Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Top 10+ cây thuốc nam chữa bệnh gan tốt nhất, mang lại hiệu quả cao

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Gan là một bộ phận rất quan trọng, ngoài giúp bài tiết độc tố, gan còn thực hiện chức năng lọc máu. Do đó, để giúp gan được khỏe, tránh bị nhiễm độc, bạn phải thường xuyên có biện pháp giải độc gan. Một trong những cách giải độc gan hiệu quả nhất là sử dụng các loại cây thuốc nam. Những loại cây thuốc nam vừa giúp thanh lọc cơ thể, vừa bảo vệ thận, gan, bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng Hệ thống Nhà Thuốc Việt tham khảo top 10+ cây thuốc nam chữa bệnh gan tốt nhất dưới đây nhé.

Dùng cây thuốc nam chữa bệnh gan có hiệu quả không?

Gan có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đảm nhiệm giải độc, thanh lọc những chất độc hại vào cơ thể. Bên cạnh chức năng giải độc tố, gan còn thực hiện chức năng lọc máu. Gan thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại nên dễ bị tổn thương. Lâu dài, chức năng gan bị suy giảm, tế bào gan bị hủy hoại đe dọa sức khỏe và tính mạng con người.
Để giúp gan được khỏe mạnh, mỗi người nên tìm cho mình biện pháp giải độc gan. Một trong những cách giúp gan thải độc hiệu quả là áp dụng các bài thuốc từ cây thuốc nam.
Ưu điểm lớn nhất của việc dùng cây thuốc nam là sự lành tính, ít gây ra các phản ứng phụ. Một số thành phần trong cây thuốc nam có dược tính tốt tương tự như các loại thuốc Tây.
Dùng cây thuốc nam trị bệnh gan không chỉ giúp đáp ứng triệu chứng mà còn tăng cường chức năng gan, giúp cho cơ quan này được khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên xem nó như một cách để hỗ trợ điều trị bệnh.
Đặc biệt, việc điều trị bệnh gan bằng các cây thuốc nam không thể nào đáp ứng trong trường hợp bệnh nặng. Và nó cũng không có tác dụng thay thế cho phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Cây thuốc nam chữa bệnh gan tốt nhất
Cây thuốc nam chữa bệnh gan tốt nhất

Xem thêm: 

Top 10+ cây thuốc nam chữa bệnh gan tốt nhất, mang lại hiệu quả cao

Có rất nhiều loại cây thuốc nam từ lâu đã góp tên mình trong các bài thuốc điều trị bệnh. Đối với các bệnh về gan thì một số loại cây dưới đây là được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt.

1. Diệp hạ châu – Vị thuốc nam giúp mát gan, bổ gan

Diệp hạ châu có tính hàn, vị đắng mang nhiều công dụng với sức khoẻ như bổ thận, mát gan. Trong Diệp hạ châu chứa hypophyllanthin và phyllanthin, thân cây chứa flavonoid, acid amariinic, geraniin… rất tốt cho gan. Vì thế, Diệp hạ châu được dùng với nhiều mục đích như giúp lợi tiểu, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bệnh viêm gan.
Cách dùng:
  • Dùng diệp hạ châu hãm nước dùng để uống. 
  • Sau khi hãm chừng 10 phút, nước chuyển màu nâu sẫm thì bạn có thể uống. 
  • Thời gian đầu có thể chưa quen nên đắng, khó uống, bạn có thể cho thêm một ít cam thảo để tạo vị ngọt.

2. Tăng cường chức năng gan, giải độc gan với Atiso

Atiso vị đắng, tính mát nên có tác dụng giải độc gan, thanh nhiệt, lợi mật. Do đó, dược liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc hoặc sản phẩm giúp điều trị bệnh gan, xơ gan, thải độc gan…
Ngoài ra, trong Atiso có thành phần taraxasterol và faradiol có tác dụng kháng viêm, giải độc, lợi mật, bảo vệ tế bào gan, phục hồi chức năng gan.
Cách dùng:
  • Lấy 2 búp Atiso, cắt bỏ cành, cuống, phần hoa bị dập, sau đó rửa sạch.
  • Cho Actiso vào nồi, đổ 200ml nước, đun sôi thì chỉnh lửa nhỏ, đun tiếp 40 phút nữa thì tắt bếp.
  • Cho búp hoa dược liệu ra ngoài, có thể tận dụng phần bã để nấu ăn.
  • Thêm đường phèn vào nước, đun đến khi đường tan hết thì tắt bếp, để nguội rồi uống hết trong ngày.
 Atiso

Atiso

3. Cây nhọ nồi – cây thuốc nam giải độc gan

Cây nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố, có công dụng bổ thận, mát gan, chữa cảm sốt hiệu quả. Bên cạnh đó, vị thuốc nam này còn giúp cải thiện chức năng gan, điều trị vàng da do gan.
Cách dùng:
  • Dùng cỏ nhọ nồi sắc lấy nước hoặc tán thành bột mịn rồi trộn với cơm để ăn.

4. Giải độc gan với trà xanh

Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, thải độc ra bên ngoài. Vì vậy, dân gian truyền miệng loại nước này tốt cho sức khỏe và gan.
Cách dùng:
  • Lấy 100g trà xanh tươi rửa sạch, vò nát, sau đó cho vào ấm, thêm nước sôi để hãm. Ngâm trà trong 3 – 5 phút có thể rót ra để thưởng thức.
  • Nếu mỗi ngày uống 4 – 5 cốc trà xanh có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng nóng gan, suy gan, xơ gan, huyết áp cao.

5. Râu ngô – Bài thuốc giải độc gan từ dân gian

Râu ngô chính là bộ phận đầu của bắp ngô, có tác dụng thanh nhiệt, bình can được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Uống nước râu ngô giúp hỗ trợ đông máu, cải thiện hệ tiêu hóa, lợi tiểu, mát gan, cải thiện nóng gan. Ngoài ra, râu ngô còn giúp hỗ trợ điều trị chứng xuất huyết nội tạng, tiểu ra máu, viêm đường tiết niệu.
Cách dùng:
  • Hái 100g râu ngô, rửa sạch, để ráo nước.
  • Sau đó cho vào ấm, đổ 200ml nước vào đun cùng cho tới khi sôi chừng 5 phút thì tắt bếp.
  • Cuối cùng, vớt râu ngô bỏ đi, lấy nước uống hết trong ngày.
Râu ngô
Râu ngô

6. Cây mã đề giúp mát gan

Theo Y học cổ truyền, mã đề có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, giúp phong nhiệt tại gan, thận. Bông mã đề cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giải độc gan, mát gan và chữa bệnh sỏi thận. Ngoài ra, mã đề còn có tác dụng chữa bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.
Cách dùng:
  • Lấy 20 – 30g mã đề khô, sắc hoặc pha trà uống mỗi sáng.
  • Kiên trì một tháng để giúp gan thải độc, thanh lọc cơ thể.

7. Bồ công anh giúp thải độc, bổ gan

Theo Đông y, hoa, lá, thân, rễ cây Bồ công anh đều có thể làm thuốc và có công dụng chữa bệnh. Đặc biệt, Bồ công anh được sử dụng làm trà giúp thải độc, tạo mật, thanh nhiệt, giải độc gan tốt.
Cách dùng:
  • Rễ cây Bồ công anh rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho 200ml nước và rễ Bồ công anh vào nồi, đun sôi khoảng 20 phút.
  • Lọc nước, bỏ bã, để nguội rồi uống hết trong ngày.

8. Nước rau má thanh mát, bổ gan

Rau má được nhắc đến là dược liệu nổi tiếng với tác dụng giải khát, giải độc, phòng chống bệnh tim mạch. Với những người mắc bệnh gan, rau má còn giúp bổ gan, mát gan.
Cách dùng:
  • Lấy 200g rau má rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng chừng 30 phút.
  • Cho rau má vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước rau má, bỏ bã.
  • Bảo quản nước sinh tố rau má trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống.
Nước rau má
Nước rau má

9. Vị thuốc nhân trần giải độc gan

Là một loại cỏ mọc hoang ở vùng đồi núi, nhân trần có tác dụng tăng tiết mật, tăng giải độc gan. Ngoài ra, dược liệu này có giúp chống viêm, kháng khuẩn, chữa bệnh gan và hồi phục sức khỏe sau sinh.
Cách dùng:
  • Với nhân trần khô thì thực hiện như hãm trà khô. Còn với nhân trần tươi thì có thể đun nước sôi để uống.

10. Trà hoa cúc thanh nhiệt gan

Hoa cúc là cây thuốc có vị ngọt đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, mát gan, thư thái. Vì vậy, dược liệu này được người ta ưa chuộng để sử dụng làm trà giải độc gan.
Cách dùng:
  • Hãm trà hoa cúc với nước nóng trong vòng 15 phút.
  • Có thể uống thường xuyên với những người mất ngủ, huyết áp cao, căng thẳng, stress…

11. Cà gai leo – Vị thuốc nam điều trị bệnh gan

Theo Đông y, Cà gai leo có vị the, tính ấm, có khả năng tiêu độc, giảm đau, thanh lọc cơ thể. Nghiên cứu hiện đại cũng ghi nhận, rễ và thân Cà gai leo chứa hoạt chất alkaloid giúp ức chế sự phát triển của virus gây bệnh viêm gan. Do đó, Cà gai leo có mặt trong nhiều bài thuốc, sản phẩm hỗ trợ giải độc gan, phòng và điều trị viêm gan virus.
Cách dùng:
  • Chuẩn bị 30g Cà gai leo, 30g Giảo cổ lam;
  • Đem 2 vị thuốc sắc chung với 1 lít nước, dùng liên tục trong 1 tháng giúp mát gan, hạ men gan, giải độc gan.
Cà gai leo

Cà gai leo 

Xem thêm: TOP 5 viên uống cà gai leo giải độc gan tốt nhất hiện nay

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh gan

Khi sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh gan, bạn cần phải lưu ý một số điểm dưới đây:
  • Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa bệnh gan nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ có kinh nghiệm.
  • Không dùng cây thuốc nam để thay thế hoàn toàn cho những loại thuốc bác sĩ đã kê đơn. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng song song cả hai loại thuốc để tránh xảy ra tương tác bất lợi.
  • Mặc dù chữa bệnh gan là phương pháp lành tính nhưng cũng cần uống đúng cách, đủ liều lượng và đúng liệu trình mới thu được hiệu quả tối ưu.
  • Với các thuốc nam chữa bệnh gan không có sẵn, bạn nên tìm hiểu địa chỉ bán thảo dược uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, người mắc bệnh gan cũng cần xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tăng cường ăn các thực phẩm bổ gan, hạn chế nạp các chất có hại cho gan vào cơ thể.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn top 11 cây thuốc nam chữa bệnh gan tốt nhất. Việc sử dụng các loại cây thuốc nam trị bệnh gan được đánh giá là an toàn nhưng tác dụng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Đặc biệt nên tham khảo trước bác sĩ và sử dụng đúng cách để tránh rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe.
 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật