Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền
Ung thư - căn bệnh nan y đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì thực trạng của môi trường ngày càng ô nhiễm, lối sống ngày càng đi ngược lại tự nhiên, những áp lực vô hình và nhiều vấn đề khác ngày càng đè nén lên cuộc sống của chúng ta. Không ai muốn mình trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Bởi vậy mà ngày nay, người ta đổ xô nhau đi tìm những phương pháp mới chống lại căn bệnh quái ác này. Nổi bật trong đó có nấm vân chi, một loại nấm dược liệu được người người nói đến khả năng kháng khối u, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân ung thư chống chọi lại căn bệnh này. Nhưng thực chất, nấm vân chi làm được gì với tế bào ung thư, chúng có những tác dụng khác hay không, bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Nấm vân chi - nấm dược liệu có nhiều giá trị với bệnh nhân ung thư
Nấm vân chi là gì?
Nấm vân chi - tên gọi chắc là xa lạ với nhiều người, nhưng lại là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Khi mà, chúng đã được dùng với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng độ bền của cơ thể và chống lão hóa. Trải qua lịch sử lâu dài, ngày nay nấm vân chi phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chúng sinh sống nhiều nhất ở vùng ôn đới của châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Trải dài theo hành trình di cư của mình, nấm vân chi được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Người dân châu Âu gọi chúng là nấm đuôi gà Tây, trong khi đó người Việt gọi là nấm vân chi. Người Nhật gọi chúng là Kawarate hoặc là Krestin. Còn người dân Trung Quốc gọi là Yun Zhi. Riêng những nhà khoa học, đặt tên cho chúng là Coriolus versicolor hoặc Trametes versicolor
Hình ảnh rực rỡ nhiều màu sắc của nấm vân chi
Nấm vân chi có hình dáng và nhiều đặc điểm tương tự nấm linh chi. Tuy nhiên, sắc màu của chúng muôn màu, muôn vẻ, với vẻ ngoài lung linh. Với hình dáng đặc trưng, nhiều màu sắc như nâu, cam, xanh dương và trắng. Những tai nấm có hình nang quạt đang xòe rộng, mép tai nấm mỏng hơn phần giữa, có dạng lượn sóng. Mặt trên nấm được phủ một lớp lông mịn, nhìn từ trên xuống có nhiều vòng tròn đồng tâm với nhau. Mặt dưới có nhiều lỗ nhỏ nằm chi chít, trải đều toàn bộ phần tai phía dưới. Màu sắc của nấm có thể đều một màu hoặc phối hợp nhiều màu với nhau, thông thường phần mép ngoài có màu trắng, phần giữa đan xen với màu nâu. Không giống như những loại nấm khác, nấm vân chi không có cuống. Phần tai nấm trực tiếp mọc ra từ thân cây mục và lớn dần lên.
Hoạt chất sinh học có trong nấm vân chi
Giống như nhiều loại nấm khác, nấm vân chi chứa nhiều dưỡng chất cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng như protein, carbohydrate, lipid, vitamin và khoáng chất. Cùng với đó là 38 hợp chất tiềm năng phenolic thuộc nhóm flavonoid và acid hydroxy cinnamic. Chúng là hoạt chất sinh học có đặc tính chống oxy hóa mạnh, cơ sở sau này để các nhà khoa học khám phá, nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nấm vân chi bên cạnh hoạt chất sinh học đã biết.
Hiện nay, hoạt chất làm nên giá trị và được nghiên cứu nhiều nhất của nấm vân chi thuộc nhóm polysaccharide. Bao gồm hai chất chính:
- Polysaccharopeptide (PSP), được phân lập từ hệ sợi nấm và dịch lên men, có nguồn gốc từ chủng nấm vân chi “COV-1” của Trung Quốc
- Polysacarit K (PSP Krestin hoặc PSK) có nguồn gốc từ chủng nấm vân chi “CM - 01” ở Nhật Bản
Tác dụng của nấm vân chi dưới góc nhìn khoa học
Thực nghiệm sử dụng trong hơn 2000 năm, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay, con người đã khám phá ra nhiều điều thú vị ẩn sau những giá trị mà nấm vân chi đã mang đến. Nổi bật trong đó là những nghiên cứu ứng với những quy mô khác nhau. Từ công trình nghiên cứu ban đầu trong ống nghiệm, chứng thực tác dụng ở động vật, và cuối cùng là những dữ liệu xác thực khi nghiên cứu lâm sàng trên người sẽ được trình bày ngay sau đây:
Tác dụng chống ung thư trực tiếp của nấm vân chi
Thuở sơ khai, con người biết đến nấm vân chi như một thực phẩm, bổ sung dưỡng chất giúp bồi bổ cho sức khỏe con người. Cho đến vài thập kỷ gần đây, khi nấm dược liệu nổi lên như liệu pháp hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư, thì nấm vân chi trở thành tâm điểm nghiên cứu của các nhà khoa học.
Sau khi tìm ra những tác động dược lý ban đầu của hợp chất polysaccharide, cùng một số hoạt chất khác, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu nấm vân chi ở cả ba cấp độ: nghiên cứu trong ống nghiệm (in vitro), nghiên cứu ở sinh vật sống (in vivo) và cuối cùng là nghiên cứu lâm sàng trên người. Và thu về những kết quả như sau:
Nấm vân chi tác động trực tiếp lên tế bào ung thư
Nghiên cứu trong ống nghiệm
Các nhà khoa học nhận thấy khả năng gây chết tế bào ung thư một cách tự nhiên. Điều này có được bằng cách hoạt hóa (kích thích) chuyển hóa caspase-3 thông qua ty thể (một cơ quan cung cấp năng lượng chính ở cấp độ tế bào).
Bên cạnh đó, khi phối hợp chiết xuất của nấm vân chi cùng một số thuốc điều trị ung thư như doxorubicin, etoposide và cisplatin, họ ghi nhận được dấu hiệu khả quan khi tế bào ung thư chết . Một dấu hiệu khả quan để mở ra những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn về khả năng chống ung thư của loại nấm dược liệu này.
Nghiên cứu ở sinh vật sống (in vitro)
Ở thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã thu được những kết quả khả quan khi tiêm tế bào ung thư vào chuột. Những con được dùng chiết xuất từ nấm vân chi đã giảm thể tích và kích thước các khối u được cấy ghép. Cùng đó, sự hình thành những yếu tố tăng trưởng của tế bào ung thư cũng được chứng minh là bị ức chế.
Nghiên cứu trên người
Thực nghiệm những kết quả nghiên cứu lâm sàng trên người là những con số nói lên tác dụng thực sự với sức khỏe. Điển hình trong rất nhiều nghiên cứu, chúng ta có được những kết quả ấn tượng về nấm vân chi như sau:
Nghiên cứu trên 15 bệnh nhân ung thư gan ở Singapore, đã thất bại hoặc không phù hợp với liệu pháp điều trị cơ bản, nhận thấy chất lượng cuộc sống của họ tốt hơn khi dùng 2,4g nấm vân chi mỗi ngày.
Ở báo cáo khác, bạn cũng có thể thấy khả năng cải thiện và nâng cao tỷ lệ sống đáng kể của bệnh nhân khi sử dụng nấm vân chi qua những thông số sau:
- Tỷ lệ tử vong trong 5 năm giảm tuyệt đối, khi họ nhận thấy cứ 11 bệnh nhân ung thư, thì có 1 người sống sót khi có dùng nấm vân chi.
- Trong báo cáo này, tỷ lệ riêng những bệnh nhân ung thư vú, dạ dày và đại trực tràng có dùng nấm vân chi cũng được báo cáo có tỷ lệ sống cao hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nấm linh chi rừng: Nguồn gốc và công dụng thiết thực đối với sức khỏe
Tác dụng chống ung thư thông qua kích thích miễn dịch
Miễn dịch - hàng rào tự nhiên giúp cơ thể chống chọi lại bệnh tật, trong đó có ung thư. Một khi hệ miễn dịch của bạn đủ mạnh, thì không có gì có thể xâm hại làm cơ thể sinh bệnh. Đồng thời, hệ miễn dịch còn tấn công, tiêu hủy và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Nấm vân chi kích thích hệ miễn dịch để chống lại ung thư
Vì vậy mà khả năng kích thích hệ miễn dịch của nấm vân chi thu hút các nhà khoa học từ những năm 1970 và tập trung nghiên cứu nhiều vào những năm 1980 và 1990. Từ đó, họ đã thu được những kết quả như sau:
Nhận thấy quá trình đại thực bào, kích thích sản xuất chất hóa học trung gian kích thích hệ miễn dịch tế bào bởi các tế bào đơn nhân máu ngoại vi của con người. Từ đó, cho thấy khả năng loại bỏ sự chế miễn dịch do khối u gây ra. Ngoài ra, hoạt chất trong nấm vân chi còn có thể kích hoạt tế bào bạch huyết, tế bào T, tế bào đuôi gai sản xuất Cytokine (yếu tố miễn dịch tế bào). Đặc biệt là khả năng kích thích tế bào NK - tế bào tự nhiên trong cơ thể có khả năng giết tế bào ung thư một cách tự nhiên.
Nghiên cứu toàn diện với 349 bệnh nhân ung thư dạ dày, khi dùng PSK 3g mỗi ngày như một liệu pháp hỗ trợ, đã cho thấy tỷ lệ sống sót không tái phát sau 3 năm được cải thiện đáng kể.
Một số tác dụng khác của nấm vân chi
Ngoài khả năng tác dụng tốt lên tế bào ung thư, nấm vân chi còn có những tác dụng khác lên sức khỏe của bạn như:
- Nấm vân chi có khả năng kháng virus, do đó khi dùng lâu dài giúp cơ thể chống lại tấn công của nhiều virus như cảm cúm, HPV (virus gây bệnh phụ khoa),...
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại bệnh tật, cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp bạn sống khỏe, sống lâu hơn.
- Tăng cường khả năng chống oxy hóa, làm da mịn màng hơn, cơ thể dẻo dai hơn, giúp bạn đẩy lùi sự lão hóa của thời gian.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp tinh thần vui vẻ hơn, lạc quan hơn
Cách dùng nấm vân chi an toàn và hiệu quả
Nấm vân chi cũng như nhiều dược liệu khác, thường dùng bằng cách hãm hoặc sắc. Với cách làm khá đơn giản, nhưng bạn cần lưu ý đến liều lượng dùng. Bên cạnh đó, dạng viên nang đã được định liều trước, cùng với quy trình chiết xuất hiện đại, giúp bạn dùng tiện lợi đồng thời kiểm soát được lượng dùng hàng ngày dễ dàng hơn.
Nấm vân chi sắc nước
Nước sắc từ nấm vân chi
Đây là cách làm phổ biến, bạn có thể dùng để cho cả gia đình uống. Mỗi lần dùng khoảng 20 - 30 g, cho vào khoảng 2 lít nước sạch. Sau đó, đun sôi, rồi hạ lửa nhỏ liu riu trong 30 - 40 phút. Sau bước này, bạn chỉ cần bỏ đi phần xác, rồi đổ nước vào bình giữ nhiệt để uống nóng, hoặc để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống lạnh.
Phần bã còn lại bạn có thể sắc lại với nước thêm 1 lần nữa, với cách làm tương tự như trên.
Nấm vân chi hãm trà
Dùng khoảng 20g nấm vân chi thái lát, cho vào bình thủy tinh, hãm bằng nước sôi trong 1 giờ là có thể dùng được. Phần xác còn lại bạn có thể dùng thêm 1 lần nữa, nhưng cho lượng nước chỉ khoảng 1 lít.
Chế phẩm chiết xuất từ nấm vân chi
Chế phẩm nấm vân chi trên thị trường hiện nay, có thể bao gồm viên uống hoặc các dạng bột. Với dạng dùng này bạn chỉ cần uống theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Viên uống nấm vân chi là dạng dùng phổ biến
Đây cũng là một trong những dạng dùng của nấm vân chi được nhiều bệnh nhân ung thư sử dụng. Điển hình trong đó là Nhật Bản và Trung Quốc. Khi mà, doanh thu từ PSK (một hợp chất chống ung thư) có doanh thu tại Nhật Bản là 358 triệu USD và chiếm 25,5% tổng doanh số bán thuốc chống ung thư của cả nước.
Lưu ý khi dùng nấm vân chi
Để dùng nấm vân chi hiệu quả hơn, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu tâm một số những lưu ý sau:
- Chỉ nên dùng nước sắc hoặc hãm nấm vân chi trong ngày, không để qua đêm, không để tiếp xúc lâu với không khí, cần đậy nắp ngay sau khi dùng.
- Bản quản nấm vân chi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Hoặc bảo quản theo hướng dẫn cụ thể của từng sản phẩm do nhà sản xuất quy định.
- Không nên lạm dùng, để tránh gây ra tác dụng không mong muốn
- Phụ nữ có thai, trẻ em khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì đây là 2 đối tượng mỏng manh, dễ bị tác động do những hoạt chất chúng ta tưởng chừng như không có ảnh hưởng gì.
- Người mắc bệnh mạn tính, trong quá trình có thể xảy ra những hiện tượng không mong muốn khác, do đó, bạn nên theo dõi sức khỏe trong quá trình. Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có bất kỳ vấn đề nào.
Bạn thấy đấy, ung thư là ổ khóa khó mở, trong khi đó nấm vân chi có thể là mấu nối quan trọng để kiến tạo nên chìa khóa mở ra cơ hội mới cho bệnh nhân ung thư. Không chỉ mang trong mình những sắc màu rực rỡ, mà chúng còn mang lại những mảng màu tươi sáng trong cuộc sống của người bệnh. Khi mà bóng tối, sự u ám đã bao trùm lên cuộc đời họ kể từ khi cầm trên tay tờ giấy xác nhận bị ung thư.
Nấm vân chi không phải là thần dược, không phải là phương thuốc trị được bách bệnh, nhưng đây sẽ là phương pháp phần nào hỗ trợ bạn phòng chống ung thư. Đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư. Mong rằng những chia sẻ trên, đã giúp bạn có được bước tranh khái quát và rõ ràng nhất về những tác dụng mà nấm vân chi tác động lên tế bào ung thư. Từ đó, hiểu rõ hơn về dược liệu quý mà thiên nhiên đã ban tặng và hành trình con người tìm cách ứng dụng nó vào cuộc sống của mình như thế nào.
Trong quá trình sử dụng, để nhận được sự tư vấn cụ thể và tận tâm từ Dược sĩ nhiều năm trong ngành, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Nhà thuốc Việt, bằng một trong những hình thức như sau:
– Hotline: 0985508450
– Zalo: 0985508450
– Website: Nhathuocviet.vn
– Zalo OA: https://zalo.me/2326937184300810408
Địa chỉ:
- Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
- Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ
Trametes versicolor (Synn. Coriolus versicolor) Polysaccharides in Cancer Therapy: Targets and Efficacy
>>> Có thể bạn quan tâm:
Top 5 đông trùng hạ thảo Hàn Quốc tốt nhất năm 2023
Nấm lim xanh - Công dụng, cách dùng và giá bán hiện nay