Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở người trưởng thành năm 2021 là 26,2%, tương đương với khoảng 17 triệu người và đang có xu hướng trẻ hoá. Nếu mắc cao huyết áp, chế độ ăn uống là một phần quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh, giúp làm giảm áp lực lên hệ tuần hoàn và hỗ trợ sự khỏe mạnh của tim mạch. Vậy cao huyết áp không nên ăn gì? Bài viết sau đây, hãy cùng Hệ thống Nhà Thuốc Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong các bữa ăn cho người cao huyết áp
Nguyên tắc dinh dưỡng của người cao huyết áp là chế độ ăn cần bổ sung đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, nạp ít natri và nhiều kali, giàu chất xơ.
Mức năng lượng dao động trong khoảng 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Trong đó:
- Thành phần đạm chiếm 15 – < 20% tổng năng lượng.
- Thành phần chất béo chiếm 20 – 25% tổng năng lượng. Trong đó: Acid béo bão hòa nên giảm thấp, đồng thời acid béo không bão hòa chiếm khoảng 7 – <10% tổng năng lượng. Cholesterol không nên quá 200mg/ngày.
- Đường bột chiếm tỷ lệ cân bằng tương đối với tổng năng lượng.
- Lượng chất xơ từ khẩu phần ăn nên chiếm khoảng 14g trên mỗi 1.000kcal.
- Lượng natri từ 1,6 đến dưới 2g trong 1 ngày.
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng. Chú ý bổ sung đầy đủ acid folic, vitamin B12, vitamin D, vitamin C.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong các bữa ăn cho người cao huyết áp
Huyết áp cao không nên ăn gì?
Người bị huyết áp cao cần hạn chế các thực phẩm, đồ ăn sau trong thực đơn ăn uống của mình để kiểm soát tình trạng bệnh.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê, thịt chó… được khuyến cáo là không tốt cho người huyết áp cao. Do hàm lượng dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này quá cao, có thể gây rối loạn mỡ máu, thúc đẩy bệnh huyết áp cao.
Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ có hàm lượng cholesterol cao, axit béo bão hòa. Sử dụng thực phẩm này sẽ khiến cho cholesterol trong cơ thể tăng cao dẫn đến bệnh mỡ máu, lòng mạch cũng bị xơ cứng, từ đó làm tăng huyết áp.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Muối
Những người bị huyết áp cao nên có chế độ ăn nhạt, hạn chế thực phẩm nhiều muối. Vì muối khi vào cơ thể, não bộ sẽ nhận tín hiệu “khát”, từ đó điều tiết thể dịch trong cơ thể. Nước bị tích trong lòng mạch làm thể tích máu tăng lên, lưu thông máu gặp khó khăn. Đây chính là nguyên nhân tăng áp lực lên thành mạch gây ra huyết áp cao.
Đường
Việc bổ sung đường quá mức có thể gây béo phì, trong khi đó huyết áp cao phổ biến ở đối tượng này. Do đó, để kiểm soát bệnh huyết áp cao, ngoài việc hạn chế ăn mặn thì người bệnh còn cần kiểm soát lượng đường bổ sung hàng ngày.
Đồ uống có cồn, rượu bia, nước ngọt có ga, trà đặc
Rượu bia, nước ngọt có ga khiến tim đập nhanh, máu bơm liên tục gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó, trà đặc cũng có tác dụng tương tự, hơn nữa chúng còn gây mất ngủ, bất an. Vì vậy, người cao huyết áp nên hạn chế hoặc tránh sử dụng nhóm thực phẩm này.
Huyết áp cao nên ăn gì?
Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người cao huyết áp mà bạn nên xem xét bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình:
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau diếp, rau chân vịt, rau xà lách, rau cải xoăn,…có hàm lượng kali lớn. Khi bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp trung hòa hàm lượng natri trong cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, từ đó hạ huyết áp.
Giấm táo
Giấm táo có tác dụng cân bằng độ pH của cơ thể, phá vỡ sự tích tụ chất béo, từ đó giảm áp lực lên thành động mạch, giúp cơ thể lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, trong giấm táo còn có thành phần axit axetic, được thử nghiệm lâm sàng trên chuột có tác dụng giảm cholesterol, đồng thời kiểm soát hiệu quả tình trạng huyết áp cao.
Việt quất
Việt quất chứa hàm lượng flavonoid dồi dào giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Việt quất
Chuối tiêu
Chuối tiêu rất giàu kali, rất tốt cho người bị huyết áp cao. Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả chuối kết hợp với bột yến mạch để bổ sung dinh dưỡng cho bữa sáng.
Nho
Trong thành phần của nho có chứa muối kali giúp giảm áp, lợi niệu, bồi bổ thêm lượng kali trong cơ thể.
Sữa không đường
Sữa cung cấp canxi, thành phần chất béo ít tốt cho khẩu phần ăn hàng ngày. Thay vì uống sữa có hàm lượng chất béo cao thì bạn nên dùng sữa ít chất béo và loại không đường. Có thể bổ sung thêm sữa chua để tốt cho hệ tiêu hóa của người bị huyết áp cao.
Cá béo
Các loại cá như cá thu, cá hồi chứa nguồn axit béo omega-3 và protein dồi dào, có tác dụng giảm viêm, hạ huyết áp, hạ triglyceride trong máu. Ngoài ra, trong cá hồi còn có hàm lượng vitamin D, có đặc tính giảm huyết áp hiệu quả. Do đó, bạn hãy bổ sung cá hồi trong thực đơn ăn uống hàng ngày để kiểm soát tình trạng huyết áp.
Cá hồi
Tỏi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong tỏi chứa khoảng 33 hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là allicin, S-allycysteine và chất chống oxy hóa có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Hằng ngày nếu bạn kiên trì ăn 2 tép tỏi sống hoặc uống 5ml tỏi ngâm dấm thì có thể duy trì huyết áp ổn định.
Yến mạch
Trong yến mạch có hàm lượng lớn chất xơ nhưng natri và chất béo thấp. Chính vì vậy, thực phẩm này trở nên cần thiết với người bệnh cao huyết áp.
Củ cải đường
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những người bị huyết áp cao nên sử dụng nước ép củ cải đường thường xuyên bởi loại củ này có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả trong 24h. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần ép củ cải đường uống hoặc chế biến món hầm, xào.
Cần tây
Nước ép cần tây có công dụng giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp nên người bệnh có thể duy trì sử dụng mỗi ngày. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch cần tây, giã nát rồi ép lấy nước hoặc có thể dùng cần tây xào với thịt.
Dầu oliu
Dầu oliu có chứa polyphenol, hợp chất chống viêm rất tốt trong việc làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Mỹ cho biết, khi sử dụng các thực phẩm là chất béo chưa bão hòa chứa dầu oliu và rau tươi sẽ tạo ra axit béo hạ huyết áp.
Cà rốt
Trong cà rốt có rất nhiều chất xơ và phức hợp các chất làm mềm thành mạch, có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu đồng thời cân bằng huyết áp. Đặc biệt, nước ép cà rốt có tác dụng giải khát, cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt ở người cao huyết áp. Bạn có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc chế biến món ăn.
Cà rốt
Nấm
Các loại nấm như nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ,… là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra, người bị mỡ máu cao cũng nên bổ sung hằng ngày để phòng chống xơ vữa động mạch.
Hành tây
Hành tây có tác dụng giảm sức cản ngoại vi, duy trì ổn định quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể. Từ đó, làm giảm huyết áp. Bên cạnh đó, trong hành tây còn có thành phần rutin – hoạt chất làm vững bền thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, xuất huyết não.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thực phẩm mà người bị huyết áp cao không nên ăn và nên ăn. Người bị huyết áp cao nên xây dựng chế độ ăn uống và kiêng cữ hợp lý để đem lại sức khỏe tốt. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thay đổi lối sống, cần sự tư vấn chuyên môn thì hãy liên hệ ngay với Hệ thống Nhà Thuốc Việt, các Dược sĩ của chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt tối ưu nhất để đẩy lùi bệnh tật.