Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Tổng hợp 20 điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian mà các mẹ bầu nên biết

Từ xưa ông bà ta đã đưa ra rất nhiều lời khuyên cho phụ nữ trong suốt giai đoạn mang thai mà cho đến nay vẫn còn được lưu truyền và áp dụng. Để biết và hiểu rõ hơn thì qua bài viết này các mẹ bầu hãy cùng Nhà Thuốc Việt tìm hiểu 20 điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian mà các mẹ bầu nên biết những điều này sẽ góp phần giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cũng như giúp trẻ sinh ra phát triển tốt nhất.

 

 20 điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian mà các mẹ bầu nên biết.

1. Không chụp ảnh khi mang thai

Theo một số quan niệm việc chụp ảnh khi mang thai thì trẻ sinh ra sẽ mất duyên. Nhưng các mẹ hãy quan sát trong thực tế thì có rất nhiều bà mẹ ông bố tương lai đều rất thích thú khoe hình các mẹ bầu trên mạng xã hội và quan trọng là những đứa con họ sinh ra rất đáng yêu. Mang thai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của mọi phụ nữ, do đó mẹ có thể lưu lại những kỉ niệm đẹp của mình để sau này có thể kể lại cho con của mình.

2. Không đeo trang sức 

Mẹ bầu kiêng đeo trang sức vì sợ con mất duyên hoặc là dây rốn quấn quanh cổ. Quan niệm này khiến nhiều mẹ bầu lo sợ nên không dám đeo trang sức trong thời gian mang thai. Tuy nhiên việc đeo trang sức giúp các mẹ làm đẹp cho bản thân cũng là một cách giúp thư giãn tinh thần bên cạnh đó thì các mẹ cần lưu ý: 

- Không đeo trang sức quá chật: Vì khi mang thai, mẹ bầu tăng cần rất nhiều và đặc biệt là tăng nhanh vào giai đoạn cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ không được đeo trang sức quá chật. Nếu không để ý tháo ra sớm sẽ có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu ở vị trí này.

- Đeo trang sức chất lượng: Đeo trang sức kém chất lượng thì hóa chất trên trang sức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như mẩn đỏ, da trở nên nhạy cảm hơn và tình trạng kích ứng da nếu nghiêm trọng có phải sử dụng thuốc kháng sinh mà những loại thuốc này lại không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu nên chọn những dòng trang sức thiên nhiên hoặc thủ công lành tính. Ngoài ra, đá phong thủy cũng tốt cho mẹ bầu vì chúng mang đến nguồn năng lượng tích cực giúp mẹ thêm mạnh khỏe và bình an.

- Không đeo trang sức cồng kềnh: Đeo trang sức cồng kềnh sẽ khiến cho mẹ cảm thấy nặng nề thậm chí, gây sự chú ý và dễ dẫn đến bị cướp giật hơn. Tốt nhất mẹ nên chọn trang sức nhỏ gọn, tinh tế, vừa tạo điểm nhấn mà cũng giúp mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

3. Không nên vừa đi vừa ăn 

Theo ông bà xưa thì phụ nữ mang thai không nên vừa đi vừa ăn để tránh sinh con rớt ngoài đường. Là một phụ nữ việc vừa đi vừa ăn có thể bị đánh giá không cao, nhất là khi mẹ đang phải khệ nệ mang vác thêm bụng bầu thì hình ảnh này trông không đẹp chút nào. Về vấn đề sinh con rớt hay không thì không liên quan đến thói quen vừa đi vừa ăn của mẹ.

Nếu các mẹ luôn miệng thèm ăn do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao thì nên chọn một nơi có không gian thoáng mát để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn bữa ăn.

 

 Không nên vừa đi vừa ăn khi mang thai

4. Không bước qua dây hoặc qua võng

Các cụ lớn trong nhà thường dặn các mẹ bầu không nên bước qua dây hoặc qua võng để tránh tình trạng dây rốn quấn cổ đây là tình trạng rất nguy hiểm đối với thai nhi. Tuy nhiên theo TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM “Khi em bé nằm trong buồng tử cung, thì buồng tử cung thì thể tích khoảng 1 lít đến 2 lít trong buồng tử cung vừa có thai vừa nước thì em bé ở trong đây cử động liên tục và quay qua quay lại tùy theo từng bé, có bé sẽ quay theo chiều kim đồng hồ có bé quay ngược chiều kim đồng hồ…thì lúc này dây rốn sẽ bị quấn từ từ” đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi và không liên quan đến việc bước qua dây hay qua võng.

Song đó lo lắng này không thừa khi mẹ có thể tránh những vấp ngã gây chấn động mạnh có thể xảy thai.

5. Không nên nằm ngửa

Không nên nằm ngửa vì nhau sẽ dính vào thai, mặc dù điều này không đúng nhưng cũng tránh được những ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi. Tư thế nằm ngửa tử cung mẹ bị chèn ép vào tĩnh mạch khoang dưới làm cản trở lưu khí huyết đến thai nhi dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc nằm ngửa còn có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ tương lai nên thay đổi thành tư thế sang nằm nghiêng bên trái. Tư thế nằm ngửa rất khó chịu nên tránh ngủ ở tư thê này trong thời gian dài.

Không nên nằm ngửa khi mang thai

>>> Xem thêm: 9 dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa mà mẹ bầu cần biết

6. Nên uống nhiều nước dừa, nước mía

Uống nhiều nước dừa, nước mía sẽ cho con làn da hồng hào, trắng trẻo. Mẹ bầu có thể bổ sung nhiều loại nước khác nhau trong thai kỳ để bù vào việc mất nước nhưng việc lạm dụng nước dừa và nước mía sẽ không tốt cho thai phụ lẫn thai nhi rõ nhất là ở tam cá nguyệt thứ nhất, thai phụ nên hạn chế uống nước dừa do cơ thể thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe của thai nhi chưa ổn định. Nước dừa có tính hàn, làm mát toàn thân nên dễ khiến tụt huyết áp và làm gân, cơ của người mẹ yếu đi; thậm chí gây đầy bụng, ốm nghén nặng.

7. Không nên ăn cà

Không ăn cà khi mang thai nếu không muốn con sinh ra bị cà lăm. Nhiều người cho rằng có một mối quan hệ nào đó giữa việc ăn cà và chứng cà lăm trong việc nói năng của trẻ, sự thật ngoài sự trùng hợp về tên gọi thì 2 chuyện này không có mối liên quan nào cả.

Tuy nhiên các mẹ cũng không nên ăn cà quá nhiều vì chúng vừa nghèo dinh dưỡng vừa có chứa chất gây độc có thể khiến các mẹ mắc chứng.  

Không nên ăn cà khi mang thai

8. Không nên ngồi trước cửa nhà 

Mẹ bầu không nên ngồi trước cửa nhà nếu không con sinh ra sẽ khó dạy. Điều này xuất phát từ mối quan hệ ý nghĩa của cánh cửa hướng đến sự yên ắng trong gia đình. Tuy nhiên để khẳng định việc này thì không dám chắc chắn.

9. Không ăn ốc, không ăn ổi

Không ăn ốc vì sợ con sẽ chảy nước dãi, không ăn ổi vì sợ con bị ghẻ. Khi mang thai nguồn dinh dưỡng của mẹ phải được đảm bảo đa dạng để trẻ có điều kiện hấp thu các chất khác nhau và nhờ đó phát triển khỏe mạnh. Việc ăn ốc có thể khiến mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh giun sán hoặc ăn ổi có thể dẫn đến bệnh viêm ruột thừa trong lúc mang thai cả hai điều không liên quan đến chuyện nhỏ dãi hay ghẻ như mọi người vẫn nghĩ.

>>> Xem thêm: Điểm danh 10 thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh

10. Ăn nhiều trứng ngỗng 

Đối với trứng ngỗng nhiều người cho rằng đây là thần dược cho trí thông minh của thai nhi.Bản thân hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng ngỗng thường thấp hơn trứng gà. Cùng với đó, trứng ngỗng có chứa nhiều các chất như là Cholesterol và Lipid. Đây là hai loại chất không được tốt cho vấn đề tim mạch của mẹ bầu. Nếu thường xuyên ăn trứng ngỗng, bà bầu có thể bị thừa cân, rối loạn Lipid trong máu, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,...

11. Không ăn tô, chén bị mẻ

Không ăn tô, chén bị mẻ để tránh trẻ sinh ra bị sứt môi. Dường như có một mối quan hệ tượng hình giữa việc ăn chén mẻ và dị tật sứt môi ở trẻ, thật ra đây là chỉ là một mối lo sợ thoái hóa vì khi trước điều kiện y tế chưa phát triển như bây giờ với không có cơ sở khoa học nên mọi người không nên lo lắng về vấn đề này.. Mặc dù vậy ăn tô, chén mẻ cũng có thể khiến các mẹ bầu không thấy ngon miệng.

 

Không nên ăn tô, chén bị mẻ khi mang thai

12. Không nên ủ rũ 

Một trong những điều kiêng kị khi mang thai là các mẹ bầu không nên ủ rũ khi mang thai nếu như không có khuôn mặt buồn bã. Điều này không dựa trên cơ sở khoa học, tuy nhiên các mẹ nên nhớ tinh thần của mẹ tác động rất lớn vào thai nhi nó có thể ảnh hưởng bình thường hoặc bất thường của trẻ, Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và lo lắng có thể tạo ra tình trạng tăng trở kháng động mạch tử cung, điều này ảnh hưởng đến dòng máu cung cấp cho bào thai. Hậu quả của việc này là sự phát triển của thai nhi trong tử cung có thể bị chậm lại và mẹ mang thai có nguy cơ tiền sản giật tăng lên.

Chính vì vậy, việc quản lý tâm trạng và cảm xúc trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Mẹ hãy tạo cho bản thân môi trường tích cực, tìm kiếm cách thư giãn và giảm căng thẳng, cùng với việc duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân đối. Tất cả những điều này đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

13. Xoa bụng bầu hằng ngày

Khi mang thai nhiều mẹ cũng yêu thích việc xoa bụng vì đó là phương thức đặc biệt của 2 mẹ con giúp mẹ cảm nhận được sinh linh bé nhỏ của mình đang lớn lên theo từng ngày trong bụng. Tuy nhiên theo Bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng Khoa Kế hoạch hóa gia đình - Bệnh viện (BV) Từ Dũ TPHCM, khuyến cáo "Trong thời gian mang thai, tuyệt đối nghiêm cấm hành động xoa bụng vì làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sảy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn"

Vì thế muốn thể hiện tình cảm với con các mẹ có thể trò chuyện dùng đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng để con có thể cảm nhận được tình cảm của bố mẹ 

14.Không được với người

Theo các lời khuyên từ ông bà thì các mẹ không được với người, vươn người nếu không thì trẻ trong bụng sẽ bị dây rốn quấn cổ. Việc dây rốn quấn cổ thì có nhiều nguyên nhân trong đó không bao gồm việc các mẹ cố với người làm một việc nào đó. Tuy nhiên trong thai kỳ, mẹ cũng không nên thường xuyên thực hiện hành động với tay cao hoặc nhón chân. Đây là thói quen của rất nhiều bà bầu khi muốn lấy các vật ở trên cao tuy nhiên điều này có thể gây 1 số nguy cơ không tốt cho mẹ và bé.

Theo 1 số chuyên gia thì việc với tay cao kết hợp với nhón chân để lấy các đồ vật sẽ khiến mẹ chỉ sử dụng các đầu ngón chân để giữ trọng lượng cơ thể. Việc này sẽ khiến trọng lực dồn xuống đầu ngón chân không tốt, đặc biệt là khi mang thai, trọng lượng cơ thể của mẹ tăng khá nhiều so với trước. Bên cạnh đó việc này còn dễ gây mất thăng bằng có thể khiến mẹ bị trượt ngã đe dọa đến sự an toàn của cả mẹ và bé, thậm chí gây nguy cơ sảy thai, sinh non.

15. Không nên đi du lịch xa

Việc đi di chuyển nhiều có thể khiến mẹ bầu đối diện với nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, dù vậy nhưng việc đi du lịch làm cho mẹ có tâm trạng tốt hơn, giảm căng thẳng khi mang thai thì mẹ cũng nên đi để cải thiện tinh thần tốt cho mẹ tốt cho con. 

Tuy nhiên các mẹ cần chú ý đến thời điểm thích hợp nhất là từ tuần 14 đến tuần 32 ngoài thời gian này nếu như các mẹ muốn đi du lịch thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ 

Không đi du lịch xa khi mang thai

>>> Xem thêm: Bà bầu có nên tập thể dục hay không ?

16. Không được trang điểm và tỉa chân mày

Nhiều người quan điểm rằng việc mẹ làm đẹp trong thai kỳ có thể khiến con mất duyên. Tuy nhiên ở một vài thời điểm thì các mẹ cũng có thể trang điểm để tươi tắn khuôn mặt nhưng trong trường hợp này các mẹ cần lưu ý kỹ, nên sử dụng những loại mỹ phẩm thiên nhiên, các loại mỹ phẩm dành riêng cho mẹ bầu, được kiểm nghiệm đầy đủ và phù hợp với da nhạy cảm thì không phải lo trang điểm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ. Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, sẽ giúp mẹ bầu không chỉ an toàn mà còn vô cùng xinh đẹp và trẻ trung.

17. Tránh xa tra đặc và cà phê

Một lượng nhỏ trà hoặc cà phê có thể không gây hại ngay cho trẻ và mẹ bầu nhưng nếu tích tụ từ ngày này sang ngày khác thì chất cafein trong đó có thể làm mẹ động thai. Cụ thể sử dụng caffeine khi mang thai với lượng trên 450mg / ngày (tương đương với 4 cốc cà phê hoặc 5 tách trà) có thể làm suy giảm chất lượng nhau thai. Sự tác động của caffeine trong giai đoạn trước làm tổ sẽ làm gián đoạn sự phát triển phôi sớm, cũng như chất lượng phôi nang bị tổn hại. 

Thêm vào đó, sự tác động của caffeine trong những tháng cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, ngôi thai ngược và gây khó sinh, tăng các triệu chứng ốm nghén, gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Tránh xa trà và cà phê khi mang thai

>>> Xem thêm: Chế độ ăn uống chuẩn theo từng tháng dành cho mẹ bầu

18. Kiêng các gia vị có tính nóng 

Các loại gia vị có tính nóng như: Ớt, tiêu, hồi hương, quê, bột ngũ vị hương… sẽ làm tiêu hao lượng nước trong đường ruột khiến cho khả năng tiết dịch vị trong dạ dày và đường ruột bị ảnh hưởng sinh ra tình trạng táo bón, nếu tình trạng táo bón nặng thì mẹ phải dùng lực rất nhiều lên phần bụng có thể dẫn đến các nguy cơ vỡ ối sớm và sinh non.  

19. Kiêng đi dự đám ma

Người xưa sợ bà bầu đi đám ma bị hơi lạnh hoặc bị người âm ám khi về nhà rất dễ bị suy nhược, nhiều người cho rằng quan điểm này lạc hậu nhưng ngày nay khoa học đã chứng minh rằng người xưa có lý, trong giai đoạn mang thai việc quyết định tham dự các sự kiện như đám tang cần được xem xét một cách cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu khi tham dự đám tang có thể đưa phụ nữ mang thai vào tình trạng tiềm ẩn với hơi lạnh, đặc biệt khi có sự tiếp xúc với xác chết. Hơi lạnh này thường là kết quả của phát tán vi khuẩn từ thi thể, và có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai phụ.

Bên cạnh đó, các sự kiện đám tang thường có sự tham gia đông đảo của nhiều người, và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các mầm bệnh tiềm ẩn. Do đó, việc tránh tham gia đám tang cũng là cách để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bà bầu.

Ngoài những khía cạnh về sức khỏe, quyết định này cũng giúp tránh khỏi những cảm xúc đau buồn và bi thương liên quan đến sự ra đi của người thân, giúp duy trì tâm lý ổn định trong quá trình dưỡng thai.

20. Không được ngồi xổm

Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai ngồi xổm thì con sẽ bị mất duyên nhưng thực ra thì các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Bởi vì ngồi xổm sẽ gây hại cho tử cung, cột sống, bụng dưới, bàng quang,... Đồng thời, ngồi xổm khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dễ làm cho mẹ bầu bị ngã và có nguy cơ bị sảy thai. Ngoài ra còn nhiều tác hại cho bà bầu và nguy cơ bị sảy thai như: Tăng áp lực đè lên tử cung, bàng quang, gây phù nề, giãn tĩnh mạch, gây đau xương khớp ở chân, gây tổn thương cột sống.

 Không được ngồi xỏm khi mang thai

Trong bài viết này là những điều kiêng kỵ trong nhân dân dành cho phụ nữ mang thai, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các mẹ. Bên cạnh việc theo dõi, cập nhất các kiến thức từ người thân bạn bè thông tin trên các trang mạng xã hội về thai nhi trong giai đoạn thai kỳ thì các mẹ bầu cần thường xuyên đi khám thai đầy đủ từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thai kỳ và chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Nếu các mẹ còn bất cứ thắc mắc hay gặp những vấn đề cần những lời khuyên từ các chuyên gia trong quá trình mang thai của mình thì các mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Dược Sĩ Nhà Thuốc Việt qua các hình thức sau: 

Địa chỉ: 

Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM

Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hotline: 0985508450

Zalo: 0985508450

Website: nhathuocviet.vn

Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!

>>> Xem thêm

 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật