Cấy que tránh thai dưới da là một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao chỉ với liều hormon tối thiểu, rất dễ để cấy vào trong cơ thể. Cấy que tránh thai có thể xem là một lựa chọn đầu tay để hỗ trợ tránh thai cho đối tượng thanh thiếu niên nhằm đem lại hiệu quả cao, vì họ khó có thể tuân thủ các loại tránh thai khác như sử dụng bao cao su hoặc dùng viên uống tránh thai.
Thanh thiếu niên ngại dùng một số biện pháp tránh thai
như viên uống tránh thai
Cấy que tránh thai cũng có thể được xem là một biện pháp tránh thai cho phụ nữ trẻ tuổi mà không thể sử dụng các phương pháp khác, bao gồm cả phụ nữ đã có sẵn một số bệnh nền, hoặc có chống chỉ định với estrogen. Như vậy, biện pháp cấy que tránh thai dưới da cũng được xem là một sự lựa chọn tốt cho tất cả phụ nữ mong muốn một biện pháp tránh thai hiệu quả và ổn định mà không muốn phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện như các biện pháp khác.
I/ Vậy que cấy tránh thai là gì? Thủ thuật cấy que tránh thai là như thế nào?
Que cấy tránh thai là một ống nhỏ hình trụ, dài khoảng 4cm, đường kính 2cm, có kích thước tương tự như que diêm, có vỏ được làm bằng nhựa dẻo loại ethylene vinyl acetat copolymer, được đưa vào cơ thể bằng thủ thuật cấy dưới da tại vùng cánh tay không thuận của người phụ nữ. Hoạt chất tránh thai chứa trong que thường là levonogestrel hoặc etonogestrel - là hợp chất progestin (một dạng progesterone tổng hợp hay progestogen) có cấu trúc gần giống với hormone progesterone được sản xuất từ buồng trứng của phụ nữ. Hormon được phóng thích chậm từ que giúp mang lại hiệu quả tránh thai kéo dài khi được thao tác đúng kỹ thuật nhờ tác dụng ngăn rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Hoạt chất Etonogestrel - thành phần chính giúp tránh thai
trong que cấy loại Implanon
Có nhiều loại que cấy tránh thai. Chúng khác nhau về số lượng que phải cấy và thời gian tác dụng. Hiện nay, phụ nữ thường ưa chuộng que cấy tránh thai loại Implanon - là loại chỉ cần cấy 1 que và cho hiệu quả tránh thai trong vòng 3 năm. Ngoài ra còn có loại phải cấy 2 que, cho hiệu quả tránh thai trong vòng từ 4 - 5 năm, nhưng từ năm thứ tư trở đi thì hiệu quả sẽ giảm sút.
Dụng cụ hỗ trợ đưa que cấy tránh thai loại Implanon vào trong cơ thể
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Chị em nên đặt vòng hay cấy que tránh thai
II/ Đối tượng không nên cấy que tránh thai
Phụ nữ không nên cấy que tránh thai nếu:
- Mong muốn sẽ có thai hoặc sẽ mang thai trong tương lai.
- Dị ứng với các hợp chất loại progestin như Etonogestrel hoặc Levonorgestrel.
- Có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.
- Có một số triệu chứng của bệnh viêm gan nặng.
Ngoài ra, phụ nữ không nên cấy que tránh thai dạng hỗn hợp khi mắc bệnh đau nửa đầu thân não (Migraine with aura hay Classic Migraine).
Danh sách đầy đủ về các trường hợp chống chỉ định có thể được tìm thấy trong Tiêu chuẩn Lựa chọn Y khoa cho các biện pháp tránh thai năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tiêu chuẩn Lựa chọn Y khoa cho các biện pháp tránh thai năm 2016 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.
III/ Thủ thuật cấy que tránh thai
Một kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ tiến hành cấy để thủ thuật diễn ra hoàn hảo thông qua việc giảm thiểu rủi ro gây tổn thương thần kinh hoặc đặt sai vị trí - là các nguyên nhân khiến biện pháp thất bại.
Trước khi cấy ghép, cánh tay không thuận sẽ được làm sạch với dung dịch sát khuẩn rồi sẽ được gây tê cục bộ tại khu vực bắp tay, quanh nơi sẽ cấy ghép. Dụng cụ hỗ trợ cấy ghép vô trùng sẽ được dùng để cấy que vào vị trí trong các mô dưới da, tại mặt sau của bắp tay, trong rãnh giữa cơ tam đầu và cơ nhị đầu cánh tay. Bên trong dụng cụ này có chứa một chiếc ống nhỏ có chứa que tránh thai. Sau khi đưa que vào thì dụng cụ hỗ trợ cấy ghép sẽ được lấy ra khỏi bắp tay.
Thời gian thực hiện thủ thuật sẽ diễn ra trung bình từ 0.5 đến 1 phút.
Thủ thuật cấy que tránh thai
Vì sau khi cấy ghép có thể gây ra hiện tượng chảy máu nên bạn cần giữ miếng gạc bên ngoài vị trí cấy trong vòng 24 giờ sau cấy ghép. Vết thâm tím và cảm giác khó chịu mức độ trung bình có thể sẽ xuất hiện, đây là hiện tượng bình thường sau cấy. Các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thường rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở ít hơn 1% số bệnh nhân.
Nếu bạn được cấy que sau 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, thì cần đợi trước khi tiến hành quan hệ tình dục, hoặc sử dụng thêm các biện pháp tránh thai bổ sung (như bao cao su cho nam, bao cao su cho nữ, màng ngăn âm đạo, miếng xốp tránh thai, hay viên uống tránh thai khẩn cấp) trong tuần tiếp theo sau khi cấy để tránh thai. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, bạn sẽ được bảo vệ cho chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và sau đó.
IV/ Thủ thuật tháo que tránh thai
Việc tháo que có thể được tiến hành vào bất kỳ lúc nào nếu phụ nữ mong muốn có thai trở lại. Khi đó, que cấy sẽ được lấy ra bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm.
Thủ thuật tháo que được tiến hành bằng cách gây tê cục bộ nơi cấy ghép tại đầu xa của que cấy. Nếu kỹ thuật viên không cảm nhận được que, sẽ cần sử dụng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tần số cao, chụp cộng hưởng từ (MRI) hay chụp X-quang để tìm đúng vị trí trước khi lấy ra. Kỹ thuật viên sẽ rạch một đường nhỏ trên da tại đầu xa của que. Sau đó, que sẽ được lấy ra bằng kẹp y tế. Quy trình tháo que cấy thường tốn trung bình khoảng từ 3 phút đến 3 phút rưỡi.
Thủ thuật tháo que cấy tránh thai
V/ Khả năng mang thai sau khi tháo que cấy tránh thai
Sau khi lấy que cấy ra khỏi cơ thể, trong vòng 1 tuần, lượng hormone từ que sẽ biến mất hoàn toàn. Đa số phụ nữ sẽ có thể thụ thai trong vòng sáu tuần sau khi tháo que. Khả năng mang thai sẽ trở về như trước khi tiến hàng cấy que tránh thai.
VI/ Ưu điểm của que cấy tránh thai
Cấy que tránh thai là một biện pháp tránh thai có hiệu quả trong thời gian dài, và có thể đảo ngược được bằng cách lấy ra. Thủ thuật cấy que tránh thai được xem là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất với hiệu quả trên 99%.
VII/ Nhược điểm của que cấy tránh thai
Thủ thuật cấy que tránh thai không giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh tật lây nhiễm qua con đường tình dục. Ngoài ra, cấy que tránh thai có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, cũng như không dùng được cho một số đối tượng.
VIII/ Lưu ý sau khi cấy que tránh thai
Vì que cấy tránh thai chỉ giữ nguyên tác dụng trong thời gian từ khoảng 3 đến 4 năm, nên sau thời gian này bạn cần tiến hành thay thế que mới, hoặc sử dụng biện pháp tránh thai khác nếu muốn giữ nguyên tác dụng tránh thai.
IX/ Tác dụng không mong muốn khi cấy que tránh thai
Một số tác dụng không mong muốn sau khi cấy que tránh thai thường gặp là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, sưng tức vú, thay đổi tâm trạng bất thường, xuất hiện mụn trên da, đau đầu, viêm âm đạo, và 1 số triệu chứng khác. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra.
► Muốn tìm hiểu thêm kiến thức trong lĩnh vực mang thai và làm mẹ, mời bạn liên lạc với chúng tôi bằng cách nhấn vào biểu tượng Zalo hay Messenger tại góc dưới bên phải màn hình để tương tác ngay với chúng tôi. Bạn cũng sẽ nắm được thông tin về các chương trình khuyến mãi mới nhất.
>> Xem thêm:
1/ Thuốc tránh thai khẩn cấp: Phân loại, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
2/ Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả và an toàn.
3/ Thuốc tránh thai Drosperin 20 Abbott dùng hàng ngày (1 vỉ x 28 viên)
4/ Thuốc tránh thai Drosperin Abbott dùng hàng ngày (1 vỉ x 28 viên)
>> Tài liệu tham khảo:
1/ Birth Control Implants, https://bom.so/KemGw4
2/ Etonogestrel, https://en.wikipedia.org/wiki/Etonogestrel
----------------------------------------
Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!
• Website: https://nhathuocviet.vn
• Hotline/Zalo: 0985508450
• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet