Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn khoa học: Nguồn gốc, công dụng và cách dùng

Bài viết thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền
Sinh vật luôn ẩn chứa trong mình những điều thú vị, đặc biệt là dược liệu đã được con người dùng từ hàng ngàn năm nay. Dù đã qua ngần ấy năm, nhưng những giá trị về chúng vẫn được bảo tồn và phát huy đến ngày nay. Trong đó, phải kể đến đông trùng hạ thảo, dược liệu quý được con người dùng trong suốt 2000 năm qua. Vậy thì, ngày nay dưới lăn kính của khoa học, chúng ta đã biết được bao nhiêu về nguồn gốc, công dụng, cũng như những cách dùng của chúng. Tất cả sẽ được Nhà thuốc Việt chia sẻ trong bài viết ngay sau đây.
 Đông trùng hạ thảo: nguồn gốc, công dụng và cách dùng
 
Đông trùng hạ thảo: nguồn gốc, công dụng và cách dùng

Đông trùng hạ thảo là gì? Có nguồn gốc từ đâu? 

Trong kho tàng dược liệu của y học thế giới, có một sinh vật gọi là đông trùng hạ thảo. Thoạt nhìn bạn sẽ tưởng chúng là một con sâu đã chết. Cũng có người nghĩ rằng đây là một loài cây cỏ mọc ra từ sâu. Nhưng cả hai đều không phải. Thực ra, đông trùng hạ thảo là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis (Ophiocordyceps sinensis) thuộc nhóm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng (sâu non) của một vài loài bướm thuộc chi Thitarodes

Như vậy, xét về bản chất đông trùng hạ thảo là một loài nấm sống ký sinh trên ấu trùng bướm. Do đó, phát tán bào tử là cách mà đông trùng hạ thảo duy trì thế hệ sau. Đây là một quá trình phức tạp, kéo dài từ mùa hè đến mùa đông.

 Đông trùng hạ thảo tự nhiên

Đông trùng hạ thảo tự nhiên

Quá trình hình thành đông trùng hạ thảo

Vào mùa hè, bào tử nấm sẽ được phát tán ngẫu nhiên và rải rác trên mặt đất. Tại đây, chúng phát triển thành thể dạng conidia lây nhiễm. Dần dần, nhờ nước mưa, bào tử nấm sẽ thấm sâu vào lòng đất chờ thời cơ xâm nhập ký chủ (ấu trùng sâu bướm).

 Chu trình sinh trưởng của đông trùng hạ thảo

Chu trình sinh trưởng của đông trùng hạ thảo

Mãi cho đến mùa Đông, khi trứng bướm bắt đầu nở thành ấu trùng thì thời cơ của nấm đã đến. Chúng hiên ngang đi xuyên qua lớp da của ấu trùng, hoặc cứ nằm đó chờ để được ăn. Sau đó thì như cá gặp nước, nấm bắt đầu sinh sôi nảy nở, ăn dần đến cạn kiệt dinh dưỡng trong ấu trùng.

Đến cuối cùng, toàn thân ấu trùng dần trở nên cứng lại và được bao phủ toàn bộ bằng sợi nấm. Để rồi, khi nhiệt độ bắt đầu ấm dần lên, tức là vào đầu mùa hè năm sau, từ ấu trùng nấm sẽ vươn mình ra khỏi mặt đất, tạo thành thể chùy trông giống như ngọn cỏ, được gọi là thể quả. Sau đó, chúng phát tán hàng triệu bào từ ra ngoài để bắt đầu một chu trình mới.

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo

Không chỉ có chu trình sinh trưởng dài, đông trùng hạ thảo còn phân bố rộng khắp thế giới. Chúng được tìm thấy ở châu Á, châu Úc và khu vực Đông Nam Á. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở vùng núi thuộc dãy Himalaya của Ấn Độ, Tây Tạng, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam và Cam Túc, nơi có độ cao từ 4000 - 5000 mét so với mực nước biển. 

Nhưng với giá trị kinh tế rất cao, cùng với sự khai thác gần như tận diệt như ngày nay thì đồng trùng hạ thảo thuần tự nhiên đang ngày càng trở nên quý hiếm. Hiện nay, chỉ còn vùng cao nguyên Tây Tạng và Bhutan là 2 nơi còn khai được chúng, nhưng cũng chỉ với số giới hạn ít dưới sự quản lí của cán bộ những nơi này. 

 Hình ảnh một số loại đông trùng hạ thảo

Hình ảnh một số loại đông trùng hạ thảo

Với bề dày lịch sử lên đến 2000 năm, đông trùng hạ thảo đã phát triển thành nhiều loài khác nhau. Ngày nay, người ta đã tìm được khoảng 750 loài, trong đó có 35 loài được ghi nhận là có tác dụng sinh học đối với người. Nhưng chỉ có 2 loài (Ophiocordyceps sinensis Cordyceps militaris) là được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất. Trong đó, Cordyceps militaris được gọi là Nhộng trùng thảo, còn Ophiocordyceps sinensis thường được gọi là đông trùng hạ thảo Tây Tạng. 

Đặc điểm của đông trùng hạ thảo

Như đã nói ở trên, đông trùng hạ thảo có nhiều loài, nên trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ tìm hiều về đặc điểm của đông trùng hạ thảo tự nhiên hay còn gọi là đông trùng hạ thảo Tây Tạng. Với bản chất là nấm ký sinh ở ấu trùng bướm, nên chúng có đặc điểm hình thể đặc trưng của sâu non, và một số điểm đặc biệt khác, như sau: 

 Đặc điểm của đông trùng hạ thảo

Đặc điểm của đông trùng hạ thảo

- Tổng thể bên ngoài, thấy rõ hình dạng con sâu, mọc ra từ đầu sâu là một cành nhỏ, giống như lá gọi là thể quả. Khi sấy có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Khi nếm có mùi vị ngọt của nấm khô, nhưng mùi lại thơm như mực khô. Nếu khi ăn thử mà đông trùng hạ thảo có mùi lạ, mùi thuốc bắc hay có lẫn mùi vị khó chịu thì đó đều là hàng giả.

- Phần thể quả: hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11 cm, dính liền với phần đầu sâu. Phần này rất dẻo dai, có thể dễ dàng tách ra thành từng sợi nhỏ. 

- Phần sâu non (ấu trùng): 

  • Hình như con tằm, dài 3 - 5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. 
  • Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng. Dễ dàng bẻ gãy, phần ruột bên trong căng đầy, hơi rỗng ở giữa, có màu trắng ngà 
  • Bề mặt sâu non có nhiều vằn khía, có khoảng 20 -30 vằn
  • Sâu non có tất cả 8 cặp chân, nhưng chỉ có 4 đôi giữa là rõ nhất, 3 đôi gần đầu như tiêu biến và có 1 cặp chân ở đuôi
  • Phần đầu trùng có màu khác với thân, riêng phần mắt có màu nâu đỏ (loại có nguồn gốc từ Bhutan) hoặc vàng (có nguồn gốc ở Tây Tạng), không lồi mà phẳng. 

Công dụng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là dược liệu được dùng hơn 2000 trong y học Trung Quốc. Chúng được sử dụng như một loại thuốc bổ, tăng cường sức khỏe cho người ốm yếu. Được dùng trong điều trị bệnh về gan, thận và cải thiện chức năng sinh lý nam giới. 

Nhưng mãi cho đến sau này, năm 1993 khi các vận động viên điền kinh ở Trung Quốc phá vỡ kỷ lục mới khi dùng đông trùng hạ thảo, thì dược liệu này mới được toàn thế giới chú ý đến. Từ đó đến nay, rất nhiều những công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định, cũng như kiểm chứng tác dụng của chúng. Để rồi, từ báo cáo tổng hợp vào năm 2020 trên NIH (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ) đã đưa ra những công dụng của đông trùng hạ thảo như sau: 

 Công dụng của đông trùng hạ thảo

Công dụng của đông trùng hạ thảo

Bồi bổ cơ thể và chống mệt mỏi

Khả năng bồi bổ của đông trùng hạ thảo có được nhờ lượng dưỡng chất phong phú có trong nấm, cụ thể như sau:

  • Cung cấp đến 17 loại acid amin, đáp ứng gần như đủ 21 loại acid amin mà cơ thể cần.
  • Chứa nhiều nguyên tố vi lượng như Se, Al,..
  • Lượng vitamin phong phú, dồi dào với hàm lượng lớn. Trong 100g nấm linh chi có thể cung cấp cho cơ thể  0,12g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K… 

Cùng với đó là khả năng tạo ATP, cung cấp năng lượng cho tế bào, đồng thời tăng cường hoạt động trao đổi chất giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi. Trong một số nghiên cứu lâm sàng, đã có những ghi nhận tích cực trên người mắc bệnh trầm cảm khi dùng phối hợp đông trùng hạ thảo và thuốc chống trầm cảm.  

Với những khả năng trên, cùng nguồn dinh dưỡng dồi dào, đã giúp đông trùng hạ thảo trở thành thực phẩm bổ dưỡng cho người bệnh. Vì vậy mà những bệnh nhân vừa khỏi bệnh, hay người suy dinh dưỡng thường bổ sung chúng trong chế độ ăn của mình. 

Tăng cường hệ miễn dịch

Những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh được khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch của đông trùng hạ thảo, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Đây là kết quả từ hàng loạt những quá trình phức tạp, trực tiếp tăng cường các phản ứng sinh hóa trong cơ thể để nâng cao hệ thống miễn dịch. Bạn có thể hiểu chúng củng cố hệ miễn dịch một cách cơ bản như sau: 

  • Nâng cao hoạt tính của đại thực bào, quá trình tiêu diệt vi khuẩn có hại của cơ thể
  • Làm tăng nồng độ kháng thể IgG, IgM - yếu tố tham gia vào quá trình miễn dịch tế bào. 
  • Vitamin A và C tham gia tạo rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus. 

Do đó những người thường xuyên bị bệnh vặt, người cao tuổi có thể dùng đông trùng hạ thảo để tăng cường sức khỏe của mình. 

Chống oxy hóa

Gốc tự do - khái niệm nổi lên gần đây để nói về tác nhân gây ra bệnh tật và sự lão hóa của con người. Để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của gốc tự do cần sự tham gia của các chất chống oxy hóa. Thực phẩm, đặc biệt là dược liệu sẽ cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa cho cơ thể. Trong đó, không thể bỏ hợp chất sinh học có tác dụng chống oxy hóa trong đông trùng hạ thảo. 

Các chất thuộc nhóm Polysaccharide là “linh hồn” tạo nên khả năng chống lão hóa của đông trùng hạ thảo. Qua hàng loạt nghiên cứu từ ống nghiệm đến nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học đã khẳng định khả năng chống oxy hóa của những hợp chất này. Qua đó giúp cơ thế chống chọi lại với stress, giảm căng thẳng, tăng cường hoạt động của não bộ và chống lại những dấu hiệu lão của cơ thể. 

Kháng ung thư

Kháng ung thư là một trong những công dụng giúp đông trùng hạ thảo được nhiều người chú ý. Đây không chỉ là mối quan tâm của người tiêu dùng mà còn là tâm điểm của các nhà khoa học. Qua nhiều nghiên cứu, dù ở dạng tự nhiên hay nuôi cấy, đông trùng hạ thảo vẫn được ghi nhận có khả năng kháng ung thư.

Polysaccharide, Sterol và Adenosine là 3 hợp chất chính tạo nên tác dụng kháng ung thư của đông trùng hạ thảo. Ứng với từng tế bào ung thư khác nhau, các hoạt chất có trong đông trùng hạ thảo sẽ hoạt động khác nhau nhằm tiêu diệt chúng. Nhưng nhìn chung, chúng kích hoạt các quá trình trung gian trong hệ miễn dịch chẳng hạn như đại thực bào và một số quá trình khác để ngăn chặn sự phát triển của khối u, từ đó hạn chế sự di căn của tế bào ung thư.

Giảm đường huyết 

Theo thống kê gần đây của Bộ y tế, chỉ tính riêng trong năm 2021 đã có khoảng 5 triệu người Việt mắc tiểu đường. Một con số đáng báo động về thực trạng hiện nay của căn bệnh mạn tính này. Do đó, thực hiện lối sống lành mạnh, là biện pháp thiết thực nhất để bạn không trở thành “nạn nhân” của đái tháo đường. 

Bên cạnh xây dựng thực đơn, lối sống lành mạnh thì bổ sung những dược liệu có khả năng giảm đường huyết như đông trùng hạ thảo sẽ giúp bạn phòng tránh, cũng như điều trị đái tháo đường hiệu quả hơn. 

Điểm qua một số công trình nghiên cứu, bạn sẽ thấy khả năng giảm đường huyết của đông trùng hạ thảo cũng được ghi nhận và xác định trong các nghiên cứu từ ống nghiệm cho đến thử trên động vật. Từ đó, các nhà khoa học đã biết được tác dụng hạ đường huyết của đông trùng hạ thảo nhờ vào các hoạt động sau:

  • Tăng cường chuyển hóa đường bằng cách tăng hoạt động của các enzyme chuyển hóa đường bao gồm: glucokinase, hexokinase và glucose-6-phosphate dehydrogenase
  • Tăng cường độ nhạy của insulin và cải thiện khả năng dung nạp đường (glucose) qua đường uống. 
  • Ức chế quá trình tân tạo glucose (quá trình tạo đường từ gan)

Củng cố sức khỏe tim mạch

Sức khỏe tổng thể của tim mạch được quyết định một phần dựa vào lượng cholesterol trong máu. Hàm lượng càng cao, chứng tỏ bạn càng có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Bởi lẻ, bản chất cholesterol là chất béo, một khi có quá nhiều chúng sẽ bám lên thành mạch, làm hẹp lòng mạch gây ra huyết áp cao. Hoặc có thể tạo thành mảng xơ vữa chu du khắp nơi trong cơ thể, nếu không may bị ứ đọng tại não có thể gây ra đột quỵ, đọng lại ở tim gây ra nhồi máu cơ tim. 

Vì vậy mà, tác dụng củng cố sức khỏe tim mạch của đông trùng hạ thảo có được nhờ khả năng giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu bằng cách tăng cường HDL (cholesterol tốt), và giảm lượng triglyceride, VLDL, LDL (cholesterol xấu).

Hơn nữa, đông trùng hạ thảo còn kích thích sản xuất nitric và một số yếu tố nội mô làm giãn mạch. Nhờ vậy mà, tạo sự lưu thông máu dễ dàng hơn, hoạt động tim mạch cũng diễn ra trơn tru hơn. 

Cải thiện sinh lý nam

Khả năng cải thiện chức năng sinh lý phái mạnh của đông trùng hạ thảo hiệu quả đến mức  nhiều người gọi chúng là Himalaya Viagra. Chúng có khả năng điều chỉnh việc sản sinh và giải phóng các hormone sinh dục như testosterone, estrogen và progesterone - bộ 3 hormone đảm nhiệm duy trì chức năng làm ba của các đấng mày râu. Từ đó, kiểm soát hoạt động tình dục và phục hồi chức năng sinh lý bị suy yếu. Không những vậy, trong một số nghiên cứu, người ta còn nhận thấy số lượng và chất lượng của tinh trùng được cải thiện đáng kể khi dùng đông trùng hạ thảo. Những nghiên cứu lâm sàng trên người cao tuổi, người giảm ham muốn tình dục cũng nhận được kết quả khả quan.

Cách dùng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý hiếm từ xưa đến nay. Chúng cung cấp cho bạn rất nhiều giá trị khác nhau từ dinh dưỡng cho đến sinh học, phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Vì vậy mà sử dụng chúng đúng cách, là điều bạn cần lưu tâm để phát huy hết khả năng của đông trùng hạ thảo. 

Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo?

Mặc dù là dược liệu quý nhưng đông trùng hạ thảo không dành cho tất cả mọi người. Hầu hết bạn có thể dùng chúng như một loại thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt là người già, người bị suy dinh dưỡng, nam giới suy giảm chức năng sinh lý và người thường xuyên mắc bệnh vặt chẳng hạn như cảm cúm,...

Một số đối tượng không nên dùng đông trùng hạ thảo 

Một số đối tượng không nên dùng đông trùng hạ thảo

Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng cần đặc biệt thận trọng khi dùng đông trùng hạ thảo. Nếu thấy mình thuộc một trong những trường hợp dưới đây, bạn không được tự ý dùng đông trùng hạ thảo, mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Cụ thể các trường hợp như sau:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú. Người đang có ý định mang thai
  • Trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi.
  • Người đang mắc bệnh mạn tính. Vì đông trùng hạ thảo có khả năng tương tác với thuốc thuộc nhóm Nsaids, thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin, Clopidogrel,...), thuốc chống đông, chất ức chế MAO và một số loại thuốc khác
  • Người có cơ địa dễ dị ứng, đặc biệt là dị ứng với nấm
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật và vừa hoàn thành phẫu thuật 

Có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không?

Việc bạn có nên sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như bạn có đang dùng thuốc hay mắc bệnh mạn tính nào hay không, cơ địa dị ứng của mỗi người và một số vấn đề khác. Ngoài ra, liều dùng chính xác của đông trùng hạ thảo hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Do đó, để trả lời được câu hỏi này một cách thỏa đáng bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để sử dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất. 

Mặc dù liều dùng cụ thể của đông trùng hạ thảo chưa được xác định, nhưng trong các nghiên cứu trên người, các nhà khoa học dùng chúng với lượng trong khoảng 1 - 3g/ ngày. Những chế phẩm trên thị trường như viên nang hay cao uống cũng được phân liều và có liều dùng được nhà sản xuất nghiên cứu trước khi làm ra sản phẩm. Do đó, sử dụng liều theo từng chế phẩm thị trường là cách thức tốt nhất để bạn tránh được tác dụng không mong muốn của thảo dược này.  

>>> Có thể bạn quan tâm: Đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu? Mua đông trùng hạ thảo chính hãng ở đâu?

Cách dùng đông trùng hạ thảo đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Tùy theo đông trùng hạ thảo ở dạng nào, mà bạn có những cách dùng khác nhau. Nhưng chung quy lại sẽ có 2 cách dùng chính đối với đông trùng thô (nguyên con) là sắc (uống tương tự như trà) và ngâm rượu. Với những dạng chế phẩm hiện đại sau này như viên nang bạn chỉ cần uống trực tiếp. Công thức của một số cách dùng đông trùng hạ thảo cụ thể như sau: 

Đông trùng hạ thảo nguyên con

Với cách dùng này, bạn có thể dùng đông trùng hạ thảo nguyên con ở dạng tươi hoặc khô đều được. Cụ thể với một số cách làm như sau: 

Trà đông trùng hạ thảo

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có:

  • 6 đến 8 “con” đông trùng hạ thảo
  • 250 - 300ml nước sạch. 

- Bước 2: Các bước làm thực hiện sư sau:

  • Cho nguyên liệu trên vào nồi, đun sôi trong 1 phút, sau đó hạ nhỏ lửa đun tiếp trong 15 - 20 phút rồi tắt bếp. 
  • Lọc lấy riêng phần nước và xác. Dùng nước như trà, phần xác bạn có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào món ăn khác như cháo hay canh. 

 Trà đông trùng hạ thảo và rượu đông trùng hạ thảo

Trà đông trùng hạ thảo và rượu đông trùng hạ thảo

Rượu đông trùng hạ thảo 

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Bước 2: Thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa sạch và để ráo bình thủy tinh
  • Cắt bỏ phần đế của nấm trùng thảo và ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút sau đó để ráo
  • Cho đông trùng hạ thảo vào bình thủy tinh, đổ rượu đến khi ngập mặt nấm
  • Sau 1 - 2 tháng là bạn có thể dùng

Lưu ý: 

  • Thỉnh thoảng kiểm tra xem rượu có tình trạng nổi váng, nấm mốc hay không.
  • Cần đặt bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Chế phẩm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc làm chế phẩm, ngày nay đông trùng hạ thảo đã có mặt trong nhiều chế phẩm khác nhau trên thị trường với nhiều dạng dùng khác nhau. Tiêu biểu trong đó là viên uống đông trùng hạ thảo và cao làm từ đông trùng hạ thảo. Điều này giúp bạn định liều chính xác, tạo được sự thuận tiện trong quá trình dùng và giảm được giá thành của sản phẩm. 

Vì hàm lượng đông trùng hạ thảo trong từng sản phẩm là khác nhau, nên tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất bạn sẽ có cách dùng phù hợp nhất. Trong trường hợp cần thêm thông tin, hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng chúng. 

Mong rằng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng về đông trùng hạ thảo. Biết được nguồn gốc và công dụng của chúng, bạn sẽ phần nào hiểu hơn về giá trị lớn lao mà đông trùng hạ thảo đã, đang và sẽ mang lại cho sức khỏe con người. Cùng với những lưu ý khi dùng, Nhà thuốc Việt mong bạn sẽ sử dụng đông trùng hạ thảo một cách đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người sẽ có những đặc điểm riêng, tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân lại càng khác biệt. Điều này đặc biệt quan trọng với những ai đang mắc bệnh mạn tính. Do đó, để sử dụng đông trùng hạ thảo một cách chuẩn chỉnh nhất, phát huy tối đa được công dụng, cũng như tránh khỏi những sai sót khác, bạn có thể liên hệ với DƯƠC SĨ của Nhà thuốc Việt để được tư vấn cụ thể hơn, bằng các hình thức sau: 

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website: Nhathuocviet.vn

 Hệ thống Nhà thuốc Việt

Hệ thống Nhà thuốc Việt

Hơn 15 năm hoạt động trên thị trường dược phẩm, Nhà thuốc Việt luôn tự hào là một trong những nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt bán lẻ thuốc) sớm nhất do sở y tế TPHCM cấp phép. Với danh mục sản phẩm đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, chúng tôi luôn đảm bảo phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng một cách chu đáo nhất. 

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: 

1. Pubmed
2. Drug.vn

Cordyceps

>>>> Xem thêm bài viết về những dược liệu quý khác: 

1. Nấm lim xanh - Công dụng, cách dùng và giá bán hiện nay

2. Nấm linh chi: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

3. Sâm Hàn Quốc: Đặc điểm, thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng

 

Tham gia bình luận:

  • e7d2

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật