Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Gai cột sống là một bệnh lý xương khớp đặc trưng bởi những cơn đau dai dẳng và khó chịu, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Để giảm thiểu các triệu chứng này, Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc giảm đau và các loại thuốc khác để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.
Để biết thêm về các loại thuốc trị gai cột sống hiệu quả và an toàn, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hệ thống Nhà thuốc Việt.
Điểm danh TOP các loại thuốc trị gai cột sống hiệu quả và an toàn
Tổng quan về bệnh gai cột sống
Gai cột sống là một trong những bệnh khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh xảy ra khi cơ thể chúng ta hình thành thêm các phần xương (gai xương) ở mặt ngoài (mặt lưng), và tại hai bên của cột sống hoặc tại các đốt sống.
Vì sao lại có sự hình thành các gai xương này? Đó là bởi vì bạn bị chấn thương cột sống hoặc chấn thương các đốt sống, gây nên tình trạng viêm, cũng như do canxi lắng đọng tại các dây chằng và gân xung quanh.
Gai cột sống là một bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cột sống, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng. Đây là căn bệnh xảy ra nhiều ở người cao tuổi (trên 60 tuổi). Nếu bệnh diễn ra sớm hơn, ở độ tuổi dưới 45 (độ tuổi trung niên), thì nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới, và sau đó thì ngược lại. Theo các nghiên cứu, thì nguy cơ mắc bệnh là tăng dần theo độ tuổi.
Hình ảnh gai cột sống
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác sau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì bệnh xảy ra do các đốt sống và vùng đĩa đệm phải chịu nhiều áp lực thường xuyên và lâu dài. Từ đó, sụn khớp và phần xương dưới sụn của các đốt sống bị tổn thương, hình thành các gai, gây chèn ép đĩa đệm, gây ra những cơn đau dai dẳng, kéo dài và hạn chế cử động của cột sống.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gai cột sống:
1/ Do tình trạng thoái hoá cột sống
Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị thoái hoá cột sống rất dễ hình thành gai cột sống. Đây được xem là nguyên nhân chính hình thành gai cột sống. Đó là bởi vì ở người bị thoái hoá cột sống thì phần sụn khớp tại đốt sống đã bị bào mòn nên dễ vỡ hơn ở người bình thường. Điều này sẽ kích thích quá trình tái tạo xương của cơ thể bằng cách lắng đọng canxi. Tuy nhiên, khi bồi đắp thì lượng canxi từng nơi tại cột sống nhận được sẽ khác nhau, với chỗ thiếu sẽ hình thành vùng khuyết trên xương, và chỗ thừa sẽ hình thành gai xương.
2/ Do yếu tố di truyền
Một số người do đặc điểm gen đặc biệt khiến đĩa đệm dễ vỡ hơn bình thường, điều này khiến khả năng hình thành bệnh gai cột sống dễ dàng hơn.
3/ Do chấn thương
Khi bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương hình thành sau tai nạn giao thông, có thể khiến đĩa đệm di lệch và thoát vị, khiến gai cột sống dễ hình thành hơn.
Chấn thương có thể dẫn đến bệnh gai cột sống
4/ Do bệnh viêm khớp cột sống mãn tính
Trong bệnh này, hai bề mặt cột sống dễ cọ xát hơn so với bình thường, khiến cơ thể sẽ tự điều chỉnh để giảm thiểu các áp lực này. Đây chính là tiền đề khiến đốt sống bị xơ hoá và dễ hình thành gai hơn.
5/ Do canxi lắng đọng tại cột sống
Đây là hiện tượng thường xảy ra ở người cao tuổi. Khi cột sống bị lão hoá, canxi có thể lắng đọng tại các dây chằng và gân xung quanh cột sống, gây ra tình trạng gai cột sống.
Biện pháp điều trị các bệnh gai cột sống
Theo các Bác sĩ, không có biện pháp nào có thể chống lại tình trạng lão hoá của cơ thể. Trong bệnh gai cột sống, có ba phương pháp điều trị chính đều tập trung vào việc hỗ trợ và làm giảm thiểu triệu chứng của bệnh là dùng thuốc, tập vật lý trị liệu để hỗ trợ thêm và phẫu thuật - khi gai cột sống đã quá to.
Việc điều trị nên được diễn ra càng sớm càng tốt thì tỷ lệ chữa khỏi gai cột sống sẽ cao hơn. Người từ 30 tuổi trở lên nên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
1/ Điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp bệnh gây đau, Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID, hoặc các loại thuốc giãn cơ và tăng cường nghỉ ngơi.
Các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID được nhận định là rất có hiệu quả trong việc giảm đau lưng và cổ do gai cột sống. Các thuốc thuộc loại này có thể kể đến như thuốc Ibuprofen, thuốc Paracetamol và Tramadol. Một số loại thuốc giãn cơ như thuốc Myonal, thuốc Eperison thường được chỉ định nhằm làm giảm tình trạng co thắt cơ liên quan đến bệnh gai cột sống.
Bệnh nhân bị gai cột sống nên dùng thuốc để kiểm soát cơn đau
2/ Điều trị không dùng thuốc
Trong các trường hợp bệnh không gây đau, thì bạn không cần phải uống thuốc. Nếu nằm trong phân loại này, thì các bệnh nhân sẽ được chỉ định tập phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu hay mát xa,... để hỗ trợ thêm.
3/ Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm phẫu thuật khi có sự chèn ép thần kinh, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Sau phẫu thuật, gai cột sống có thể mọc trở lại, vì thế bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ tái phát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tái khám định kỳ để được theo dõi và xử trí các biến chứng nếu có kịp thời.
Bệnh gai cột sống cần được phẫu thuật trong trường hợp nặng
TOP các loại TPCN và thuốc trị gai cột sống hiệu quả và an toàn
Dưới đây, Nhà thuốc Việt xin giới thiệu cho các bạn TOP các loại thuốc trị gai cột sống hiệu quả và an toàn, để các bạn tham khảo. Hãy cùng đi vào từng loại thuốc nhé!
1/ Thuốc Celecoxib 200mg Armepharco
- Giới thiệu:
- Đây là một loại thuốc giảm đau, kháng viêm được sản xuất bởi thương hiệu Armepharco.
- Sản phẩm có chứa hoạt chất là Celecoxib, giúp giảm đau và kháng viêm, thường được chỉ định trong các bệnh lý xương khớp.
- Thông tin:
- Thành phần: Mỗi viên chứa Celecoxib 200mg và phụ liệu vừa đủ.
- Cách dùng và Liều dùng: Sản phẩm được dùng đường uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, hoặc xa các bữa ăn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn uống liều đơn 100mg hàng ngày, 2 lần/ ngày. Nếu tình hình không được cải thiện, Bác sĩ có thể tăng liều cho bạn lên 400mg mỗi ngày.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Dạng bào chế: Viên nang.
Thuốc Celecoxib 200mg Armepharco
2/ Thuốc TRAPADOL Vinpharco
- Giới thiệu:
- Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinpharco) là một công ty dược được thành lập từ năm 1959. Hiện nay, công ty đã và đang khẳng định vị thế và uy tín của một doanh nghiệp dược phẩm chất lượng cao hàng đầu Việt Nam và đang vươn tầm quốc tế.
- Thuốc TRAPADOL là một sản phẩm thuộc nhóm giảm đau kháng viêm, thường được các Bác sĩ kê toa để giảm đau cho bệnh nhân mắc các bệnh lý xương khớp như bệnh gai cột sống.
- Thông tin:
- Thành phần: Mỗi viên chứa hoạt chất là Tramadol hydroclorid với hàm lượng 37,5mg và Paracetamol với hàm lượng 325mg, cùng tá dược vừa đủ.
- Cách dùng và Liều dùng: Sản phẩm được dùng đường uống, và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, Bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ, và không quá 8 viên hàng ngày.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Dạng bào chế: Viên nén dài bao phim.
Thuốc TRAPADOL Vinpharco
3/ Thuốc Meloxicam 7,5 IMEXPHARM
- Giới thiệu:
- Imexpharm là một trong những công ty dược nội địa hàng đầu Việt Nam hiện nay.
- Thuốc Meloxicam 7,5 là một loại thuốc giảm đau, kháng viêm của Imexpharm, chứa hoạt chất chính là Meloxicam giúp giảm đau hiệu quả trong bệnh gai cột sống.
- Thông tin:
- Thành phần: Mỗi viên chứa Meloxicam 7,5mg và phụ liệu vừa đủ.
- Cách dùng và Liều dùng: Sản phẩm được dùng đường uống vào thời điểm trong bữa ăn. Với người lớn, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng liều đơn 7.5mg/ ngày. Khi cần, Bác sĩ có thể tăng lên 15mg một ngày.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Thuốc Meloxicam 7,5 IMEXPHARM
4/ Thuốc Eperisone 50 SaVi
- Giới thiệu:
- Thương hiệu SaVipharm là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển khoa học - công nghệ, và ứng dụng thành công trong sản xuất dược phẩm tại Việt Nam.
- Thuốc Eperisone 50 SaVi là thuốc giãn cơ được sản xuất bởi SaVipharm, thường được chỉ định để chống co thắt trong bệnh gai cột sống.
- Thông tin:
- Thành phần: Mỗi viên chứa Eperisone 50mg, cùng tá dược vừa đủ.
- Cách dùng và Liều dùng: Sản phẩm được dùng đường uống vào thời điểm sau ăn. Nếu bạn là người lớn, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng 1 viên/ lần, 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trưa và tối. Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh liều theo tuổi và mức độ đau của bạn.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Quy cách: Hộp 5 vỉ x 10 viên.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Thuốc Eperisone 50 SaVi
Lưu ý cho người bị gai cột sống
Chúng ta đều biết rằng, khi tuổi tác càng cao thì càng dễ mắc bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, thông qua việc thay đổi lối sống và luyện tập đúng cách sẽ giúp phòng ngừa tình trạng thoái hoá này xảy ra sớm. Đó là bởi vì việc tập luyện nhẹ nhàng và ăn uống đúng cách giúp cột sống của bạn linh hoạt và dẻo dai.
Bên cạnh đó, người bị gai cột sống cần hạn chế việc tập luyện quá sức, đặc biệt là các bộ môn đòi hỏi dùng lực ở lưng như tập tạ vì có thể gây tổn thương cột sống nặng hơn. Người bị gai cột sống cũng cần tránh ngồi khom lưng, ngồi xổm, hay bê vác đồ nặng.
Việc kiểm soát cân nặng cũng được xem là một điều rất quan trọng mà người bị gai cột sống cần chú ý. Bởi, cân nặng được kiểm soát tốt sẽ tránh được tác động lên phần cột sống đã bị tổn thương.
Người bị gai cột sống không nên vận động mạnh
Thay lời kết
Bài viết đến đây là kết thúc. Trong bài viết, Nhà thuốc Việt chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về căn bệnh gai cột sống, các thông tin liên quan đến bệnh, và một số loại thuốc trị bệnh hiệu quả và an toàn. Từ đó, bạn sẽ thêm hiểu rõ các loại thuốc được Bác sĩ kê đơn và sử dụng tốt hơn.
Cảm ơn các Khách hàng và Độc giả đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với các Chuyên gia Tư vấn để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
---------------------------------------------
---------------------------------------------
---------------------------------------------
Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!
• Website: https://nhathuocviet.vn
• Hotline: 0985508450.
• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet
• Địa chỉ số 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM.
• Địa chỉ số 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM.