Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Giải mã nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khi ngủ thường hay phát ra tiếng è è. Theo nghiên cứu y khoa thì đây là hiện tượng mà bất cứ trẻ nào cũng gặp phải. Nó không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đây là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp những bệnh nguy hiểm. 

Vậy nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Khắc phục tình trạng này như thế nào? Mời các mẹ cùng tham khảo thông tin được  nhathuocviet.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Lý giải được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è sẽ giúp mẹ thấy yên tâm
Lý giải được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è sẽ giúp mẹ thấy yên tâm 

Lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è

Trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, các tế bào thần kinh vẫn chưa thể biệt hóa vỏ não. Trẻ luôn có cảm giác chông chênh, liên tục ngọ nguậy, rướn và rặn è è khi ngủ. Thực chất, hiện tượng này không có gì đáng quan ngại.

Nhưng mẹ vẫn nên hiểu được những nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Nếu mẹ thấy lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và biết được hiện tượng này của con có bình thường hay không nhé.

Trẻ sơ sinh ngủ rặn è è do yếu tố sinh lý

Tư thế ngủ không đúng cũng khiến bé hay rặn è è khi ngủ
Tư thế ngủ không đúng cũng khiến bé hay rặn è è khi ngủ

Những yếu tố sinh lý dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è có thể kể đến như:

  • Tư thế ngủ của trẻ không phù hợp. 
  • Không gian nơi bé ngủ không yên tĩnh, ấm áp, thoáng khí và nhiều ánh sáng.
  • Nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng, lượng nước bọt tiết ra nhiều cũng sẽ khiến cho giấc ngủ của bé bị gián đoạn. Ngoài ra, khi lượng nước bọt tiết ra nhiều cũng sẽ khiến bé tạo ra âm thanh trong khi ngủ.
  • Bé đang rặn để đại tiện.
  • Bé đang trong giai đoạn tập nói. Lúc này não bộ của bé đang phát triển, trẻ bắt đầu muốn biểu hiện cảm xúc. Vì vậy ngay khi bé ngủ thì bé vẫn muốn nói.
  • Bé đang đói: Nếu như đêm bé đói bé sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng vặn mình, quấy khóc. Nếu mẹ đang thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è thì hãy kiểm tra xem bé có đói không nhé.

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è do bệnh lý

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến sinh lý, trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

Bé mắc trào ngược dạ dày: Bé sơ sinh với hệ tiêu hóa còn đang hoàn thiện từng ngày. Chính vì vậy, sau khi bé ăn no,trong khi ngủ có thể nôn ói, ngủ không ngon, quấy khóc cả đêm. 

Bé mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp: Khi bé mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ khiến cho mũi, họng có dấu hiệu xuất tiết. Trong khi đó, mũi của trẻ sơ sinh lại nhỏ. Vì vậy, khi bé thở sẽ tạo ra tiếng khò khè. Nếu mẹ đang đặt câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è thì hãy kiểm tra xem có phải con bị viêm đường hô hấp không nhé.

Hệ tiêu hóa có vấn đề: trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è có thể là do hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Bé bị mắc chứng táo bón. Nếu bé muốn đi đại tiện, bé buộc phải lo người lại, rặn è è để đẩy phân ra ngoài.

Nếu mẹ thấy trong quá trình bé đi đại tiện, phân cứng, phân có máu, bụng bé cứng, đầy hơi thì cần đưa con đến cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm nhất.

Trẻ sơ sinh rặn è è khi ngủ có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là hiện tượng bình thường và biến mất khi trẻ được 2-3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là hiện tượng bình thường và biến mất khi trẻ được 2-3 tháng tuổi

Nếu như mẹ đã xác định được nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là do sinh lý thì mẹ hoàn toàn yên tâm. Bởi hiện tượng này sẽ chấm dứt sau 2-3 tháng nữa.

Nhưng nếu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rặn è è khi ngủ có dấu hiệu liên quan đến bệnh lý với các biểu hiện như: ngủ ra nhiều mồ hôi trộm, bé hay giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc… Mẹ cần cho con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho việc phát triển lâu dài của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những di chứng để lại có thể kể đến như: hệ miễn dịch kém; bé chậm tăng cân; ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ kém tập trung…

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è mẹ nên làm gì?

Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è cũng như những ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe của bé, mẹ hãy áp dụng những giải pháp dưới đây để khắc phục cho con.

Cách khắc phục đối với bệnh lý

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Nếu nguyên nhân của tình trạng này do bệnh lý gây ra, mẹ có thể tham khảo và áp dụng các giải pháp sau:

Bổ sung canxi hàng ngày cho bé

Tắm nắng cũng là cách giúp tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể, hạn chế tình trạng rặn è è khi ngủ
Tắm nắng cũng là cách giúp tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể, hạn chế tình trạng rặn è è khi ngủ

Khi cơ thể bé thiếu canxi sẽ khiến xương khớp nhức mỏi. Lúc này bé ngủ cũng không ngon, hay vặn mình. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ cho con theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý bổ sung canxi cho bé khi chưa có chỉ định.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung canxi cho bé bằng cách tắm nắng hàng ngày. Thời gian thích hợp nhất cho con tắm nắng trong khoảng từ 6-8 giờ sáng và sau 17 giờ hàng ngày. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm sữa công thức cho bé để tăng cường lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Điều trị những tổn thương trên cơ thể bé

Một trong những nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là trên cơ thể bé có vết thương. Đó có thể là vết ngứa do côn trùng đốt, hăm tã, viêm mũi, viêm họng… Mẹ cần điều trị dứt điểm những tổn thương này trên cơ sở chỉ định của bác sĩ để giúp bé có giấc ngủ ngon nhất.

Cách khắc phục do nguyên nhân sinh lý

Cái ôm nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp con thấy an toàn và ngủ ngon hơn
Cái ôm nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp con thấy an toàn và ngủ ngon hơn

Để giúp cho bé yêu có giấc ngủ ngon, ngủ sâu, hạn chế tình trạng vặn mình hay rặn è è, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé. Tần suất thay tã là khoảng 2 giờ/ lần. Nếu bé đi đại tiện, mẹ cần thay tã và vệ sinh sạch sẽ cho bé.
  • Hạn chế mặc quá nhiều quần áo, mặc quá dày. Ba mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo có chất liệu mềm mại để mặc cho bé khi đi ngủ.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng cho thích hợp. Nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh so với thân nhiệt của bé.
  • Không gian phòng ngủ cần yên tĩnh, không bị ánh sáng chiếu trực tiếp để bé ngủ không bị giật mình, vặn mình.
  • Thường xuyên thay và giặt giũ chăn, ga gối, đệm để không gây ngứa ngáy cho bé khi nằm.
  • Ba mẹ cần âu yếm, ôm ấp, vỗ về con để mang đến cho con sự an toàn.
  • Đảm bảo con không bị đói khi ngủ đêm để con có giấc ngủ trọn vẹn.

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è khi nào cần gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ chuyên môn sẽ giúp mẹ thấy yên tâm phần nào khi con có những biểu hiện đáng ngờ
Gặp bác sĩ chuyên môn sẽ giúp mẹ thấy yên tâm phần nào khi con có những biểu hiện đáng ngờ 

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è, nhiều mẹ vẫn cảm thấy lo lắng không biết khi nào cần đưa con đến gặp bác sĩ. Dưới đây là những biểu hiện mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ gấp:

  • Bé thiếu canxi cấp khiến cho cơ thể mệt mỏi, nôn trớ, chán ăn, quấy khóc, ra nhiều mồ hôi trộm.
  • Da bé bị hăm tã và có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Bé bị côn trùng đốt nhưng có biểu hiện bị kích ứng, mẩn đỏ khắp người.
  • Bé hay vặn mình, trớ sữa, không tăng cân, ngủ không ngon, quấy khóc nhiều.

Trong bài viết trên, Nhà Thuốc Việt đã giúp mẹ trả lời được lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Bên cạnh đó chúng tôi cũng hướng dẫn cách khắc phục đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với ba mẹ trong hành trình cùng con lớn lên mỗi ngày.

Trong quá trình khắc phục tình trạng rặn è è khi ngủ cho bé, nếu ba mẹ cần tư vấn về các loại sản phẩm chức năng hay có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến giấc ngủ của trẻ cần giải đáp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Nhà Thuốc Việt để được hỗ trợ kịp thời. 

Thông tin liên hệ:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website: Nhathuocviet.vn

– Zalo OA:  https://zalo.me/2326937184300810408

Địa chỉ:

Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM

Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Nhà Thuốc Việt rất hân hạnh được đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật