Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Thuốc giảm đau và những lưu ý để sử dụng an toàn

Thuốc giảm đau có khả năng làm giảm nhanh các cơn đau dai dẳng do bệnh lý, chấn thương hay phẫu thuật gây nên. Sự ra đời của chúng đã giúp rất nhiều người vượt qua những đau đớn do bệnh tật. Tuy nhiên, bạn cần nắm được kiến thức về loại thuốc này để biết cách sử dụng an toàn và hiệu quả hơn, tránh các hiểu lầm gây hại cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc giảm đau qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về thuốc giảm đau
Tìm hiểu về thuốc giảm đau

1. Tìm hiểu về thuốc giảm đau

1.1. Thuốc giảm đau là gì?

Thuốc giảm đau là một loại dược phẩm được sử dụng giúp giảm nhanh các cơn đau cho người bệnh. Thuốc có tác dụng giúp ức chế các tín hiệu đau từ não bộ và mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế hoạt động riêng.
Có thể nói, thuốc giảm đau là một thành tựu to lớn của y học. Khi các mô tế bào bị tổn thương, các cơn đau dai dẳng sẽ kéo đến khiến người bệnh vô cùng khó chịu, sức khỏe tinh thần và thể chất cũng có thể bị suy giảm theo. Để giải quyết tình trạng này, thuốc giảm đau chính là giải pháp giảm đau nhanh chóng. Tuy không trị dứt cơn đau hoàn toàn, nhưng chúng có thể giúp bạn vơi bớt và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Thuốc giảm đau hỗ trợ một phần không nhỏ cho người bệnh vơi bớt cơn đau
Thuốc giảm đau hỗ trợ một phần không nhỏ cho người bệnh vơi bớt cơn đau

1.2. Trường hợp cần dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau hiệu quả nhưng cũng có mặt hại. Không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc khi gặp phải các trường hợp sau đây:
- Nhức đầu, cảm lạnh;
- Đau cơ, chuột rút, bong gân;
- Đau răng;
- Đau khớp, đau lưng do thoái hoá và thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa và chứng hẹp ống sống;
- Cơn đau do chấn thương, phẫu thuật hoặc sinh đẻ.
Dù cơn đau nhẹ hay nặng thì thuốc giảm đau vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng. Có nhiều loại thuốc giảm đau được sử dụng riêng cho từng trường hợp khác nhau. Thông thường, thuốc viên giảm đau sẽ phát huy tác dụng trong vòng 30 đến 60 phút, trong khi thuốc tiêm sẽ hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.

2. Các loại thuốc giảm đau thường gặp

2.1. Thuốc giảm đau không kê đơn

Loại này được sử dụng rộng rãi trong việc làm giảm các cơn đau nhẹ như đau đầu, cảm cúm, đau răng, đau bụng kinh,... Thuốc giảm đau không kê đơn được chia thành 2 nhóm sau:
Thuốc giảm đau có nhiều loại được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
Thuốc giảm đau có nhiều loại được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
- Paracetamol (Acetaminophen):
Được coi là thuốc giảm đau cơ sở, thường sử dụng điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cũng như trong các trường hợp cần hạ sốt, cảm, giảm đau nhẹ,... Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc hầu như không có tác dụng chống viêm, ngược lại với aspirin và NSAID.
- Nhóm NSAID (Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid):
Bao gồm các loại thuốc như: meloxicam, aspirin, diclofenac, indomethacin,… Thuốc nhóm này có hiệu quả chống viêm và các trường hợp đau nhẹ, trung bình: đau răng, đau nửa đầu, chấn thương nhẹ, đau vùng tai mũi họng. Tuy nhiên, nhóm NSAID có nhiều chống chỉ định cần được tôn trọng một cách nghiêm ngặt.

2.2. Thuốc giảm đau kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn này thường bao gồm các loại thuốc opioid và các thuốc không opioid. Trong đó, các thuốc opioid có tác dụng rất mạnh, chúng tác động lên não, tủy sống và ống tiêu hoá giúp ức chế các cảm giác đau. Thuốc giảm đau không kê đơn bao gồm các loại sau:
  • Morphine: thường sử dụng trước và sau khi phẫu thuật.
  • Oxycodone: dùng trong các trường hợp đau vừa đến nặng.
  • Codeine và Hydrocodone: thường được kết hợp cùng với thuốc paracetamol.

3. Uống thuốc giảm đau có hại không?

Thuốc giảm đau có những mặt lợi và mặt hại của nó. Bệnh cạnh việc giảm đau nhanh chóng, thuốc giảm đau cũng có thể kèm theo các tác dụng phụ, nhất là trong trường hợp bạn dùng sai cách và dùng quá liều quy định. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau đúng cách hoặc có sự chỉ dẫn của bác sĩ, thì chúng tương đối an toàn và rất ít gây tác dụng phụ.
Paracetamol là thuốc giảm đau an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc kháng viêm không steroid. Tuy nhiên, paracetamol không có tính kháng viêm nên NSAIDs vẫn là lựa chọn tối ưu trong việc giảm các cơn đau kèm viêm.

4. Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Khi dùng thuốc giảm đau, bên cạnh tác dụng làm giảm đau đớn cho người bệnh, chúng cũng thường mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như sau:
- Gây hại đường tiêu hoá và viêm loét dạ dày: sử dụng thuốc NSAID và aspirin với liều cao có thể gây tổn thương lớp màng nhầy làm xuất huyết ở dạ dày và đường tiêu hoá.
- Gây tổn thương gan: nếu dùng thuốc paracetamol đúng chỉ định thì chúng tương đối an toàn, nhưng dùng sai cách hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến huỷ hoại gan, thậm chí suy gan cấp.
- Suy giảm chức năng thận: dùng thuốc Paracetamol và ibuprofen trong thời gian dài có thể làm chức năng thận suy giảm.
- Ảnh hưởng tim mạch, gây tăng huyết áp, đột quỵ: phụ nữ sử dụng thuốc giảm đau không chứa aspirin sẽ tăng nguy cơ cao huyết áp gấp hai lần. Dùng paracetamol liều cao cũng liên quan tới các cơn đau tim, đột quỵ hoặc cao huyết áp. Tuy nhiên, paracetamol vẫn an toàn hơn thuốc giảm đau không steroid.
- Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra như: mệt mỏi, chóng mặt, dị ứng, phát ban da, ngứa, buồn ngủ.
Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc giảm đau có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

5. Những lưu ý về thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau chỉ thật sự an toàn và hiệu quả khi đi kèm với cách sử dụng đúng đắn. Nếu không, chúng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Chính vì vậy, người sử dụng cần phải lưu ý:
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rất quan trọng, ngoài ra bạn còn cần nắm rõ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để uống thuốc đúng cách.
- Không nên tự ý phối hợp các loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến tương tác thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.
- Người bệnh cần chủ động thông báo cho bác sĩ về các tình trạng sức khỏe đang có như viêm dạ dày, bệnh tim mạch và các loại thực phẩm chức năng, thuốc đang sử dụng kèm theo. Qua đó, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng của bạn.
Sử dụng thuốc giảm đau hỗ trợ một phần không nhỏ giúp người bệnh giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng thuốc một cách khoa học để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc giảm đau, bạn có thể đến hệ thống Nhà Thuốc Việt để nhân viên y tế và Dược sĩ tại đây tư vấn cho bạn cách lựa chọn loại thuốc giảm đau phù hợp. Nhà Thuốc Việt có đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp các sản phẩm về lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp.
Hệ thống Nhà Thuốc Việt
Hệ thống Nhà Thuốc Việt
Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến chăm sóc da hoặc cần tư vấn để lựa chọn sản phẩm phù hợp, xin vui lòng liên hệ với DƯỢC SĨ của chúng tôi theo các hình thức sau:
– Hotline: 0985508450
– Zalo: 0985508450
– Website: nhathuocviet.vn
Địa chỉ:
  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.

Tham gia bình luận:

  • 90b0
  • Hệ thống Nhà Thuốc Việt Ngọc Thùy: Shop giao hàng nhanh, tư vấn rất nhiệt tình nha. Like

    Hệ thống Nhà Thuốc Việt Hệ thống Nhà Thuốc Việt :Nhà thuốc Việt chào bạn Ngọc Thùy. Cảm ơn tin tưởng và sử dụng sản phẩm của Hệ thống nhà thuốc Việt. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
  • Hệ thống Nhà Thuốc Việt Mỹ Nhi: Em đang niềng răng, lúc đầu nhổ răng khôn có dùng paracetamol để giảm đau thấy rất hiệu quả mà không thấy có tác dụng phụ nào. Mọi người có thể tham khảo thử nha. Cám ơn nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình

    Hệ thống Nhà Thuốc Việt Hệ thống Nhà Thuốc Việt :Nhà thuốc Việt chào bạn Mỹ Nhi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm bên Hệ thống nhà thuốc Việt, cũng như nhận được những phản hồi tích cực từ bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật