Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng thiết yếu. Do đó, việc tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Vậy mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh? Bài viết dưới đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt xin chia sẻ đến các mẹ một số loại thực phẩm mà các mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện.
Tác dụng diệu kỳ của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ sơ sinh
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến 24 tháng tuổi bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào và tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, cụ thể:
Chất đạm: Sữa mẹ chứa tỷ lệ cân đối hai loại Protein chính là đạm Whey, giàu kháng thể (60%) và đạm Casein (40%) giúp hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sơ sinh chuyển hóa đạm sữa dễ dàng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Chất béo: Phần lớn Axit Palmitic trong sữa mẹ tồn tại dưới dạng Sn-2 palmitate (OPO) dễ tiêu hóa, đảm nhiệm vai trò cung cấp năng lượng, bảo vệ sức khỏe đường ruột và thúc đẩy phát triển thể chất, trí não của trẻ.
Vitamin và khoáng chất: Sữa mẹ cũng chứa vô vàn vitamin và khoáng chất có lợi cho sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh như Canxi, Sắt, Vitamin A, Vitamin D,…
Chất bột đường: Lactose và Oligosaccharide là hai dạng chất bột đường chính trong sữa mẹ, giúp hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và xương khớp và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Các thành phần dinh dưỡng thiết yếu khác: Trẻ sơ sinh có thể hấp thụ một số kháng thể đặc biệt quý giá từ sữa mẹ như IgG, IgA, Lactoferrin, Lysozyme, Nucleotide… giúp tăng cường sức mạnh miễn dịch để trẻ tăng cân đều đặn và ít ốm vặt. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa đa dạng các loại enzyme và hormone để đảm bảo cơ thể hoạt động ổn định.
Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nhờ chứa các dưỡng chất kể trên, sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh như:
- Tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm nguy hiểm như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, cảm lạnh…
- Phát triển trí não và thể chất toàn diện.
- Thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng.
- Cân bằng chất béo, giảm tình trạng thừa cân, béo phì.
Mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh? Top 15 thực phẩm mẹ nên bổ sung
Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sữa mẹ và bé, khi xây dựng thực đơn mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống hằng ngày:
Nước
Nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể. Để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cả mẹ và bé, mẹ cần uống ít nhất 8 - 10 cốc nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 lít. Việc uống đủ nước sẽ đảm bảo cho mẹ có đủ dinh dưỡng để sản xuất sữa đặc và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Thịt gà
Thịt gà là nguồn cung cấp protein đa năng và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ đang cho con bú. Đặc biệt, hàm lượng vitamin B12 trong thịt gà còn giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu ở trong máu, hỗ trợ chức năng tế bào thần kinh. Ngoài ra, thịt gà còn chứa choline - một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Do đó, sử dụng thịt gà sẽ cung cấp nguồn choline cho sữa mẹ.
Thịt gà
Cam
Sử dụng nước cam sẽ giúp cơ thể bạn cung cấp năng lượng với một nguồn thiamin tự nhiên. Ngoài ra, cam còn là nguồn cung cấp nước rất tốt, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình mẹ cho trẻ bú sữa.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Mẹ có thể dùng bữa sáng lành mạnh và nhanh chóng bằng một bát ngũ cốc nguyên hạt với sữa chua hay sữa tách béo thơm ngon.
Quả óc chó
Quả óc chó là một trong số những món ăn nhẹ rất tốt cho bà mẹ cho con bú bởi hàm lượng chất xơ, chất béo lành mạnh và hàm lượng protein thực cao khá cao. Hàm lượng vitamin B6 có trong quả óc chó rất dồi dào, giúp trẻ hạn chế các vấn đề bất thường về hành vi và thần kinh như co giật, giật mình, cáu kỉnh,…
Quả óc chó
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen,.. chứa một chất hoạt động như estrogen, có tác dụng kích thích sự phát triển của tuyến vú. Ngoài ra, các loại đậu còn là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin B và chất xơ phong phú, góp phần củng cố hệ cơ xương, hệ tiêu hóa và tăng miễn dịch cho trẻ.
Cá hồi
Cá hồi không chỉ cung cấp nguồn protein chất lượng cao mà còn cung cấp axit béo omega 3 và DHA tốt cho sự phát triển não bộ và thị lực ở trẻ. Bên cạnh đó, cá hồi còn chứa selen, một chất giữ vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa hormone tuyến giáp, rất cần thiết trong giai đoạn đầu đời của trẻ.
Nấm
Ở giai đoạn cho con bú, việc sử dụng nấm sẽ cung cấp cho mẹ bỉm một số chất dinh dưỡng quan trọng như riboflavin. Sự thiếu hụt của riboflavin sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khiến cho trẻ tăng trưởng kém, giảm sự hấp thụ sắt một cách đáng kể.
Nấm
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh thường được hầm cùng móng giò để nấu canh; đu đủ chín ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố. Loại quả này lợi sữa, dễ ăn, chứa nhiều protein, chất béo, vitamin nhóm A, B, C, D, E…
Thịt heo, bò
Thịt heo, bò rất giàu đạm và các loại vitamin, giúp giúp bổ máu, kích thích sản xuất sữa vừa phục hồi sức khỏe sau sinh. Sau sinh mẹ đừng quên bổ sung loại thực phẩm này trong thực đơn.
Yến mạch
Yến mạch chứa một lượng lớn calo và đây chính là một loại “thức ăn thoải mái” mà mẹ bỉm không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, hàm lượng avenanthramide có trong yến mạch có tác dụng tăng cường sản xuất oxit nitric, làm tăng lưu lượng máu ở các tuyến vú.
Các loại sữa
Mẹ sau sinh nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa và các chế phẩm làm từ sữa mỗi ngày, tương đương 2 hộp sữa chua, 2 ly sữa (250ml/1ly). Trong sữa chứa dồi dào vitamin B, D, canxi tốt sức khỏe của mẹ và bé.
Măng tây
Măng tây chứa nhiều chất xơ, vitamin A và K, có khả năng kích thích các hormone tuyến sữa ở mẹ cho con bú, giúp cho lượng sữa mẹ tiết ra dồi dào, chứa đủ loại vi chất cần thiết cho cơ thể trẻ sơ sinh phát triển.
Măng tây
Gạo lứt
Gạo lứt chứa chất kích thích hormone làm tăng tiết sữa, đồng thời giúp cho mẹ nguồn năng lượng bị tiêu hao trong quá trình cho con bú.
Khoai lang
Ăn khoai lang mỗi ngày sẽ giúp mẹ sau sinh đảm bảo đủ nguồn sữa cho bé bú. Khoai lang không chứa chất béo và cholesterol, rất thích hợp với các bà mẹ đang muốn giảm cân, cải thiện vóc dáng sau sinh.
Nếu mẹ quan tâm đến vấn đề giảm cân sau sinh, vui lòng tham khảo bài viết: 10 mẹo giảm cân sau sinh đơn giản cho mẹ bỉm lấy lại vóc dáng
Mẹ cho con bú không nên ăn gì để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa?
Dưới đây là các loại thực phẩm mà mẹ bỉm sữa không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa.
Lá lốt
Lá lốt là loại lá làm mất sữa hàng đầu trong danh sách những thực phẩm làm mất sữa mẹ nhanh chóng.
Bạc hà
Trong thành phần bạc hà có một số chất làm giảm lượng sữa mẹ, thậm chí là gây mất sữa. Vì vậy, các mẹ hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa bạc hà kể cả kẹo, thuốc ho, tinh dầu,…
Rau cần tây
Loại rau này có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa, mẹ cũng cần tránh nếu gặp phải những món ăn chế biến cùng loại rau này.
Rau cần tây
Rau mùi tây
Khi đang cho con bú nếu mẹ ăn một vài lá thì không sao nhưng nếu ăn quá nhiều mùi tây sẽ có thể giảm lượng sữa tiết ra.
Lá dâu
Lá dâu loại lá thường được dùng làm mẹo dân gian để cắt sữa khi muốn cai sữa cho con. Các mẹ nên chú ý tránh ăn phải loại lá này.
Mì tôm
Mẹ cho con bú không nên ăn mì tôm bởi mì tôm cũng là 1 món ăn có thể khiến mẹ mất sữa. Nếu mẹ dùng thường xuyên loại mì không có thành phần lúa mạch sẽ khiến mẹ ít sữa.
Bắp cải
Không ăn quá nhiều rau bắp cải có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Sau sinh ăn cải bắp sẽ gây tổn hại tỳ vị, làm giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ.
Cá lớn
Các loại cá lớn có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu gây cản trở sự phát triển bình thường của não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ.
Măng
Măng là loại rất độc hại, cứ 1kg măng củ chế biến không đúng cách chứa lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ.
Chocolate
Cafein có trong socola sẽ khiến cho quá trình hấp thu dẫn và chuyển hóa chất dưỡng chất vào sữa mẹ cho con bú không hiệu quả. Ăn nhiều chocolate làm giảm sản lượng sữa mẹ khi đang cho con bú.
Chocolate
Thực phẩm cay nóng, mùi hăng
Các thực phẩm gia vị có tính nóng, cay như tỏi, hành, ớt có thể sẽ bị nhiễm mùi vào sữa mẹ, điều này khiến bé khó chịu bỏ bú. Ăn mức độ nhiều khiến cho bé bị đi ngoài và đầy.
Đồ uống có chất kích thích
Caffeine có trong cà phê và đồ uống có ga có thể nhiễm vào sữa mẹ, khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là không ngủ được và quấy khóc. Đồ uống chứa cồn làm giảm phản xạ tiết sữa của mẹ, gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và tăng cân bất thường.
Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc “mẹ ăn gì để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh” của các mẹ bỉm sữa. Chế độ dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sữa và sức khỏe của trẻ. Do đó, các mẹ hãy chủ động xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp lợi sữa và tăng cân tốt cho bé nhé.
Xem thêm: Top 5 loại kem tan mỡ bụng sau sinh an toàn, hiệu quả