Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Cảm cúm là bệnh lý phổ biến và dễ lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng vô cùng quan trọng với người bệnh. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi và hồi phục sức khỏe. Vậy người bị cảm cúm nên ăn gì để giảm nhẹ triệu chứng? Bài viết sau đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ giới thiệu đến bạn các loại thực phẩm mà người đang bị cảm cúm nên ăn, giúp cơ thể chống lại bệnh một cách hiệu quả.

Người bị cảm cúm nên ăn gì? Top 19 thực phẩm tốt cho bệnh cảm cúm

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vai trò của thực phẩm luôn quan trọng trong mọi trường hợp, đặc biệt là khi bạn đang bị cảm cúm. Hãy cùng tham khảo các loại thực phẩm tốt cho người bị cảm cúm dưới đây:

1. Thực phẩm giàu kẽm

Các loại thủy hải sản có vỏ giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, hàu, trứng, sữa,…giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe sớm phục hồi, duy trì vị giác và khứu giác, nâng cao thể trạng. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, nếu thiếu kẽm thì rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, đường tiêu hóa do sức đề kháng bị suy giảm.
Thực phẩm giàu kẽm

 

Thực phẩm giàu kẽm

2. Thịt bò

Thịt bò còn là loại thực phẩm giàu protein và vitamin B giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục. Vì vậy, khi bị cảm cúm bạn nên nấu nhiều món ăn cùng với thịt bò.

3. Súp gà

Thịt gà - một nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp nhanh chóng hồi phục sau những ngày đau ốm, mệt mỏi. Ngoài ra, thịt gà ác có thể giúp cơ thể không bị mất nước và viêm nhiễm.

4. Rau xanh

Các loại rau xanh như cải bó xôi (rau chân vịt), cải xoăn và các loại rau lá xanh khác giàu vitamin C, E mà còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene  giúp tăng khả năng chống viêm cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
Rau xanh

Rau xanh

5. Hành tỏi

Hành tỏi chứa các chất chống vi khuẩn và kháng viêm, như allicin và sulfur compounds, giúp tăng cường khả năng phòng ngừa và chiến đấu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Theo một số nghiên cứu, allicin - một thành phần quan trọng trong tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus.

6. Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, C, E,.... Đặc biệt, chất sulforaphane có trong bông cải xanh có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp.

7. Yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, protein và vitamin B. Trong đó, chất xơ có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp duy trì sự ổn định của vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Do đó, yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị cảm cúm.
Yến mạch

Yến mạch

8. Quả lựu

Lựu có thể bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh, đặc biệt là bảo vệ khoang miệng tránh hấp thụ virus từ nguồn thực phẩm nhiễm bệnh. Ngoài ra, lựu còn là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, được chứng minh có khả năng chống lại các bệnh cảm, cúm thông thường.

9. Gừng

Theo các nghiên cứu, gừng có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh viêm nhiễm và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Bên cạnh đó, gừng cũng giúp giảm buồn nôn rất hiệu quả và rất tốt đối với hệ miễn dịch.

10. Trái bơ

Bơ chứa vitamin C, vitamin B6,… là các loại vitamin cần thiết tham gia vào việc thực hiện các phản ứng hóa học trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho người bệnh.
Trái bơ

Trái bơ

11. Các loại trái cây giàu vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt rất hữu ích đối với người đang bị cúm vì dưỡng chất này giúp tăng khả năng sản sinh của bạch hầu trong máu. Các loại trái cây họ cam chanh như cam, quýt, chanh, bưởi,… là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin C mà bạn nên bổ sung hằng ngày, kể cả khi không bị cảm cúm.

12. Quả việt quất

Việt quất là loại quả chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và proanthocyanidins có khả năng chống viêm. Trong khi đó tình trạng viêm nhiễm được xem là cội nguồn của hầu hết các bệnh tật mà con người biết đến như cúm, bệnh tim mạch, ung thư,…Vì vậy, loại trái cây này được liệt kê vào top thực phẩm tốt cho người mắc bệnh cảm cúm.

13. Các loại hạt ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa, gạo,… đều có chứa một lượng chất béo, chất xơ cũng như một số vitamin và các khoáng chất khác đáng kể, hỗ trợ người bị cúm nhanh khỏi bệnh.

14. Sữa chua

Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh, lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chỉ ra men vi sinh có thể rút ngắn thời gian bị cúm.
Sữa chua

Sữa chua

15. Mật ong

Mật ong là một phương thuốc phổ biến tại nhà để làm dịu cơn đau họng. Ngoài ra, chất làm ngọt tự nhiên của mật ong có thể giúp đóng vai trò chống lại nhiễm trùng đường hô hấp. Mật ong có thể hiệu quả hơn trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và giống cúm so với các loại thuốc không kê đơn.

16. Dâu tây

Dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, không chỉ giúp phòng cúm mà còn hạn chế triệu chứng nghiêm trọng và rút ngắn thời gian bệnh.

17. Kiwi

Trái kiwi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, loại bỏ các chất độc trong cơ thể và làm giảm trọng lượng dư thừa. Người bệnh cúm ăn kiwi giúp bệnh nhân bình phục nhanh hơn, mau lấy lại sức.

18. Nho

Nho là nguồn bổ sung vitamin C, các chất chống oxy hóa, vitamin K, Kali và nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết khác, giúp sản xuất năng lượng, ngăn ngừa tình trạng đông máu giúp xương chắc khỏe. Chất chống oxy hóa có trong nho giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Nho

 

Nho

19. Chuối

Chuối là nguồn cung cấp dinh dưỡng như Vitamin B6, Magie, kali,.. dồi dào cho cơ thể. Chuối được xem là phương thuốc tự nhiên với những người suy nhược, mệt mỏi, mắc các bệnh như cảm, cúm.

Người bị cảm cúm nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Cùng tìm hiểu xem khi mắc bệnh cảm cúm thì bạn nên hạn chế tiêu thụ thức ăn gì để nhanh khỏi bệnh nhé.

1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào thường gây ra cảm giác chướng bụng và đầy hơi, khiến cho cơ thể tiêu hao năng lượng để tiêu hóa. Khi bị cảm cúm, để cải thiện quá trình tiêu hóa, người bệnh nên lựa chọn các món ăn hấp, luộc,... để giảm thiểu tác động xấu lên các cơ quan tiêu hóa và mang lại sự êm ái cho vị giác.

2. Thức ăn cứng

Khi mắc bệnh cúm, cổ họng của người bệnh trở nên khó chịu và khó khăn hơn trong việc ăn uống. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có kết cấu cứng để giảm thiểu cơn đau và không làm tình trạng thêm trầm trọng cũng như không gây khó chịu cho dạ dày và đường ruột.

3. Thức ăn cay

Các thức ăn cay có thể gây kích ứng cổ họng và đường hô hấp, khiến các triệu chứng như ho, đau họng và nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bị cảm cúm nên giảm tiêu thụ các loại thức ăn này.
Thức ăn cay

 

Thức ăn cay

4. Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi bệnh và làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, uống rượu bia khi bạn bị cảm cúm có thể là một yếu tố gây mất nước cho cơ thể.

5. Đồ uống chứa đường và caffein

Cà phê, trà đen (hồng trà) và các loại nước ngọt, soda có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn.

Một số lưu ý cho người bị cảm cúm

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau trong giai đoạn điều trị bệnh để nhanh chóng khỏi bệnh:
  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay kỹ trước khi ăn hoặc tiếp xúc với mắt, mũi, miệng để ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Cần nghỉ ngơi nhiều để cơ thể hồi phục, hãy ngủ đủ giấc, ngủ sớm và tránh làm việc quá sức, stress.
  • Tránh tiếp xúc với người khác: Khi bị cảm cúm, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để không lây bệnh cho họ.
  • Hạn chế tập thể dục quá sức: Trong giai đoạn bị cảm cúm, hãy tập luyện bằng các bài tập nhẹ nhàng, hạn chế tập luyện quá mức khiến sức khỏe suy yếu hơn.
  • Đeo khẩu trang: Khi bị cảm cúm, nếu phải tiếp xúc với người khác hoặc ra khỏi nhà, hãy đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi. Dinh dưỡng và chế độ ăn uống rất quan trọng giúp cơ thể hồi phục khi bị cảm cúm. Do đó, bạn hãy lựa chọn được các thực phẩm, đồ uống có lợi và hạn chế các loại có hại sẽ giúp bạn giải cảm hiệu quả, nhanh chóng hơn nhé.
 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật