Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Điểm danh 6 cách trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả, an toàn

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Cảm cúm là bệnh phổ biến, dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều mẹo dân gian chữa cảm cúm, trong đó trị cảm cúm bằng gừng là phương pháp được rất nhiều người áp dụng và đánh giá hiệu quả cao. Liệu chỉ với vài lát gừng có thật sự cải thiện các triệu chứng cảm cúm nhanh chóng không? Cách trị cảm cúm bằng gừng như thế nào mang lại hiệu quả? Bài viết dưới đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt xin chia sẻ đến bạn top cách trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả và lưu ý khi áp dụng. Cùng tham khảo nhé.

Tác dụng của gừng trong điều trị cảm cúm

Gừng (tên khoa học là Zingiber officinale) là loại thực vật chủ yếu được trồng ở châu Á hay các vùng khí hậu nhiệt đới. Trong các bộ phận của cây gừng, củ (rễ) gừng có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng, dùng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có cảm cúm.
Hương thơm và mùi vị của gừng do các loại dầu tự nhiên được tích hợp bên trong nó, trong đó hợp chất gingerol là quan trọng nhất. Gingerol  là hợp chất có tính sinh học cao trong gừng, chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm đau, sưng, chống viêm tốt. Nhờ đó, gừng được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm tình trạng đầy hơi khó tiêu. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giúp kích thích sự thèm ăn, giải cảm lạnh và cảm cúm vô cùng hiệu quả.
Gừng có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng, dùng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó cảm cúm

Gừng có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng, dùng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có cảm cúm

Điểm danh 6 cách trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả

Dưới đây là top 6 cách trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Sử dụng gừng tươi

Sử dụng gừng tươi sẽ làm dịu cơn đau họng, khiến cổ họng bạn ấm lên và có thể giảm cơn ho rất nhiều. Hãy thực hiện cách này 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau họng không còn làm phiền đến bạn.
Chuẩn bị:
  • 10g gừng tươi
  • 10g đường trắng
Cách thực hiện:
  • Lấy gừng tươi, rửa thật sạch với nước.
  • Giữ nguyên vỏ, giã nát trong cối.
  • Hòa phần gừng đã giã với nước sôi, khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp.
  • Cho thêm vào nước 10g đường trắng, quấy đều.
  • Uống ngay hỗn hợp này khi còn nóng.

Trà gừng mật ong

Trà gừng mật ong là lựa chọn không thể bỏ qua khi bạn muốn tìm phương pháp chữa cảm lạnh tự nhiên.
Trà gừng mật ong
Trà gừng mật ong
Chuẩn bị:
  • 1 củ gừng tươi
  • 2 thìa mật ong
  • 500ml nước lọc
Cách thực hiện:
  • Gừng rửa sạch, sau đó gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng.
  • Đun sôi nước, sau đó cho vào nước 4 - 6 lát gừng tươi và đun nhỏ lửa trong 10 phút. 
  • Lọc lấy nước, bỏ bã và thêm mật ong vào khuấy đều và uống khi còn nóng.

Uống trà sả gừng

Trà sả gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm thông đường thở, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả và giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm một cách hiệu quả.
Chuẩn bị:
  • 1 củ gừng tươi
  • 1 quả chanh tươi
  • 1 lít nước
  • 50g đường phèn
Cách thực hiện:
  • Sả rửa sạch, bóc phần vỏ úa bên ngoài, bỏ gốc và đập dập, cắt thành từng khúc ngắn cỡ 2cm.
  • Gừng rửa sạch, giữ nguyên vỏ và thái thành từng lát mỏng sau đó đập dập.
  • Đun đường phèn với phần nước đã chuẩn bị cho tan hoàn toàn.
  • Sau đó, cho sả vào nồi nước đường đun 5 phút, cho thêm gừng rồi đun thêm 2 phút.
  • Tắt bếp, ủ trà trong vòng 30 phút rồi rót ra ly để dùng.

Ăn cháo gừng

Khi nấu cháo gừng với một chút thịt bằm, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, hơi nóng từ cháo và gừng tươi sẽ giúp người ăn đổ mồ hôi để giải cảm vô cùng hiệu quả.
Ăn cháo gừng

Ăn cháo gừng

Chuẩn bị:
  • 5g gừng tươi
  • 100g gạo
  • 70g thịt heo bằm
  • 10g hành lá
  • 2 củ hành tím
  • Các loại gia vị cơ bản trong bếp
Cách thực hiện:
  • Gừng rửa sạch rồi gọt vỏ, sau đó thái thành từng sợi mỏng.
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. 
  • Hành tím bóc vỏ, thái thành từng lát mỏng.
  • Ướp thịt băm với một chút hạt nêm, hạt tiêu để thịt đậm vị và thơm hơn.
  • Gạo vo sạch, ninh nhừ sau đó chi thịt băm và hành tím thái mỏng vào nấu thêm một chút.
  • Nêm nếm các loại gia vị vừa ăn và tắt bếp.

Uống nước chanh sả gừng

Nước chanh sả gừng từ lâu đã được sử dụng để giải cảm trong dân gian. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao.
Chuẩn bị:
  • 100g gừng tươi
  • 4 quả chanh tươi
  • 10 cây sả
  • 2 lít nước
  • 50g đường phèn
  • 1 ít muối trắng
Cách thực hiện:
  • Sả  rửa sạch, đập dập rồi cắt thành từng khúc cỡ 3cm.
  • Gừng rửa sạch, giữ vỏ, đập dập rồi cắt thành từng lát mỏng.
  • Chanh rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng ở giữa để trang trí, phần còn lại thì vắt lấy nước cốt vào cốc, bỏ hạt.
  • Bắc nồi lên bếp, đổ vào 2 lít nước và đun sôi. 
  • Khi nước sôi, lần lượt cho sả, gừng và đường phèn và 1 chút muối vào nồi. Sau đó, đun sôi khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp, ủ trên bếp 30 phút. 
  • Sau đó, lọc lấy nước và dùng để uống trong ngày.

Xông hơi bằng gừng

Gừng được dùng như một thành phần quan trọng để nấu nước xông hơi, giải cảm. Ngoài ra, cần thêm sả, lá chanh, bạc hà, hương nhu,… để  tăng tác dụng khi xông hơi, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh nhanh chóng.
Xông hơi bằng gừng
 Xông hơi bằng gừng
Chuẩn bị:
  • 1 củ gừng
  • 1 nắm lá bạc hà, hương nhu, lá bưởi, lá chanh
  • 3 - 4 nhánh sả
  • 2.5 lít nước
Cách thực hiện:
  • Rửa thật sạch các nguyên liệu, giữ nguyên vỏ của gừng và cuống của cây sả. 
  • Sau đó, bạn đập dập gừng, sả và vò nát các loại lá.
  • Cho tất cả vào một nồi lớn, đổ nước rồi đun với lửa lớn. 
  • Đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp và trùm chăn rồi tiến hành xông hơi.

Một số lưu ý khi trị cảm cúm bằng gừng

Gừng là một thảo dược rẻ tiền cũng như dễ tìm kiếm ngay trong nhà nhưng mang lại hiệu quả chữa cảm cúm hiệu quả, tuy nhiên khi áp dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Gừng là một loại thảo dược có tính cay nóng, nếu sử dụng quá nhiều rất dễ gây nóng trong người.
  • Khi bôi gừng ngoài da, không nên bôi nhiều một chỗ vì có thể khiến da bị kích ứng.
  • Gừng có thể gây ợ chua, kích ứng miệng hoặc tiêu chảy (Dù trường hợp này khá hiếm gặp).
  • Phụ nữ có thai nên thận trọng, không sử dụng quá nhiều gừng.
  • Trị cảm cúm bằng gừng thường chỉ hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. 
  • Hiệu quả của chữa cảm cúm bằng gừng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
  • Sử dụng gừng liều cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động đông máu, vì vậy phải thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc chống đông warfarin.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn 6 cách trị cảm cúm bằng gừng tại nhà an toàn và hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu tình trạng cảm cúm vẫn kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật