Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da nguy hiểm không? Cách chăm sóc ra sao?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Vàng da là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường, hiện tượng này đa phần sẽ biến mất khi trẻ được 1 - 2 tuần tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không? Cách chăm sóc như thế nào? Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, bài viết dưới đây Hệ Thống Nhà Thuốc Việt sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Cùng tham khảo nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Trẻ 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ có thể tham khảo:
  • Ở trẻ sinh non (sinh ra trước 38 tuần tuổi thai): Với nhóm trẻ này, khả năng chuyển hóa bilirubin không nhanh như những trẻ sinh đủ tháng. Thêm vào đó, trẻ sinh non thường bú ít hơn và đi tiểu ít hơn, do đó việc đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể sẽ chậm hơn trẻ bình thường.
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: Bất đồng hệ ABO xảy ra khi mẹ có kháng thể anti A, anti B chống lại hồng cầu mang kháng nguyên A hoặc B của trẻ. Bất đồng hệ Rh xảy ra khi mẹ có hồng cầu Rh-, còn con có hồng cầu Rh+.
  • Trẻ có tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhiều và nhanh hơn bình thường so với những trẻ sơ sinh khác: Tình trạng này có thể xảy ra sớm, ngay sau khi trẻ được sinh ra do những sang chấn trong lúc chuyển dạ, do thủ thuật đỡ sinh, thậm chí là trong lúc trẻ còn ở trong bụng mẹ.
  • Tăng tái tuần hoàn ruột gan do men Glucuronidase của vi khuẩn đường ruột chuyển hóa bilirubin trực tiếp ở ruột thành bilirubin gián tiếp và bị tái hấp thu trở lại.
  • Tình trạng thiếu men Glucuronyl transferase trong bệnh di truyền như Crigler Najjar, Gilbert hoặc trong các bệnh thứ phát như đẻ non, đẻ ngạt, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm toan máunặng.
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có thể do bệnh quánh niêm dịch, suy giáp bẩm sinh, vàng da ở trẻ do mẹ bị tiểu đường, do trẻ bị teo trong hoặc ngoài gan, teo đường mật bẩm sinh, trẻ mắc bệnh lý về gan như viêm gan virus, Toxoplasma, lao,…
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da do nhiều nguyên nhân

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da do nhiều nguyên nhân

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị vàng da kéo dài

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là làn da hơi vàng, nhìn qua sẽ khá giống với hiện tượng rám nắng. Tình trạng vàng da xuất hiện rõ ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng và lưỡi của trẻ. Thậm chí, ở một số trẻ, củng mạc mắt cũng bị chuyển màu ánh vàng.
Một số triệu chứng đi kèm như: phân có màu xanh lá cây hoặc xanh rêu, nước tiểu của trẻ sẫm màu,… Đặc biệt, khi bị vàng da, trẻ thường xuyên bỏ bú, ngủ rất nhiều, hay rơi vào trạng thái li bì. 
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị vàng da kéo dài

Trẻ sơ sinh vàng da kèm theo triệu chứng củng mạc mắt cũng bị chuyển màu ánh vàng

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau:

Tình trạng bại não cấp tính

Nếu trẻ bị vàng da kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường như quấy khóc, bỏ bú, sốt cao, ngủ không yên, không tập trung,... có thể dẫn đến tình trạng bại não cấp tính. Trong trường hợp vàng da nặng, bilirubin có thể xâm nhập vào não, gây nguy hiểm cho các tế bào não và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vàng da nhân

Khi nồng độ bilirubin vượt quá ngưỡng cho phép và gan không xử lý kịp thời, có nguy cơ bilirubin thâm nhập vào não, gây ra vàng da nhân. Bệnh lý này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho não và không thể phục hồi.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da phải làm sao?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da cần được điều trị sớm và có phương pháp chăm sóc phù hợp. 
Các phương pháp điều trị để giảm mức độ bilirubin trong máu trẻ sơ sinh bao gồm:

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp này sử dụng đèn phát ra ánh sáng quang phổ màu xanh lam để làm thay đổi cấu trúc và hình dáng các phân tử bilirubin thành dạng dễ bài tiết hơn. Khi chiếu đèn, trẻ chỉ được mặc tã và đeo miếng bảo vệ mắt.
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Tiêm Globulin miễn dịch qua tĩnh mạch

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da do sự bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và bé, bác sĩ thường chỉ định truyền tĩnh mạch immunoglobulin. Đây là một loại protein trong máu, có khả năng giảm nồng độ kháng thể, giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Truyền thay máu

Nếu trẻ không đáp ứng các phương pháp điều trị trên sẽ cần được truyền thay máu. Phương pháp này sẽ thực hiện bằng cách rút nhiều lần một lượng máu nhỏ từ trẻ và thay thế đồng thể với hồng cầu của người hiến. Từ đó, giúp làm loãng các kháng thể của bilirubin từ mẹ, giảm sự tán huyết do bất đồng nhóm máu.
Truyền thay máu điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Truyền thay máu điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Khi thấy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nhưng chưa hết vàng da, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau khi chăm sóc trẻ:
  • Nên tích cực cho trẻ bú thường xuyên, nên đánh thức trẻ để trẻ bú ngay cả khi trẻ đang ngủ, điều này sẽ giúp da của trẻ sáng dần lên. 
  • Phải đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng thông qua nguồn sữa mẹ, hạn chế dùng sữa công thức hoặc nước lọc để thay thế.
  • Nếu sau sinh sữa mẹ chưa có, có thể sử dụng sữa công thức để thay thế, tuy nhiên, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
  • Chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể của trẻ, đặc biệt giữ ấm cho trẻ hàng ngày.
  • Mẹ nên tắm nắng cho trẻ đúng cách và đủ giờ, thời điểm tắm có thể vào sáng sớm trước 8h và xế chiều, tuyệt đối không tắm nắng giữa trưa.
Mẹ nên tích cực cho trẻ bú thường xuyên

Mẹ nên tích cực cho trẻ bú thường xuyên

Trẻ sơ sinh bị vàng da khi nào cần gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
  • Tốc độ vàng da nhanh, mức độ vàng da rõ rệt, có thể bị vàng da toàn thân.
  • Vàng da không hết sau từ 1 tuần (với trẻ sinh đủ tháng) đến 2 tuần (với trẻ sinh thiếu tháng).
  • Vàng da kèm theo các dấu hiệu bất thường như co giật, hôn mê, gồng cứng người, ngủ li bì, sụt cân, xuất huyết, xanh tái, hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm, nhịp thở nhanh, chướng bụng, bú kém, nôn, ngưng thở, …
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Nếu bé có dấu hiệu vàng da, cha mẹ hãy đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng vàng da kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Xem thêm: 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật