Cảm cúm là bệnh lý thường gặp, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Bệnh có thể gây ra những triệu chứng như ho, sốt, đau họng, đau nhức toàn thân. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa cảm cúm tại nhà an toàn và hiệu quả, giúp nhanh chóng khỏi bệnh mà lại không tốn kém. Vậy đó là những phương pháp nào và cách thực hiện ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Hệ thống Nhà Thuốc Việt để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên nhé.
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vi rút cúm gây nên. Bệnh lý này lây lan nhanh vào mũi, cổ họng và phổi, thời gian kể từ khi nhiễm vi rút cúm ủ bệnh là 2 ngày.
Cảm cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Biểu hiện của bệnh cảm cúm
Bệnh cúm chỉ là bệnh nhẹ và không gây nguy hiểm đến tính mạng, biểu hiện và thời gian kéo dài bệnh cảm cúm ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh cảm cúm thường gặp:
- Cổ họng sẽ có cảm giác đau rát và ngứa trong hai ngày đầu, và dần biến mất sau đó.
- Thường xuyên hắt hơi do viêm mũi và họng, đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh cảm cúm.
- Khi mới bị bệnh, người bệnh sẽ bị chảy nước mũi trong và không màu chảy thành nước, khi tình trạng viêm nặng dịch mũi sẽ vàng hoặc xanh nhưng đặc hơn.
- Tình trạng ho khan và có đờm tăng dần.
- Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, toàn thân đau nhức, chán ăn và có thể sốt.
Điểm danh 6 cách chữa cảm cúm nhanh nhất tại nhà
Dù cảm cúm không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Dưới đây là một số cách chữa cảm cúm đơn giản, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Khi bị cảm cúm, dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm và dịch mũi chảy liên tục khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Việc vệ sinh mũi sạch sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý để lấy hết dịch nhầy trong mũi, giúp đường thở thông thoáng, tránh viêm nhiễm nặng thêm. Lưu ý, sau khi vệ sinh mũi nên rửa tay sạch sẽ để tránh lây lan cho người khác.
Vệ sinh mũi sạch sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm
Súc họng bằng nước muối
Khi bị cảm cúm, bạn nên súc họng bằng nước muối để dàng loại bỏ bớt các dịch nhầy tích tụ phía sau cổ họng và giảm bớt triệu chứng nghẹt tai. Khi súc họng nên ngửa cổ lên để súc, tránh cúi xuống.
Xông hơi
Khi bị cảm cúm, việc xông hơi sẽ làm loãng dịch nhầy và dễ dàng đẩy ra ngoài làm cho đường thở thông thoáng hơn và giúp bạn dễ chịu hơn.
Chuẩn bị:
- Chuẩn bị các loại thảo dược quanh nhà như tía tô, gừng, sả,...
- 2 lít nước lọc
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào nồi.
- Đổ thêm 2 lít nước vào nồi và đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Dùng nước thảo dược đun sôi để xông hơi.
- Khi xông nên trùm kín đầu và hít hơi nước bốc lên và hít thở sâu.
- Với cách này sẽ giúp giảm bớt nghẹt mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho tinh dầu khuynh diệp vào nước sôi để xông.
Xông hơi làm cho đường thở thông thoáng hơn
Thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý
Khi bị cảm cúm, bạn nên hạn chế làm việc nặng nhọc hoặc đi lại ngoài trời nóng, hãy dành nhiều thời gian thư giãn hoặc massage để giúp cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn, từ đó giúp tình trạng bệnh mau chóng thuyên giảm.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Khi bị cảm cúm, bạn nên uống nhiều nước và nạp những thức ăn dễ tiêu dạng lỏng như cháo, súp,... đặc biệt là những thực phẩm có công dụng tốt trong việc chữa cảm cúm tại nhà như gừng, tía tô. Bên cạnh đó, hãy hạn chế các chất kích thích như cà phê, nước uống có ga, rượu bia và đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị.
Sử dụng thuốc
Nếu như sau khi đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, bạn hãy đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp cải thiện triệu chứng. Thông thường, với bệnh cảm cúm, bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng. Nhóm thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ tác động đến chức năng khác.
Thuốc giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng
Xem thêm: Top 10 Siro ho, thuốc ho an toàn và hiệu quả
Khi nào người mắc cảm cúm cần gặp bác sĩ?
Đối với người lớn
Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự biến mất sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu gặp các trường hợp sau, bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:
- Cơ thể sốt trên 38 độ, sốt liên tục kéo dài.
- Lồng ngực đau nhức, khó thở hoặc thở khò khè.
- Cổ họng đau dữ dội kèm theo choáng váng.
Đối với trẻ em
Trẻ từ dưới 12 tuần tuổi nếu xuất hiện tình trạng sau thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám:
Nhiệt độ cơ thể vượt quá 38 độ, sốt kéo dài và liên tục.
- Trẻ biếng ăn, quấy khóc, giấc ngủ thất thường.
- Trẻ thở khò, đau tai.
- Các triệu chứng cảm lạnh không có dấu hiệu mất đi mà ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm
Dưới đây là một số cách phòng bệnh cảm cúm mà bạn nên tham khảo:
Uống nhiều nước
Uống ít nhất 1.5 lít nước lọc mỗi ngày, không nên uống nước lạnh.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc buổi chiều giúp cho hệ tuần hoàn làm việc tốt, nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi cơ thể mệt mỏi và nghỉ ngơi không đủ, hệ miễn dịch sẽ suy yếu. Đây là cơ hội tốt cho yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
Tránh làm cơ thể bị nhiễm lạnh
Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, những mạch máu ở cơ quan hô hấp sẽ co lại, lượng máu cung ứng giảm, khiến việc suy giảm kháng thể cục bộ, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công cơ thể.
Cảm cúm là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết hoặc do sức đề kháng cơ thể giảm. Bạn hoàn toàn có thể phòng chống bệnh cảm cúm thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tiêm phòng vacxin cúm. Nếu bạn cần được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với Dược sĩ của chúng tôi qua hotline 0398883456 để được tư vấn nhanh nhất.