Chỉ số đường huyết có liên quan đến nhiều loại bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là tiểu đường. Chúng ta cần theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết để có thể nhanh chóng phát hiện những thay đổi bất thường. Có không ít người thắc mắc liệu chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm để chủ động hơn trong việc điều trị, đảm bảo an toàn sức khỏe. Hãy cùng tham khảo tư vấn từ chuyên gia của Nhà thuốc Việt trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Trước khi giải đáp câu hỏi này, bạn cần biết được chỉ số đường huyết là gì? Mỗi cơ quan trong cơ thể sẽ đảm nhận một chức năng chuyên biệt. Trong đó, gan, tụy và cơ là những cơ quan tham gia vào quá trình sản xuất, điều hòa hàm lượng đường trong máu.
Hai cơ quan gan và cơ có vai trò chuyển hóa lượng đường dự trữ để cơ thể sử dụng, còn tụy có tác dụng tác tạo ra các sản phẩm đó, giúp gan thực hiện đúng chức năng của mình. Tụy sẽ tiết ra các insulin để máu tiếp nhận và lưu trữ đường để ổn định đường huyết ở chỉ số an toàn.
Đó cũng là lý do giải thích tại sao dù lượng đường trong cơ thể chúng ta không cố định nhưng vẫn được giữ ở mức an toàn. Đường chính là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng nên để bảo vệ sức khỏe của mỗi người, một trong những việc cấp thiết nhất chính là kiểm soát lượng đường huyết trong máu được ổn định.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là thông tin cho biết hàm lượng đường glucose trong máu của mỗi người ra sao. Chỉ số này được đo vào từng thời điểm nhất định, thực hiện thông qua các biện pháp xét nghiệm máu. Trong khoa học, đơn vị dùng để đo chỉ số đường huyết là mg/dL và mmol/L.
Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Để biết được chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm, bạn cũng cần bổ sung thông tin về chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường. Ở một người trưởng thành khỏe mạnh, trong từng thời điểm chỉ số đường huyết sẽ là:
- Trước bữa ăn: dao động từ 90 – 130 mg/dl (5 – 7,2 mmol/l).
- 1 - 2 giờ sau khi ăn: < 180 mg/dl (10 mmol/l).
- Trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/dl (6 – 8,3 mmol/l).
- Trong khi đói: 90 – 100cmg/dL (5,4 – 6 mmol/l).
Chỉ số đường huyết ở người trưởng thành khỏe mạnh
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần vượt qua ngưỡng bình thường thì bạn đều phải hết sức thận trọng.
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Khi đường huyết tăng, đó có thể là dấu hiệu cơ thể cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Một người có chỉ số đường huyết tăng nếu nồng độ đường trong máu đo được khi đói cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) hoặc sau khi ăn 1 - 2 tiếng cao hơn 180 mg/dL (10 mmol/L).
Tình trạng này có thể xảy ra một cách đột ngột do cơ thể gặp một số vấn đề cấp tính như: do phẫu thuật, chấn thương (bỏng, cháy nắng), ăn quá nhiều carbohydrate, bị tác dụng phụ khi uống thuốc (như steroid hoặc thuốc lợi tiểu,...), do căng thẳng quá mức làm tạo ra nhiều hormone tăng lượng đường trong máu, kỳ kinh nguyệt thay đổi, cơ thể bị mất nước,...
Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu hay béo phì,...
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Mặc dù chỉ số đường huyết tăng cao có thể dẫn đến các tình trạng trên nhưng người ta thường nghĩ đến căn bệnh mãn tính nguy hiểm khác là đái tháo đường. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm hay chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao?
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2, chỉ số đường huyết của người bệnh khi đói sẽ cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) và sau khoảng 1 - 2 giờ ăn sẽ cao hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L).
Đối với những người bệnh có chỉ số đường huyết khi đói dao động trong khoảng 100 – 125 mg/mL thì đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu người bệnh không điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, lối sống thì sẽ rất nhanh phát triển lên giai đoạn tiểu đường type 2. Bạn cũng cần lưu ý rằng tiền tiểu đường có thể chữa được còn đái tháo đường type 2 thì không.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý tình trạng tăng đường huyết có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt cho đến lúc lượng đường trong máu tăng cao hơn 180 – 200 mg/dL (10 – 11,1 mmol/L). Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, suy giảm thị giác, mệt mỏi, đau đầu, cảm thấy khát thường xuyên, sụt cân, dễ bị nhiễm trùng,...
Tình trạng tăng đường huyết có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt
Các chuyên gia y học cũng cảnh báo rằng, người bệnh có thể sẽ rơi vào trạng thái hôn mê nếu chỉ số đường huyết đo được trên 250mg/dL. Nếu không điều trị nhanh chóng, tính mạng người đó sẽ bị đe dọa rất nguy hiểm.
Vậy nên, chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm cần phải căn cứ vào hàm lượng đường huyết trong máu tăng nhiều hay ít để có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài thì sẽ càng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm vết thương lâu lành hơn, thậm chí là phá hủy các dây thần kinh, mô, mạch máu, tác động đến nhiều cơ quan khác,... Cần lưu ý rằng, mạch máu bị tổn thương có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ,...
>>> Xem thêm: 7 bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết
Hậu quả khi chỉ số tiểu đường ở mức nguy hiểm
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm đã được giải đáp trong những thông tin trên. Vậy, khi chỉ số đường huyết ở mức nguy hiểm, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nào?
Hậu quả khi chỉ số tiểu đường ở mức nguy hiểm
Nhiễm toan ceton
Đối với nhiều người, nhiễm toan ceton là thuật ngữ rất xa lạ. Đây là một biến chứng mà người đái tháo đường type 1 thường gặp phải, đôi khi người đái tháo đường type 2 cũng bị. Nguyên nhân tình trạng này là do cơ thể không sản xuất đủ insulin.
Từ đó đã khiến glucose không đi vào các tế bào được nên không thể tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể, buộc cơ thể chúng ta phải phân hủy các chất béo để thay thế. Quá trình các chất béo phân hủy sẽ tạo ra axit có tên gọi là ceton.
Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường có thể khiến người bệnh bị hôn mê, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng.
Để phát hiện ra biến chứng này, người bệnh cần kiểm tra chỉ số đường huyết và lượng ceton trong máu hoặc kiểm tra nước tiểu. Một người có nguy cơ nhiễm toan ceton cao khi chỉ số đường huyết > 11,1 mmol/L và lượng ceton trong máu cao hơn 1,6 mmol/L.
Tăng áp lực thẩm thấu
Bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 thường xảy ra tình trạng tăng áp lực thẩm thấu. Nguyên nhân là do bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng gây nên. Khi đó, chỉ số đường huyết của người bệnh có thể cao lên đến 1000 mg/dL (55,6 mmol/L). Có thể sẽ đi tiểu rất nhiều lần để cố gắng loại bổ lượng đường thừa trong máu qua đường nước tiểu.
Nếu không điều trị kịp thời, việc tăng áp lực thẩm thấu có thể khiến người bệnh bị mất nước, hôn mê, tính mạng bị đe dọa. Vậy, chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm tới tính mạng con người? Nếu lượng đường trong máu cao hơn 300 mg/dL (16,7 mmol/L), không có dấu hiệu cải thiện dù đã tuân thủ hướng dẫn y học, bạn cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, chỉ số tiểu đường ở mức nguy hiểm có dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng khác như xơ vữa mạch máu, biến chứng ở tim mạch, mắt, thận, thần kinh,...
>>> Xem thêm: Đánh giá Top 6 máy đo đường huyết tốt nhất hiện nay
Biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết
Sau câu hỏi chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm thì những biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bệnh nhân bị đái tháo đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu thông qua việc áp dụng một số biện pháp sau:
Xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lý
Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn uống kiêng đường hợp lý dưới dây:
- Ưu tiên dùng carbohydrate lành mạnh chứa trong rau củ, trái cây, đậu, ngũ cốc,...
- Sử dụng thực phẩm từ sữa ít béo như sữa, pho mát.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ.
- Ăn các loại cá giàu axit béo Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá hồi, cá thu,...
- Hạn chế hấp thụ thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa hay chất béo bão hòa, Natri, Cholesterol, chẳng hạn như đồ ăn đóng hộp, xông khói, thức ăn nhanh (fast food),...
Xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lý
>>> Tham khảo thêm: [Giải đáp] Những loại rau người tiểu đường không nên ăn
Thường xuyên vận động
Có thể bạn chưa biết, các hoạt động thể chất có tác động rất lớn trong việc giảm lượng đường trong máu, đề kháng insulin. Bởi khi chúng ta tập thể dục, vận động, cơ bắp sẽ tiêu thụ đường trong máu để tạo ra năng lượng, nhờ đó tăng lượng khối cơ. Đồng thời, nó cũng giúp cơ thể người bệnh giảm đề kháng insulin và hàm lượng glucose trong máu.
Duy trì cân nặng ổn định, phù hợp
Các tình trạng thừa cân, béo phì đều có liên quan rất lớn tới nguy cơ bị mắc tiểu đường type 2. Một số nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh rằng nếu người béo phì, thừa cân giảm 5% khối lượng cơ thể sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ phát triển của bệnh đái tháo đường type 2. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra người bệnh tiểu đường khi giảm cân cũng đồng thời giảm lượng đường trong máu.
Duy trì cân nặng ổn định, phù hợp
Uống thuốc theo phác đồ điều trị
Một điều rất quan trọng khác để đường huyết luôn ở mức ổn định chính là bệnh nhân tiểu đường hoặc đang gặp vấn đề rối loạn dung nạp đường huyết phải uống thuốc đủ, đúng theo phác đồ điều trị. Nếu gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, tình trạng đường huyết thay đổi đột ngột trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Ngoài ra, nếu đang dùng insulin, bệnh nhân nên chuẩn bị sẵn glucagon và nguồn cung cấp đường nhanh như nước cam, viên nén glucose để phòng hờ khi đường huyết tụt xuống mức quá thấp.
>>> Tham khảo thêm: TOP 6 TPCN, thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay, được bác sĩ khuyên dùng
Những chia sẻ trong bài viết trên đây của Nhà thuốc Việt đã giải đáp câu hỏi chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm và cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan khác. Hy vọng đây là sẽ là điều hữu ích, giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe hoặc muốn tìm mua máy đo đường huyết chất lượng, uy tín thì hãy liên hệ ngay tới Nhà thuốc Việt theo một trong số hình thức dưới đây nhé!
- Website: https://nhathuocviet.vn
- Hotline/Zalo: 0985508450
- Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet