Nước lá vối là loại nước uống quen thuộc của người Việt, nhiều người sử dụng lá vối uống thay nước lọc hằng ngày. Bởi nước lá vối không chỉ có tác dụng giải khát đơn thuần mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống loại nước lá này. Vậy huyết áp cao có uống được lá vối không? Hãy cùng Hệ thống Nhà Thuốc Việt tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn bình thường. Chỉ số huyết áp được cho là tối ưu nhất ở người trưởng thành khỏe mạnh là 120/80 mmHg. Khi chỉ số đo huyết áp trên 140/90 mmHg là tình trạng tăng huyết áp. Chỉ số này có thể thay đổi, biểu thị cho tình trạng tăng huyết áp nặng hay nhẹ.
Tùy tình trạng tăng huyết áp và triệu chứng của từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ có thể không gặp triệu chứng hoặc triệu chứng quá mờ nhạt còn những người thường xuyên bị tăng huyết áp sẽ có những triệu chứng chung như:
- Hoa mắt chóng mặt.
- Loạng choạng, khó giữ thăng bằng, bước đi không vững.
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói.
- Một số người bệnh sẽ bị ngất xỉu.
Huyết áp cao
Lá vối là lá gì? Lá vối có tác dụng gì với sức khỏe?
Cây vối (tên khoa học Cleistocalyx Operculatus) là loài thực vật thân gỗ, mọc tự nhiên hoặc được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới. Các bộ phận từ lá, cành non, hoa, nụ của cây vối đều có mùi thơm đặc trưng vô cùng dễ chịu.
Các tác dụng của lá vối với sức khỏe như:
- Nhờ tính sát khuẩn tự nhiên, nước lá vối dùng để trị một số bệnh ngoài da, ngứa da, chốc lở.
- Lá vối có công dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
- Nước lá vối tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu, giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh gout.
- Lá vối có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.
- Lá vối chứa chất kháng viêm và chất chống oxy hóa giúp giảm đau đại tràng, đau bụng.
- Hoạt chất flavonoid trong lá vối có tác dụng ổn định đường huyết.
- Chất tanin trong lá vối cùng giúp giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Lá vối
Huyết áp cao có uống được lá vối không?
Với những lợi ích trên, bất cứ ai cũng đều muốn dùng nước lá vối thường xuyên để chăm sóc sức khỏe. Theo các bác sĩ, người cao huyết áp hoàn toàn có thể uống nước lá vối hàng ngày bởi vì:
Trong thành phần của lá vối không chứa các chất làm tăng huyết áp nên an toàn cho người bệnh.
Nước vối giúp tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể giúp người bệnh có một cơ thể khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt hơn.
Máu nhiễm mỡ hay gan nhiễm mỡ đều có thể dẫn đến biến chứng cao huyết áp, mà nước lá vối có tác dụng giảm mỡ máu, giảm mỡ gan. Do đó, uống nước lá vối cũng giúp giảm nguy cơ bệnh huyết áp cao trở nặng.
Chất tanin trong lá vối sẽ làm tốt nhiệm vụ ổn định huyết áp, do đó, người cao huyết áp uống nước lá vối cũng là một cách giúp giảm huyết áp tự nhiên.
Huyết áp cao có uống được lá vối không
Ai không nên uống nước lá vối để hạ huyết áp?
Theo các bác sĩ, nếu nằm trong các nhóm đối tượng dưới đây, bạn không nên dùng nước lá vối để hạ huyết áp:
- Bà bầu, trẻ em có cơ địa nhạy cảm không nên uống nước lá vối để tránh ảnh hưởng đến bài tiết và tiêu hóa.
- Lá vối giúp thúc đẩy chuyển hóa các chất, hỗ trợ giảm cân nên những người có cơ địa yếu ớt, người quá gầy, người suy dinh dưỡng không nên uống nước lá vối thường xuyên.
- Những người đang bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế uống nhiều nước lá vối.
- Những người mắc chứng khó ngủ, mất ngủ không nên uống nhiều nước lá vối.
- Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá vối để hạn chế tác dụng phụ.
Hướng dẫn cách nấu nước lá vối đúng cách
Nấu nước lá vối
- Rửa sạch một nắm lá vối tươi, ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch.
- Cho lá vối vào trong ấm, cho nước lạnh vào đun sôi rồi để nguội.
- Dùng uống hàng ngày.
- Bạn có thể sử dụng lá vối tươi hoặc lá vối khô đều được.
Cách nấu nước lá vối
Ủ lá vối trước khi dùng
Theo kinh nghiệm dân gian, để nước lá vối được thơm ngon hơn thông thường, bạn nên ủ qua lá sau đó mới tiến hành nấu nước. Lá vối ủ rồi phơi nắng sẽ có màu vàng đen, nấu lên làm nước thơm ngon hơn.
Cách ủ:
- Cách 1: Sử dụng lá vối. Rửa sạch sau đó cắt nhỏ rồi rửa lại giúp loại bỏ nhựa trong lá. Cho lá vối vào trong thùng rồi dùng rơm rạ phủ kín. Ủ trong vài ngày đến khi bạn nhận thấy lá chuyển thành màu đen thì mang rang nắng phơi khô. Việc ủ lá sẽ giúp chuyển hóa các hoạt chất trong lá vối thành chất có lợi cho cơ thể.
- Cách 2: Sử dụng lá vối và nụ vối. Cho nguyên liệu vào trong bao tải, buộc chặt rồi tiến hành ngâm nước trong khoảng 2 ngày. Tiếp đến bạn vớt nguyên liệu ra và tiến hành phơi nắng gần khô. Sau đó lại cho chúng vào trong ủ thêm 6 tiếng. Lá sau khi ủ phơi khô hoàn toàn rồi cho vào túi bảo quản sử dụng dần.
Lưu ý khi sử dụng nước lá vối cho người cao huyết áp
Người bị cao huyết áp có thể sử dụng nước lá vối nhưng dùng với lượng vừa phải, hạn chế tình trạng lạm dụng. Ngoài ra, khi dùng cần lưu ý một số vấn đề:
- Các hoạt chất có trong lá vối sẽ khiến bạn có cảm giác thèm ăn nhiều hơn, đồng thời cơ thể sẽ bị mất năng lượng, ảnh hưởng đến sinh hoạt nếu uống khi bụng rỗng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên uống sau khi ăn, không uống nước lá vối khi bụng đói.
- Không lạm dụng nhiều nước lá vối để tránh gây rối loạn chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Tốt nhất, hãy pha loãng nước vối trước khi uống, không sử dụng nước nấu đậm đặc.
- Không tự ý kết hợp nước lá vối với thuốc tân dược để tránh tương tác thuốc gây hại sức khỏe, những người đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Để ổn định huyết áp, bên cạnh uống nước lá vối, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, kết hợp thăm khám và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc "huyết áp cao có uống được lá vối không" và chia sẻ cách nấu nước lá vối chuẩn nhất. Mong rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn.