin và có chỉ số lượng đường trong máu thấp tới 38. Bệnh nhân tiểu đường có thể giảm cảm giác thèm ăn ngọt bằng cách ăn một quả lê mỗi ngày mà không ảnh hưởng đến lượng đường.
Dứa (thơm)
Với khả năng chống viêm và kháng virus, thơm là một trong loại hoa quả được bác sĩ khuyến nghị sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Với chỉ số đường huyết 56, dứa hoàn toàn vô hại cho bệnh nhân tiểu đường.
Quả bơ
Những người mắc bệnh tiểu đường không cần kiêng cử quả bơ, vì loại trái cây này có công dụng làm giảm chất béo trung tính và lượng cholesterol xấu lưu thông trong máu. Cụ thể hơn, 15 là chỉ số đường huyết có chứa trong một trái bỏ, khá thấp và vô cùng an toàn.
Quả bơ
Trâm
Trước đây, loại quả này thường phổ biến và sử dụng nhiều ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay cây trâm đã phổ biến ở thành thị và giới chuyên gia đánh giá là một loại thảo dược dân gian có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Trâm có chỉ số đường huyết thấp là 25, giúp lượng đường trong máu cân bằng. Ngoài trâm tươi, người bệnh có thể sử dụng bột hạt trâm đã nghiền nhuyễn.
Mận hậu
Không chỉ có ít calo, mà mận còn có mức đường trong máu rất thấp là 24. Nguồn chất xơ dồi dào của chúng khiến mận trở thành loại trái cây lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Bên cạnh đó, mận còn giúp điều trị bệnh táo bón và giúp hệ tiêu hóa được cải thiện tốt hơn.
Lựu
Lựu là trái cây dồi dào dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường vì nó giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ngoài ra quả lựu cũng có chỉ số đường huyết khá thấp là 18.
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây khi nào?
Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Do đó, tốt nhất nên ăn trái cây sau các bữa ăn ít nhất 2 giờ để đảm bảo không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây bao nhiêu một ngày?
Chế độ ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường cũng tương tự với những người khỏe mạnh, đó là chế độ ăn 5 khẩu phần ăn trái cây và rau quả mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào các loại rau không chứa tinh bột trong 50% khẩu phần ăn, thay vì phụ thuộc vào trái cây. Nửa còn lại của bữa ăn nên cung cấp protein và tinh bột giàu chất xơ như đậu hoặc ngũ cốc.
Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên cung cấp một lượng nhỏ chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để kích thích cảm giác no và tăng cường hấp thụ các chất chống oxy hóa và vitamin. Một khẩu phần ăn trái cây nên được cung cấp như sau: Một loại quả với kích cỡ trung bình hoặc tương đương quả bóng chày; một cốc đối với quả mọng; nửa cốc đối với các sản phẩm trái cây chế biến sẵn như nước ép trái cây; 2 muỗng đối với trái cây khô như nho khô…
Lưu ý: nên ăn mỗi lần chỉ một lượng nhỏ, trải đều trong ngày. Thay vì ăn 2 phần trái cây cho buổi sáng, bạn có thể chia ra ăn một phần vào bữa sáng và phần còn lại vào buổi chiều.
Lưu ý khi ăn trái cây dùng cho người bệnh tiểu đường
Các loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường nếu không được ăn đúng cách cũng có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trái cây dành cho người tiểu đường:
- Sử dụng trái cây thêm đường, siro, mật ong… có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Vì vậy, bạn nên ăn trái cây ở dạng nguyên chất để giữ đường huyết ở mức ổn định.
- Khác với trái cây nguyên quả, nước ép trái cây chứa hàm lượng lớn đường và ít chất xơ. Hơn nữa, đường trong nước ép trái cây chủ yếu là đường Fructose nên làm tăng nguy cơ bị béo phì và tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh nên ăn trái cây tươi, trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép trái cây.
- Trải qua quá trình sấy khô, lượng nước trong trái cây bị hao hụt làm gia tăng hàm lượng các chất trong trái cây, kể cả đường và chất xơ. Do đó, người bệnh nên ăn trái cây tươi, dạng tự nhiên. Trong trường hợp, bạn muốn ăn trái cây sấy khô thì nên chọn trái cây sấy khô không chứa đường.
- Hoa quả khô, đóng hộp đã trải qua quá trình chế biến nên dễ làm tăng lượng đường trong máu. Bạn nên xem kĩ bảng thành phần trước khi quyết định lựa chọn.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn thắc mắc người tiểu đường nên ăn trái cây gì. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Xem thêm: