Trễ kinh là một biểu hiện rõ ràng nhất khi mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng là do chị em đang mang thai mà hiện tượng này còn do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Bài viết dưới đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ bật mí cho bạn cách phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai, cùng tìm hiểu nhé.
Chậm kinh là gì?
Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh. Đây chính là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ khi đã đến chu kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Nếu như quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì được gọi là chậm kinh. Nếu như chị em bị lỡ ít nhất là ba kỳ kinh nguyệt tiếp theo nên được gọi là vô kinh.
Chậm kinh là hiện tượng thường gặp ở đa số các chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì.
Chậm kinh
Thế nào là mang thai?
Mang thai hay còn được gọi là thai nghén. Đây chính là việc mang một hay nhiều con ở bên trong tử cung của phụ nữ. Trong một lần thai nghén, phụ nữ có thể có nhiều bào thai, giống như những trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba.
Một chu kỳ thai kỳ thường kéo dài 266 ngày kể từ khi thụ thai hoặc 280 ngày kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng nếu như chu kỳ thường xảy ra thường xuyên là 28 ngày. Ngày chuyển dạ được tính dựa vào kỳ kinh cuối cùng.
Mang thai
Phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai chi tiết nhất
Để phân biệt chậm kinh và mang thai, bạn có thể dựa trên một số khía cạnh như sau:
Chảy máu
Quan sát tình trạng ra máu âm đạo có thể phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai:
Chậm kinh: Bạn nữ sẽ không hề ra máu cho tới ngày hành kinh đầu tiên. Khi xuất hiện kinh, lượng máu kinh có thể tăng dần và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Buồn nôn
Chậm kinh: Nếu như kỳ kinh nguyệt đến chậm, bạn sẽ không có triệu chứng buồn nôn. Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất ngoài đặc điểm không chảy máu. Khi đó xác suất có thai sẽ rất thấp.
Mang thai: Những cơn buồn nôn (hay còn được gọi là ốm nghén) thường đến sau 1 tháng kể từ khi thụ thai. Đa số các mẹ đều gặp phải triệu chứng này và đây chính là dấu hiệu rõ rệt cho thấy mẹ đã mang thai.
Chuột rút
Chậm kinh: Trước 1 đến 2 ngày khi hành kinh, bạn sẽ gặp phải các cơn đau nhức do chuột rút gây ra. Cho đến khi đến ngày hành kinh đầu tiên thì cơn đau mới thuyên giảm dần.
Mang thai: Cùng mức độ đau nhói như trên nhưng đối với phụ nữ đang mang bầu, cơn đau thường tập trung ở lưng dưới hoặc bụng dưới. Thời gian bị chuột rút cũng lâu hơn và có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng.
Chuột rút
Đau ngực
Chậm kinh: Tình trạng này thường xảy ra vào kỳ sau của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài khi chu kỳ mới bắt đầu. Tình trạng này sẽ thuyên giảm trong ngày đèn đỏ bởi hàm lượng progesterone suy giảm. Theo đó, phụ nữ đang cho con bú sẽ có triệu chứng nặng hơn so với mức bình thường. Bên cạnh đó, các mô ngực sẽ trở nên dày cộm và khiến cho bạn cảm thấy đau nhức âm ỉ.
Mang thai: Tình trạng đau nhức âm ỉ khi mang thai thường đi liền với cảm giác ngực nặng hơn. Bạn sẽ trở nên nhạy cảm và dễ đau mỗi khi sờ vào. Tình trạng này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày kể từ khi thụ thai, thậm chí có thể là một vài ngày sau khi thụ thai. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai.
Thèm ăn
Chậm kinh: Trước ngày “hành kinh”, nhiều bạn nữ bỗng nhiên có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đồ uống có gas,… Tuy nhiên, những cơn thèm này chỉ xuất hiện trong vòng vài ngày rồi biến mất.
Mang thai: Ở phụ nữ nếu có bầu, họ sẽ thèm ăn một số món nhưng lại bị buồn nôn, thậm chí có thể sợ hãi với món ăn đó. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài tuần đầu hoặc suốt cả thai kỳ.
Các triệu chứng chỉ có ở mang thai
Bạn có thể nhận biết các triệu chứng chỉ có ở mang thai như:
- Xuất huyết do phôi làm tổ, lượng máu rất ít, thời gian ra máu chỉ từ 2 - 3 ngày, màu nâu đỏ hoặc thẫm kèm theo dịch nhầy.
- Tâm trạng, cảm xúc thay đổi đột ngột, người mệt mỏi, dễ buồn ngủ, thời gian ngủ trong ngày sẽ nhiều hơn bình thường.
- Đi tiểu nhiều hơn trong ngày, có thể xuất hiện táo bón.
- Buồn nôn, nôn khi ngửi thấy khó chịu nhất là vào lúc sáng sớm, mới ngủ dậy.
- Xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, thường từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.
- Nội tiết tố thay đổi dễ nhận biết nhất ở làn da như da ửng hồng, nổi mụn, bóng dầu,...
Cách khắc phục tình trạng trễ kinh ở nữ giới
Chu kỳ kinh nguyệt có ổn định hay không ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, khi nhận thấy tình trạng kinh trễ kéo dài cần hết sức lưu ý và tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng nếu đó không phải là dấu hiệu của một thai kỳ.
Cách khắc phục tình trạng chậm kinh
Để khắc phục tình trạng trễ kinh ở nữ giới, các bạn có thể áp dụng theo một số biện pháp như sau:
- Hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh: Tức là cần thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học và mang lại lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể các bạn cần:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại thịt, rau củ quả,.. Ngoài ra, tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
- Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tình trạng thức khuya kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và stress quá độ. Một giấc ngủ ngon hàng ngày không chỉ có ích cho tâm trạng mà còn khiến nội tiết tố được cân bằng, giảm tình trạng trễ kinh hiệu quả.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày bằng các bài tập vừa sức, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, nhịp điệu. Thể dục thể thao vừa khiến cơ thể giàu năng lượng lại giúp hạn chế tình trạng trễ kinh hiệu quả.
- Luôn giữ cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ tránh căng thẳng stress để giúp chu kỳ luôn đều đặn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày: Điều này sẽ giúp chị em hạn chế được các căn bệnh phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến quá trình hành kinh của các chị em.
Trên đây, chúng tôi vừa phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai một cách chi tiết nhất. Hi vọng những chia sẻ ngày hôm nay của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn.
Xem thêm: