Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường. Một chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm phù hợp sẽ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh, tránh tình trạng đường huyết tăng quá mức gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để giúp người bệnh tiểu đường có thực đơn ăn uống đa dạng hơn, bài viết dưới đây, Dược sĩ của Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ chia sẻ đến các bạn các món canh tốt cho người tiểu đường, cùng tham khảo nhé.
Nguyên tắc lựa chọn các món canh tốt cho người tiểu đường
Khi lựa chọn các món canh nói riêng và các loại thực phẩm cho người tiểu đường nói chung, bạn cần tìm hiểu kỹ càng vì đây là cách giúp người bị tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu.
Nguyên tắc lựa chọn các món canh tốt cho người tiểu đường
- Lựa chọn các nguyên liệu cho món canh có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp. Khi nạp các thực phẩm này vào cơ thể, quá trình hấp thu đường vào máu diễn ra chậm và ổn định hơn, từ đó hạn chế được tình trạng lượng đường trong máu tăng vọt lên cao gây ra các biến chứng nguy hiểm khó lường. Một số loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như: các loại rau xanh (rau cải, rau mồng tơi, cải xoong), bánh mì nguyên cám, trái cây ít ngọt (dưa chuột, ổi, bưởi, dưa gang, bơ, cam, dâu đen…).
- Lựa chọn các món canh phải có hàm lượng calo vừa đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể, tránh các món canh cung cấp quá ít năng lượng.
- Lựa chọn món canh cân đối được các thành phần dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ và các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Top các món canh tốt cho người tiểu đường dễ nấu
Căn cứ vào các nguyên tắc kể trên, Hệ thống Nhà Thuốc Việt xin giới thiệu đến bạn các món canh tốt cho người tiểu đường vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, mời bạn cùng tham khảo:
1. Canh cải xoong nấu tôm
Rau cải xoong có chứa chất chống oxy hóa quercetin giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành fructose và sorbitol. Từ đó giúp giảm thiểu các tổn thương ở tế bào thần kinh, tránh được các nguy cơ biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường gây ra. Còn tôm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein. Món canh cải xoong nấu tôm là một trong các món canh tốt cho người tiểu đường, không lo bị tăng lượng đường trong máu.
Nguyên liệu:
- 300g cải xoong
- 150g tôm tươi
- Đầu hành
- Hạt nêm, bột ngọt đường, muối
Cách thực hiện:
- Cải xoong nhặt sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch và vớt ra để ráo, sau đó cắt khúc vừa ăn.
- Tôm tươi rửa sạch và bóc vỏ rồi đập dập và ướt cùng 1 chút gia vị.
- Cho nồi lên bếp, cho 2 muỗng dầu ăn vào và làm nóng rồi cho hành vào phi thơm rồi cho tôm vào xào chín.
- Tiếp theo, cho khoảng 1 bát to nước lọc vào đun sôi.
- Khi nước sôi, cho rau cải xoong vào, đảo đều để rau ngập trong nước sôi.
- Đợi khi nước sôi lại lần nữa thì nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Canh cải xoong nấu tôm
2. Canh đầu cá hồi nấu măng chua
Cá hồi cung cấp nguồn chất béo lành mạnh Omega-3, bổ sung protein giúp mang lại cảm giác no lâu, và tăng cường quá trình trao đổi chất giúp người bị tiểu đường giảm số lượng bữa ăn trong ngày. Còn măng chua là thực phẩm giàu chất xơ, cung cấp nhiều loại vitamin thiết yếu như vitamin A, C, B, E…giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nguyên liệu:
- 500g đầu cá hồi
- 300g măng chua
- 2 quả cà chua
- Hành lá, hành tím, rau ngổ, gừng, tỏi
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Đầu cá hồi dùng dao cắt bỏ phần mang và cạo sạch phần vảy, sau đó rửa cùng nước muối pha loãng rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch.
- Sau đó, vớt cá ra để ráo nước rồi cắt thành nhiều khúc nhỏ.
- Ướp đầu cá với gia vị và 2 củ hành tím cắt lát trong 15 phút để ngấm gia vị.
- Măng chua xả sạch với nước từ 2 - 3 lần, sau đó vớt ra để ráo.
- Cà chua rửa sạch và cắt thành múi nhỏ, rau ngổ rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng cà phê dầu ăn và đun nóng, cho cà chua vào xào sơ trong khoảng 2 - 3 phút để cà chua chín tới.
- Cho tiếp 1 tô nước vào, đậy nắp nồi lại rồi đun sôi.
- Khi nước sôi, cho đầu cá hồi đã ướp vào, đun thêm khoảng 5 phút để đầu cá chín.
- Sau đó cho măng chua vào và nấu thêm khoảng 2 phút rồi nêm nếm gia vị và tắt bếp.
- Múc canh ra tô, cho rau ngổ lên trên và thưởng thức.
3. Rau mồng tơi nấu cua
Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt cua sẽ giúp kích thích quá trình sản sinh Insulin, giúp quá trình điều tiết glucose trong cơ thể ổn định hơn. Ngoài ra, thịt cua còn giúp bổ sung chất béo Omega-3 giúp ngăn chặn sự tích tụ của cholesterol xấu, giúp ổn định đường huyết.
Nguyên liệu:
- 300g cua xay sẵn
- 1 bó mồng tơi
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Cho cua xay vào chậu cho thêm 1 chút muối vào phần cua xay trộn đều lên rồi cho 1 lít nước vào khuấy đều lên, cho phần thịt cua tan ra cùng với nước.
- Dùng rây để lọc lấy phần nước cua, bỏ phần xác.
- Rau mồng tơi rửa sạch và cắt nhỏ.
- Bắc nồi nước cua lên bếp và đun lửa nhỏ cho nồi canh sôi từ từ.
- Khi nước sôi, tăng lửa lên và cho rau mồng tơi vào và đun sôi thêm 1 lần nữa.
- Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Rau mồng tơi nấu cua
4. Canh mướp đắng nhồi thịt
Mướp đắng nấu cùng thịt nạc mang đến khả năng hạn chế tình trạng oxy hóa, cân bằng đường huyết và các biến chứng về tim mạch thường gặp.
Nguyên liệu:
- 3 quả mướp đắng
- 150g thịt nạc heo xay
- 10g mộc nhĩ
- Hành lá
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Mướp đắng rửa và làm sạch ruột, sau đó cắt từng khúc từ 3 - 5cm.
- Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch và thái rồi băm nhỏ.
- Hành lá rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm.
- Thịt nạc xay trộn mộc nhĩ và ướp cùng gia vị khoảng 15 phút.
- Nhồi thịt vào mướp đắng, sau đó cho vào nồi nước và đun chín với lửa vừa.
- Đến khi thịt và mướp đắng chín mềm thì cho hành lá vào, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
5. Canh cải xanh nấm hương
Món canh cải nấm hương cung cấp chất xơ và giàu protein, cải thiện tình trạng tăng đường huyết và mỡ máu cao cho những người bị tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau cải xanh
- 200g nấm hương tươi
- 1 củ cà rốt
- Hành củ
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Rau cải xanh, cà rốt rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
- Nấm hương cắt bỏ phần cuống, ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Phi thơm hành, xào nấm và cà rốt sau đó đổ một lượng nước vừa đủ để nấu canh.
- Đun đến khi nấm gần chín tới thì cho rau vào nấu với lửa vừa khoảng 2- 3 phút.
- Cuối cùng nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
6. Canh rau hẹ tôm khô
Rau hẹ chứa nhiều vitamin PP, C, chất xơ và một thành phần có tác dụng tăng hoạt động insulin ở tuyến tụy,giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi kết hợp rau hẹ với tôm sẽ trở thành một món canh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bị tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 150g hẹ tươi
- 30g tôm khô
- 2 miếng đậu phụ
- 1 củ hành tím
- 1 quả cà chua
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Hẹ tươi, cà chua rửa sạch và cắt khúc nhỏ.
- Phi thơm hành tím và xào sơ tôm rồi đổ một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi.
- Khi nước sôi thì cho cà chua, đậu phụ và hẹ vào nấu chín khoảng 2 - 3 phút.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Canh rau hẹ tôm khô
7. Canh bí đao rong biển
Canh bí rong biển có tác dụng bổ sung vitamin C, cải thiện tình trạng tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu, cân bằng đường huyết.
Nguyên liệu:
- ½ quả bí đao (loại vừa),
- 150g rong biển
- 2 bìa đậu phụ
- 100g thịt nạc heo xay
- Gia vị, hành tím
Cách thực hiện:
- Bí gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Rong biển ngâm nước tầm 5 phút cho nở bung rồi cắt thành miếng.
- Phi thơm hành tím rồi xào sơ thịt, sau đó cho lượng nước vừa đủ và đun sôi.
- Khi nước sôi thì cho bí và rong biển vào.
- Đun khoảng 5 phút, cho đậu phụ đã cắt nhỏ vừa ăn vào.
- Để nước sôi trở lại rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
8. Canh vịt hầm hạt sen
Thịt vịt và hạt sen đều là những thực phẩm rất giàu protein, chất xơ nhưng ít chất béo nên rất tốt cho người bị tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 500gr thịt vịt
- 150g hạt sen
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Thịt vịt rửa qua với rượu để bớt mùi hôi, sau đó rửa sạch với nước và để ráo.
- Hạt sen rửa sạch, loại bỏ tâm sen.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm, cho nước và gia vị vừa đủ.
- Bắc lên bếp và hầm trong khoảng 30 - 45p cho thịt và hạt sen nhuyễn.
9. Canh bồ câu nấu bắp cải
Thịt chim bồ câu có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều vitamin A, E, B1, B2, ít chất béo còn rau bắp cải nhiều chất xơ. Sự kết hợp giữa thịt chim bồ câu và bắp cải tạo nên một món canh giàu dưỡng chất cho người tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 2 con bồ câu sữa
- ½ chiếc bắp cải nhỏ
- 1 củ cà rốt
- 10gr nấm rơm
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Làm sạch bồ câu, sau đó chia tư.
- Cà rốt, bắp cải rửa sạch, cắt miếng từ 2 - 3 đốt ngón tay rồi chần qua nước sôi.
- Nấm rơm cắt đuôi, bổ dọc rồi rửa sạch.
- Cho tất cả nguyên liệu và gia vị vừa ăn vào nồi nhỏ, cho thêm lượng nước vừa đủ và đun kiểu hầm khoảng 15 phút.
Canh bồ câu nấu bắp cải
10. Canh ngưu bàng nấu củ cải
Canh ngưu bàng nấu củ cải cung cấp đạm, chất khoáng, chất béo, chất xơ và hydrocarbon giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa bệnh hiệu quả, chống lão hóa, cao huyết áp.
Nguyên liệu:
- 100g ngưu bàng
- 100g củ cải trắng
- 100 cà rốt
- 50g đậu tương non
- 100g sườn
Cách thực hiện:
- Ngưu bàng, củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.
- Sườn rửa sạch rồi trụng qua nước sôi để khử mùi.
- Ninh sườn tầm 15 phút, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nấu thêm 15 - 10 phút để chín mềm.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
11. Canh gà hầm kỷ tử
Canh gà không chỉ chứa nhiều protein mà còn tạo ra axit amino giúp kích thích quá trình bào chế Insulin, kiểm soát đường huyết còn kỷ tử có tính oxy hoá cao. Kết hợp gà cùng kỳ tử sẽ giúp hạn chế các biến chứng dễ mắc phải cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- 1.5kg gà mái non
- 15g kỳ tử
- 1 củ cà rốt
- Hành củ, gia vị
Cách thực hiện:
- Gà rửa qua với nước muối, sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch.
- Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho lượng nước vừa đủ vào và hầm đến khi chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn các món canh tốt cho người tiểu đường. Bạn hãy bổ sung các món canh này vào thực đơn ăn uống hằng ngày để đa dạng thực đơn giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và kiểm soát lượng đường trong máu.
Xem thêm: