Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Coenzyme Q10 (CoQ10) là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền

Những năm gần đây, chất chống oxy hóa ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Nổi bật trong đó là Coenzyme Q10 (CoQ10). Những lời đồn đoán xung quanh chúng được người người, nhà nhà truyền tai nhau. Nhưng, dưới lăng kính khoa học Coenzyme Q10 thực sự có tác dụng gì. Chúng ta có thể bổ sung CoQ10 từ đâu. Nên dùng chúng như thế nào. Và những lưu ý để dùng chúng an toàn hơn. Tất cả sẽ được Nhà thuốc Việt chia sẻ trong bài viết sau, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Coenzyme Q10 (CoQ10) là gì?

Coenzyme Q10 (CoQ10) là chất chống oxy hóa tự nhiên mà cơ thể có thể tự sản xuất. Chúng là thành phần không thể thiếu để các enzyme khác hoạt động. Với tế bào, Coenzyme Q10 tạo ra năng lượng cần thiết cho tế bào phát triển khỏe mạnh. Với cơ thể, Coenzyme Q10 hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp thu gom và tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. 

Coenzyme Q10 (CoQ10) là chất chống oxy hóa

Coenzyme Q10 (CoQ10) là chất chống oxy hóa

Ngoài tên gọi là Coenzyme Q10, chúng còn có những tên khác như:

  • Q10 hay CoQ10
  • Vitamin Q10
  • Ubiquinone
  • Ubidecarenone

Dạo vòng quanh các cơ quan, chúng ta sẽ thấy CoQ10 có mặt ở hầu hết các mô. Tuy nhiên, lượng lớn Coenzyme Q10 tập trung nhiều ở tim, gan, thận và tuyến tụy. Một lượng ít hơn được tìm thấy ở phổi. 

Dù có nhiều là vậy, nhưng khi chúng ta già đi, lượng Coenzyme Q10 tự nhiên cũng giảm dần theo năm tháng. Do đó, khi bước vào tuổi trung niên, bạn nên bổ sung Coenzyme Q10 bằng thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung một cách thích hợp. Việc này sẽ hỗ trợ cơ thể rất nhiều trong việc hoạt động và phòng ngừa một số bệnh lý sẽ được trình bày ở phần sau.

Tác dụng của Coenzyme Q10

Những lời đồn đoán về Coenzyme Q10 có làm bạn hoang mang. Nếu có, hãy cùng Nhà thuốc Việt tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây nhé!

1. Bảo vệ tim mạch

Cho đến nay, bảo vệ tim mạch là tác dụng lớn nhất mà con người khai thác từ Coenzyme Q10. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) xếp Coenzyme Q10 vào nhóm thực phẩm bổ sung mang lại lợi ích tiềm năng cho bệnh nhân suy tim. 

Nghiên cứu tổng hợp trên Pubmed (Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ) cũng ghi nhận kết quả khả quan khi dùng Coenzyme Q10 cho bệnh nhân nhân suy tim. Nhìn chung, kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy giảm triệu chứng suy tim, giảm tỷ lệ tử vong và số lần phải nhập viện do suy tim. 

Bảo vệ tim mạch là tác dụng nổi bật của Coenzyme Q10

Bảo vệ tim mạch là tác dụng nổi bật của Coenzyme Q10

Như vậy, Coenzyme Q10 là chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch của bạn. Chúng có thể ngăn ngừa stress oxy hóa ở tim, giúp phòng ngừa bệnh lý ở tim mạch, cũng như hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh. 

Tuy nhiên, để dùng Coenzyme Q10 đúng cách nhất, tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là dùng trong thời gian dài. 

2. Giảm mệt mỏi

Dù bạn là người khỏe hay người bệnh thì mệt mỏi gần như là vấn đề thường gặp. Đây là triệu chứng thường gặp nếu bạn phải hoạt động nhiều, nhưng không được nghỉ ngơi hợp lý. 

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, so với người khỏe mạnh, những người bị mệt mỏi mạn tính có hàm lượng CoQ10 rất thấp. Do đó, khi bổ sung CoQ10 đủ lượng, tình trạng mệt mỏi của họ đã được cải thiện đáng kể. 

Như vậy, ngoài tốt cho tim mạch, Coenzyme Q10 còn giúp bạn cải thiện vấn đề mệt mỏi, giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Đó là lý do vì sao, trong sản phẩm bồi bổ thường bổ sung thêm Coenzyme Q10. 

3. Hỗ trợ bệnh lý Parkinson

Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi. Và là bệnh lý ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người ở Mỹ. Hiện nay không có liệu pháp nào được chứng minh là có thể giảm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, trong các thử nghiệm lâm sàng ở người, các nhà khoa học nhận thấy CoQ10 có thể làm chậm lại tiến triển của bệnh. Phát hiện hứa hẹn 

Những tác dụng khác của CoQ10

Những tác dụng khác của CoQ10

4. Hỗ trợ bệnh nhân ung thư

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, Coenzyme Q10 đã được chứng minh là có tác dụng như sau:

  • Bảo vệ tim khỏi nhiễm độc tim do anthracycline gây ra (anthracycline là một họ thuốc hóa trị bao gồm doxorubicin, có khả năng gây hại cho tim)
  • Kích thích hệ thống miễn dịch 

Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng Coenzyme Q10 trong điều trị bệnh ung thư vẫn còn hạn chế nhất định. Vì hiệu quả và mức độ đáp ứng của bệnh nhân vẫn còn trong quá trình nghiên cứu. Hy vọng tương lai không xa, Coenzyme Q10 có thể giúp ích nhiều hơn cho bệnh nhân ung thư. 

5. Tác dụng khác của CoQ10

Ngoài những tác dụng trên, theo như thông tin trên trang Drug.com, Coenzyme Q10 còn có một số tác dụng sau: 

  • Cải thiện triệu chứng về thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường
  • Giảm xơ cứng cơ, loạn dưỡng cơ
  • Hỗ trợ giảm đau nửa đầu
  • Hỗ trợ hạ huyết áp 
  • Giảm tổn thương mô sau phẫu thuật

Coenzyme Q10 có ở đâu?

1. Thực phẩm tự nhiên

Thực phẩm tự nhiên giàu Coenzyme Q10

Thực phẩm tự nhiên giàu Coenzyme Q10

Những thực phẩm thông thường bạn ăn hàng ngày đều chứa lượng CoQ10 nhất định. Trong đó, phải kể đến: 

  • Nội tạng động vật

Vì CoQ10 tập trung ở tim, gan, nên cơ quan nội tạng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng lớn Coenzyme Q10. Tuy nhiên, cơ quan nội tạng cũng chứa nhiều Cholesterol, do đó bạn không nên ăn quá nhiều. Sau đây là lượng CoQ10 có trong một số cơ quan nội tạng:

Cơ quan

Hàm lượng CoQ10 có trong100g

Tim bò

11,3 mg

Gan bò

3,9 mg

Tim gà

9,2 mg

Gan gà

11,6 mg

  • Các loại cá béo

Một số loại cá như cá hồ, cá thu và cá mòi sẽ rất giàu CoQ10. Trung bình, 100g thu cung cấp khoảng 6,75 mg CoQ10. Trong khi đó, 100g cá hồi có chứa 0,85 mg CoQ10. 

Ngoài ra, cá béo còn rất giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như chất béo bão hòa (chất béo tốt), vitamin B12, Kali và Sắt. Vì vậy mà bạn hãy tăng cường hơn món cá trong bữa ăn của mình để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể nhé!

  • Thịt

Không chỉ nội tạng, mà thịt cũng có chứa CoQ10. Vì CoQ10 có hầu hết các mô trong cơ thể. Dù vậy, bạn cũng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất hãy đa dạng nhóm thực phẩm, điều này giúp cơ thể bạn cung cấp được đầy đủ dưỡng chất khác, trong đó có CoQ10. 

Cụ thể lượng CoQ10 có trong cơ thể như sau: 

Loại thịt

Hàm lượng CoQ10 có trong 100g

Thịt bò

3,1 mg

Thịt gà

1,4 mg

Thịt heo (thịt lợn)

2,4 mg

  • Các loại rau

Nhiều loại rau có chứa CoQ10, nhưng đáng chú ý nhất là bông cải xanh. Khi ăn 100g bông cải xanh, bạn sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng  0,6 - 0,86mg CoQ10. 

  • Đậu nành

Đậu nành rất giàu protein thực vật. Không chỉ vậy, đậu nành còn chứa khá nhiều CoQ10. Cụ thể lượng Coenzyme Q10 có trong đậu nành là: 

Cách chế biến

Hàm lượng CoQ10 có trong 100g

Đậu nành luộc

1,2 mg

Đậu phụ (đậu hũ)

0,3 mg

Sữa đậu nành

0,25 mg

  • Các loại hạt

Bạn biết đấy, các loại hạt mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Và CoQ10 là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong nhiều loại hạt, điển hình như: 

Loại hạt

Hàm lượng CoQ10 có trong 100g

Hạt dẻ cười (quả hồ trăn)

2 mg

Đậu phộng

2,6 mg

Hạt vừng

1,7 mg

Sức khỏe tim mạch của bạn còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn. Điều này đặc biệt quan trọng ở bệnh nhân tăng huyết áp. Do đó, Nhà thuốc Việt mời bạn tham khảo thêm bài viết sau để biết được thực phẩm cần ăn và cần tránh khi bị cao huyết áp. Link bài viết: TẠI ĐÂY

2. Thực phẩm chức năng 

Bên cạnh thực phẩm thực nhiên, thì thực phẩm chức năng chứa Coenzyme Q10 là lựa chọn tối ưu hơn. Vì so với thực phẩm tự nhiên, TPCN chứa Coenzyme Q10 có những ưu điểm sau: 

  • Hàm lượng Coenzyme Q10 cao hơn 
  • Có liều lượng cụ thể, giúp bạn kiểm soát lượng CoQ10 đã cung cấp cho cơ thể
  • Tiện lợi hơn cho người dùng
  • Cung cấp đủ lượng CoQ10 với 1 viên uống, thay vì phải ăn lượng lớn thực phẩm tự nhiên
  • Có nhiều lựa chọn với hàm lượng CoQ10 đa dạng

Do đó, nếu có nhu cầu bổ sung CoQ10, bạn có thể tìm đến TPCN chứa CoQ10. Nếu chưa biết đâu là sản phẩm chất lượng, mời bạn tham khảo một số sản phẩm chất lượng được Nhà thuốc Việt lựa chọn từ nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay. 

Một số thực phẩm chức năng chứa CoQ10

Một số thực phẩm chức năng chứa CoQ10

Cách dùng Coenzyme Q10 (dưới dạng TPCN)

1. Đối tượng dùng

Bạn biết đấy, ở người trẻ và khỏe mạnh, cơ thể đã sản xuất đủ lượng Coenzyme Q10 tế bào cần. Chỉ khi chúng ta bắt đầu vào giai đoạn lão hóa, cơ thể mới bắt đầu giảm sản xuất Coenzyme Q10. Đó là lúc, bạn cần tăng cường bổ sung Coenzyme Q10 từ bên ngoài để duy trì hoạt động của tế bào. 

Ngoài ra, những người mắc bệnh lý mạn tính như suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường, Parkinson,... cũng có thể bổ sung Coenzyme Q10 như một thực phẩm bổ sung nhằm hỗ trợ giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe. 

2. Liều dùng Coenzyme Q10

Theo thông tin từ FDA, liều Coenzyme Q10 ở dạng thực phẩm chức năng dao động trong khoảng 30 - 200 mg/ ngày đối với người lớn trưởng thành. Thông thường, CoqQ10 được chia thành nhiều liều nhỏ, sử dụng 1 - 2 lần trong ngày. 

Liều dùng Coenzyme Q10

Liều dùng Coenzyme Q10

Tương ứng với mỗi sản phẩm, bạn hãy tham khảo cách dùng được nhà sản xuất ghi rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng. Tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc giảm liều khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế. 

3. Lưu ý khi dùng 

Để dùng Coenzyme Q10 an toàn hơn, bạn cần chú ý một số điều sau: 

Lưu ý khi dùng Coenzyme Q10

Lưu ý khi dùng Coenzyme Q10

  • Cẩn trọng khi dùng CoQ10 cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì đến nay, vẫn chưa có nhiều bằng chứng về sự an toàn của CoQ10 với đối tượng này.
  • Người có chức năng gan, thận suy yếu cần cẩn trọng khi dùng Coenzyme Q10
  • Không sử dụng đồng thời CoQ10 với các loại thuốc khác, vì chúng có thể gây tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như: 

- Axit béo omega-3

- Vitamin (đặc biệt là A, C, E hoặc K)

- Thuốc điều trị bệnh tim hoặc huyết áp

- Thuốc trị ung thư

- Thuốc chống đông máu (Warfarin, Coumadin, Jantoven)

  • Coenzyme Q10 có thể làm giảm huyết áp. Do đó, những bạn có cơ địa huyết áp thấp cần cẩn trọng khi bắt đầu sử dụng. 
  • Huyết áp cũng ảnh hưởng đến cơ thể bạn trước và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bạn cần ngưng sử dụng CoQ10 trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. 
  • Ngưng sử dụng ngay khi bạn bị tụt huyết áp, với biểu hiện đặc trưng như choáng váng, run tay chân, vã mồ hôi,...

Tác dụng phụ của Coenzyme Q10 

Coenzyme lành tính với hầu hết mọi người. Nghiên cứu dược động học cho thấy, bổ sung CoQ10 từ bên ngoài không ảnh hưởng đến tổng hợp CoQ10 nội sinh. Sau khi ngừng bổ sung, Coenzyme Q10 dư thừa cũng được cơ thể loại bỏ, ít có khả năng gây tích tụ để gây độc cho cơ thể. 

Cho đến hiện tại, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo do bổ sung CoQ10. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp gặp tác dụng phụ nhẹ khi dùng CoQ10, bao gồm:

  • Một số người bị mất ngủ khi dùng liều 100 mg/ ngày
  • Tăng men gan khi dùng liều 300 mg/ ngày

Một số tác dụng phụ khi dùng CoQ10

Một số tác dụng phụ khi dùng CoQ10

Một số tác dụng phụ phổ biến hơn khi dùng CoQ10, bao gồm:

  • Đau dạ dày, buồn nôn, ợ nóng, nôn mửa, chán ăn
  • Tiêu chảy
  • Phát ban da
  • Huyết áp thấp

Kết luận

Mong rằng khi đọc đến đây, bạn đã biết được Coenzyme Q10 là gì, chúng có tác dụng gì, được dùng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng. Hy vọng rằng, tất cả những kiến thức đó, sẽ giúp bạn sử dụng CoQ10 an toàn và hiệu quả. 

Tuy nhiên, dùng Coenzyme Q10 sao cho đúng, đặc biệt là với mong muốn hỗ trợ trong bệnh lý mạn tính chúng ta cần nhiều hơn thế. Do đó, để an tâm sử dụng, bạn hãy liên hệ với Dược sĩ tại Nhà thuốc Việt để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất, bằng một trong những hình thức sau:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0337250577

– Website: Nhathuocviet.vn

– Zalo OA:  https://zalo.me/2326937184300810408

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật