Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

TOP 4 Cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ tại nhà cực hay

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Khi trẻ bị sốt, ba mẹ thường hay lo lắng và tìm mọi cách để hạ sốt giúp trẻ. Vì sự an toàn về sức khỏe của trẻ, một số ba mẹ thường hay áp dụng các giải pháp hạ sốt thông qua các bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên được dân gian truyền miệng, điển hình là cách hạ sốt bằng lá tía tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng cất công tìm hiểu và nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng lên trẻ.
Xuất phát từ nguyên nhân đó cũng như mong muốn cải thiện sức khỏe tốt nhất cho mọi người, hôm nay nhathuocviet.vn sẽ chia sẻ cho ba mẹ vài thông tin hạ sốt bằng lá tía tô như sau.

Công dụng hạ sốt của lá tía tô đối với trẻ

Tía tô có tên khoa học là Folium Perillae Frutescentis, là loại cây thuộc họ Hoa Môi cao khoảng 0,5-1m, lá mọc đối, mép lá có răng cửa, mặt dưới lá có màu tím và lông tơ, mặt trên lá màu xanh lục.
Lá tía tô có mùi thơm, thường được dùng như là món rau ăn kèm với các bữa ăn hằng ngày của nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, lá tía tô cũng có nhiều lợi ích sức khỏe trong việc chữa bệnh ở nhiều người.
Cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ hiệu quả như thế nào?
Cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ hiệu quả như thế nào?
Theo kiến thức Y học hiện đại, trong thành phần của lá tía tô có khoảng 0,3-0,5% tinh dầu, đặc biệt là limonene, α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla alcohol có các công dụng như:
  • Hạ sốt: Nước và dịch chiết xuất từ lá tía tô giúp cho các mạch máu ngoài da giãn ra, giúp cho các lỗ chân lông giãn nở, tăng tiết bã nhờn. Từ đó hỗ trợ làm mát và hạ nhiệt nhanh.
  • Kháng khuẩn: Các nghiên cứu khoa học cũng kết luận rằng trong lá tía tô có chất kháng khuẩn, chống viêm cực tốt, có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn.
  • Thư giãn: Tinh dầu của lá tía tô giúp trẻ thư giãn, giảm bớt khó chịu khi sốt.
Còn theo kiến thức Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải biểu, phong hàn, tác động vào 3 kinh mạch như phế-tâm-tỳ, với tác dụng hạ sốt, trừ cảm, dùng để an thai và trị ngộ độc hiệu quả. Nhờ vậy mà lá tía tô thường được dùng nhiều trong những việc như hạ sốt, giảm ho, điều trị mụn, chữa sâu răng, chữa bệnh sùi mào gà và làm lành các tổn thương ở dạ dày.
Với những công dụng tuyệt vời như vậy, nhiều quý ba mẹ xem lá tía tô như là một trong những cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc tại nhà an toàn, hiệu quả.

Dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ trong các trường hợp nào?

Tuy cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ nhỏ mang lại hiệu quả nhưng không phải trường hợp nào quý ba mẹ cũng có thể áp dụng. Do đó, ba mẹ chỉ nên dùng trong các trường hợp trẻ bị sốt do:
  • Cảm lạnh.
  • Tiêm phòng.
  • Côn trùng cắn.
  • Mọc răng.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, quý ba mẹ cũng cần phải hết sức dè dặt, để ý và xem phản ứng của con. Nếu xảy ra tình trạng dị ứng hoặc có dấu hiệu bất thường nào ở trẻ thì nên dừng sử dụng ngay.
Đặc biệt, quý ba mẹ không sử dụng lá tía tô để điều trị trẻ bị sốt cao hoặc sốt xuất huyết. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện sớm nhất.

Cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ có an toàn không?

Theo y học cổ truyền thì lá tía tô có nguồn gốc từ thiên nhiên, là loại thảo dược không có độc tố nên hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ có thể yên tâm sử dụng lá tía tô để hạ sốt cho trẻ.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý các trường hợp sử dụng lá tía tô cho trẻ như đã đề cập ở phần trên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

Hướng dẫn 4 cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ tại nhà

Uống nước tía tô hạ sốt cho trẻ hiệu quả

Cách hạ sốt bằng lá tía tô đầu tiên cũng là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất. Quý ba mẹ chỉ cần cho trẻ uống nước lá tía tô hằng ngày để hạ sốt.
Uống nước lá tía tô giúp trẻ nhanh hết sốt.
Uống nước lá tía tô giúp trẻ nhanh hết sốt.
Nguyên liệu:
  • Lá tía tô tươi: 15-20 lá hoặc tùy ý.
Cách thực hiện:
  • Đem lá tía tô rửa sạch, ngâm qua nước muối để diệt khuẩn và làm sạch bụi.
  • Cho lá tía tô vào nồi, thêm 500ml nước rồi đun lửa nhỏ.
  • Đợi khoảng 5 phút thì chắt ra dùng, chia làm nhiều lần.
Lưu ý: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tuyệt đối không cho trẻ uống nước lá tía tô trực tiếp. Thay vào đó, các mẹ bỉm sữa hãy uống nước lá tía tô rồi cho trẻ ti sữa để trẻ nhận được phần dược chất theo cách gián tiếp. Với trẻ lớn hơn, các mẹ có thể cho bé uống từng chút một vào theo dõi phản ứng sau đó.
Ưu điểm:
  • Việc đun sôi lá tía tô sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus có trong lá.
  • Mặc khác lá tía tô được đun không còn vị hăng nên bé sẽ không khó chịu.
Nhược điểm:
  • Việc đun ở nhiệt độ cao có thể khiến cho tinh dầu và các dược chất vốn có bị mất.
Để hiểu rõ hơn về công dụng của nước lá tía tô trong việc giúp trẻ hạ sốt hiệu quả như thế nào, quý ba mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết dưới đây:
>>> [Bật mí] Cho trẻ uống nước lá Tía tô có giúp hạ sốt hiệu quả không?

Dùng lá tía tô đắp, chườm ngoài da cho trẻ

Ngoài cách uống nước lá tía tô để hạ sốt trên, ba mẹ cũng có thể dùng lá tía tô đã giã nát để đắp vào các phần vị trí trên cơ thể trẻ để hạ sốt.
Dùng lá tía tô giã nhuyễn chườm cho trẻ khi bị sốt.
Dùng lá tía tô giã nhuyễn chườm cho trẻ khi bị sốt.
Nguyên liệu:
  • Lá tía tô tươi: 15-20 lá.
  • Một vài chiếc khăn sạch, mềm.
Cách thực hiện:
  • Lấy lá tía tô rửa sạch hết bụi đất rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15- 20 phút để loại bỏ vi khuẩn và virus.
  • Tiếp theo, giã nát các lá tía tô rồi dùng khăn mềm bọc lại và lau cho trẻ. Để mang lại hiệu quả tốt hơn, ba mẹ vừa lau vừa chườm khăn lên các vị trí như nách, bẹn, trán để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.
Ưu điểm:
  • Dùng lá tía tô tươi giúp giữ nguyên được các dược chất và đảm bảo được công dụng hạ sốt cho trẻ.
  • Áp dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nhược điểm:
  • Lá tía tô có mùi hăng nên có thể khiến trẻ khó chịu.
  • Nước lá tía tô có thể làm bẩn quần áo của trẻ.
Lưu ý:
  • Đối với loại khăn dùng bọc lá tía tô để lau và chườm cho trẻ, ba mẹ nên lựa chọn loại khăn sạch, mềm mịn, không vương sợi bông để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.
  • Khi lau, ba mẹ cũng nên lau nhẹ nhàng, tránh chà xát lên da khiến trẻ khó chịu. Tránh lau trúng vùng mắt, mũi hoặc vết thương đang hở của trẻ.

Cháo tía tô giúp trẻ hạ sốt, bổ sung dinh dưỡng

Khi bị sốt, trẻ cần được bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh. Do đó, cháo lá tía tô là sự lựa chọn tuyệt vời lúc này.
Hơn nữa, cháo còn là món ăn có thành phần nước dồi dào giúp bù đắp lại lượng nước mà cơ thể trẻ bị mất đi khi thân nhiệt tăng cao trong quá trình bị sốt.
Cháo lá tía tô bồi bổ cho trẻ mau hết sốt.
Cháo lá tía tô bồi bổ cho trẻ mau hết sốt.
Nguyên liệu:
  • Gạo tẻ: 80-100g.
  • Lá tía tô: vài lá đủ dùng.
  • Thịt heo: 100g.
  • Một ít gia vị.
Cách thực hiện:
  • Đem lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó thái sợi vừa ăn.
  • Thịt heo rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Vo gạo cho sạch rồi cho vào nồi ninh cùng với phần thịt trên.
  • Đợi khi cháo chín thì cho phần lá tía tô đã thái nhỏ vào.
  • Múc cháo ra bát, cho bé thưởng thức ngay khi còn nóng.
Lưu ý: Mẹ nên cho bé ăn cháo khi nóng để giúp tiết mồ hôi nhiều, giải cảm tốt hơn.
Ưu điểm:
  • Lá tía tô khi nấu sẽ bớt đi vị nồng nên được bé thích.
  • Ngoài việc giải cảm, cháo tía tô còn cung cấp dưỡng chất, giúp bé dễ tiêu.
Nhược điểm:
  • Lá tía tô nấu chín khiến cho tinh dầu và dược chất bị giảm bớt đi nhiều.

Cháo tía tô nấu cùng gừng tươi và trứng gà

Bên cạnh cháo lá tía tô với thịt băm, ba mẹ cũng có thể nấu cháo lá tía tô cùng với gừng tươi và trứng gà để hạ sốt cho trẻ, đồng thời còn làm phong phú thêm cho hương vị món cháo, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mỗi ngày. Hơn nữa, món cháo này cũng rất dễ chế biến, ba mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Cháo lá tía tô nấu với gừng tươi và trứng gà.
Cháo lá tía tô nấu với gừng tươi và trứng gà.
Nguyên liệu:
  • Gạo tẻ: 80g.
  • Lá tía tô tươi: 10-15 lá hoặc tùy ý.
  • Gừng: 10-15g.
  • Trứng gà: 01 quả.
  • Hành tím: 10-15g.
  • Một ít gia vị.
Cách chế biến:
  • Ngâm gạo tẻ với nước khoảng 15-20 phút rồi nấu cháo.
  • Đem lá tía tô và hành tím đi rửa sạch và thái nhỏ.
  • Gừng tươi cắt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành sợi nhỏ.
  • Đợi khi cháo chín thì cho lòng đỏ trứng gà vào.
  • Khuấy đều rồi cho phần lá tía tô, hành tím, gừng tươi và chút gia vị nêm nếm vừa đủ ăn.

Các lưu ý khi hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô

Cách dùng lá tía tô hạ sốt cho trẻ tuy mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên để tối ưu nhất bạn nên lưu ý những điều sau:
  • Chọn lá tía tô tươi, không bị dập nát. Không chọn lá tía tô có màu sắc hoặc mùi hương bất thường.
  • Sử dụng lá tía tô với một liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể gây dị ứng cho trẻ.
  • Chỉ áp dụng cách hạ sốt bằng lá tía tô khi trẻ bị sốt dưới 38,5 độ. Trường hợp sốt cao nên đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện sớm nhất.

Một số thực phẩm mà trẻ nên kiêng khi bị sốt

Ngoài việc thực hiện cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô, quý ba mẹ cũng nên kết hợp cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý để giúp bệnh tình của trẻ thuyên giảm. Chẳng hạn:
  • Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, nước ngọt có gas, cafein, các loại thức ăn nhanh hoặc các loại bánh kẹo có đường tinh luyện vì có thể làm cho trẻ bị sốt nặng hơn.
  • Tránh cho trẻ bị sốt ăn các loại thức ăn cay nóng, chiên rán, giàu chất béo.
  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có quá nhiều chất xơ, dầu mỡ vì có thể gây quá tải cho hệ thống tiêu hoá khi trẻ đang bị sốt.

Tổng kết

Với mong muốn giúp cho các thiên thần nhỏ trong gia đình của ba mẹ nhanh chóng lấy lại sức khỏe và mau hết sốt, nhathuocviet.vn hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết này đã mang lại góc nhìn đầy đủ cho ba mẹ cũng như độc giả về cách hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ hiệu quả nhất.
Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe và bình an!
 
Xem thêm:

Tham gia bình luận:

  • a995

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật