Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Hướng dẫn 4 cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm nhanh chóng, an toàn

Ngạt mũi là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh khiến trẻ bị khó thở, chuyển sang thở bằng miệng và từ đó bị rối loạn ăn uống, giấc ngủ. Có rất nhiều phương pháp dân gian giúp chữa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh, trong đó sử dụng dầu tràm là phương pháp được nhiều người áp dụng vì mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho trẻ. Dưới đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ chia sẻ cho bạn cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm hiệu quả, an toàn nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị nhiễm lạnh. Vì độ tuổi này cấu tạo khoang mũi rất nhỏ nên rất dễ tích tụ chất nhầy, lấp kín không gian bên trong, các mạch máu, các mô khiến trẻ bị ngạt mũi. Ngoài nguyên nhân chính này, một số tác nhân dưới đây cũng có thể làm trẻ bị ngạt mũi:
  • Trẻ bị cảm cúm.
  • Bị ảnh hưởng của không khí khô do thời tiết hoặc bật điều hòa quá lâu.
  • Trẻ bị dị ứng phấn hoa, mùi hương hoặc một món ăn nào đó.
  • Môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá, nước hoa,...
  • Trẻ bị nhiễm virus.
Để giúp trẻ chấm dứt được các triệu chứng khó chịu của bệnh nhanh chóng, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm có hiệu quả không?

Dầu tràm từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có ngạt mũi. 
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá, cành và thân của cây tràm, mang lại khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm rất tốt, giúp điều trị tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Dầu tràm chứa hai hoạt chất hóa học là α-Terpineol và Eucalyptol. Trong đó, α-Terpineol đem lại tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn mạnh, Eucalyptol có khả năng tiêu đờm, sát khuẩn nhẹ. Nhờ đó, dầu tràm mang lại hiệu quả trong việc chữa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.
Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm còn có thể ức chế sự hoạt động của virus cúm, giảm các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi rất tốt. Ngoài ra, dầu tràm cũng có thể giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa và điều trị những triệu chứng cảm mạo thông thường.

Điểm danh 4 cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Sử dụng dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao và an toàn cho bé, cha mẹ nên áp dụng theo các cách dưới đây.

1. Xông hơi phòng bằng dầu tràm

Trong tinh dầu tràm có những hoạt chất có tính kháng khuẩn nên sẽ giúp làm sạch những tác nhân gây hại có trong không khí.
Nhỏ vài giọt vào đèn xông tinh dầu, máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương để tinh dầu lan tỏa khắp không gian phòng. 
Điều này sẽ giúp trẻ giảm được tình trạng ngạt mũi, phòng ngừa cảm mạo, giúp giảm căng thẳng và có tinh thần sảng khoái hơn.
Xông hơi phòng bằng dầu tràm

Xông hơi phòng bằng dầu tràm

2. Nhỏ một ít dầu tràm vào gối hoặc khăn của trẻ

Để hỗ trợ tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể cho vài giọt dầu tràm lên gối sơ sinh hoặc khăn sữa đeo quanh cổ cho bé ngửi mùi. Khi mùi hương của dầu tràm đi vào khoang mũi sẽ mang theo những hoạt chất có lợi giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó giảm ngạt mũi và giúp các cơn cảm lạnh, cảm cúm sẽ nhanh khỏi hơn.

3. Pha dầu tràm với nước tắm của trẻ

Khi tắm cho trẻ, mẹ hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước ấm và cho trẻ ngâm mình vào đó. 
Việc cho trẻ ngâm mình như vậy giúp làm ấm người cho trẻ và hỗ trợ loại bỏ các triệu chứng ngạt mũi khó chịu. 
Lưu ý: Trong khi tắm, mẹ cần chú ý không để nước bắn vào mắt trẻ tránh cho trẻ bị cay mắt.
Pha dầu tràm với nước tắm của trẻ

Pha dầu tràm với nước tắm của trẻ

4. Massage tinh dầu tràm cho bé

Thông thường, đi kèm với nghẹt mũi, trẻ sơ sinh hay bị mệt mỏi và đau nhức cơ. Do đó, massage là liệu pháp giúp xua tan mọi phiền toái này ở trẻ. Việc massage với dầu tràm sẽ giúp bé giảm mệt mỏi và giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi của bé.
Cách thực hiện như sau:
  • Mẹ đặt bé nằm ngửa, cởi bỏ lớp áo quần.
  • Nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay.
  • Massage nhẹ nhàng lên bụng, ngực, lưng, lòng bàn tay và chân bé.
  • Sau khi massage xong nên mặc quần áo ngay để tránh bé bị lạnh.
Massage tinh dầu tràm cho bé

Massage tinh dầu tràm cho bé

Lưu ý khi dùng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh 

  • Vì tinh dầu tràm rất đậm đặc mà làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên bố mẹ không nên thoa trực tiếp dầu lên da bé, tránh tình trạng da bé bị bỏng và kích ứng. 
  • Bố mẹ có thể nhỏ chút dầu nền (dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho, dầu bơ) để pha loãng tinh dầu trước khi xoa lên lưng, ngực và gan bàn chân cho trẻ sơ sinh.  
  • Không nên dùng quá nhiều tinh dầu tràm, tránh để không khí nồng nặc mùi tinh dầu sẽ gây choáng váng. 
  • Mỗi lần chỉ nên dùng 3 - 4 giọt tinh dầu trà, số lần dùng tinh dầu tràm cũng không nên vượt quá 3 - 4 lần/ngày.  
  • Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cha mẹ nên chọn mua dầu tràm nguyên chất ở các địa chỉ uy tín,  để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng có trộn lẫn nhiều hóa chất độc hại.  
  • Tuyệt đối không pha dầu tràm với nước rồi nhỏ vào mũi trẻ bởi dầu tràm có thể gây cay xộc mũi, kích ứng niêm mạc mũi của trẻ. 
  • Nếu muốn nhỏ mũi hoặc xịt mũi cho trẻ, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng tốt cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Trên đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt vừa chia sẻ đến bạn một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm hiệu quả và an toàn nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp loại bỏ tình trạng ngạt mũi cho bé.
 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật