Dược sĩ Đào Kim Long kể lại chuyện đi tìm sâm Ngọc Linh
Năm 1970, đang là Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội, Dược sĩ Đào Kim Long đã nhận nhiệm vụ đi từ Bắc vào chiến trường miền Nam tìm cây thuốc cho người dân và bộ đội. Tới gần Tết Nguyên đán năm 1971, ông cùng 13 đồng nghiệp bắt đầu hành trình đi tìm thuốc. Họ phải vượt qua rất nhiều đoạn đường hiểm trở trên dãy Trường Sơn với muôn trùng khó khăn và thử thách. Tới khoảng 9h ngày 19/3/1973, ông và học trò Nguyễn Châu Giang đã tìm được 10 cá thể sâm Ngọc Linh đầu tiên tại độ cao 1.800m, cũng như phát hiện được quần thể sâm Ngọc Linh mọc tập trung tại độ cao 2.000m so với mực nước biển.
Đầu năm 1975, được sự cho phép của Bộ Y tế, Dược sĩ Nguyễn Thời Nhâm (khi đó là Trưởng Xưởng Dược miền Trung Trung bộ và Xưởng Thủy tinh Liên khu 5) mang sâm Ngọc Linh đi phân tích phục vụ đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở Ba Lan. Công trình này đã chứng minh sâm Ngọc Linh có đầy đủ tác dụng như sâm Triều Tiên.
Năm 1987, Tiến sĩ Dược học Nguyễn Thời Nhâm (lúc này là Giám đốc Trung tâm Sâm Việt Nam) đã hợp tác với chuyên gia hàng đầu đến từ các viện dược liệu ở Ba Lan, Nhật Bản... nghiên cứu về sâm. Nghiên cứu đã chỉ ra thân và rễ củ sâm Việt Nam chứa 52 loại saponin thuộc nhóm triterpen có tính kháng khuẩn, kháng ung thư, axit béo… Trong đó có 26 loại saponin có cấu trúc mới với tổng hàm lượng là 10,82%. Giá trị này của sâm Ngọc Linh gấp 3 lần sâm Triều Tiên (chỉ có 26 loại saponin với tổng số hàm lượng là 3,52%); hai lần sâm Mỹ (chỉ 14 loại saponin với tổng hàm lượng là 3,83%) và Trung Quốc (23 loại saponin với hàm lượng 4,87%).
Tại nhiều hội thảo quốc tế, các nước đã thừa nhận "sâm Ngọc Linh là sâm quý nhất Việt Nam và là một trong bốn sâm quý nhất thế giới cùng với Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc". Theo ông Long, từ trẻ sơ sinh đến người già đều sử dụng sâm Ngọc Linh mà không lo ngộ độc, trong khi nếu dùng các loại sâm khác, thì có thể khiến trẻ em bị suy thận, dẫn đến tử vong; còn người già có thể bị mất ngủ.
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Phân biệt sâm Ngọc Linh giả và thật
II/ Vùng địa lý nơi sâm Ngọc Linh phân bố tự nhiên và hiện đang được trồng mới
Sâm Ngọc Linh phân bố chủ yếu tại vùng rừng núi Ngọc Linh nằm tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Kon Tum thuộc vùng Tây Nguyên, và Quảng Nam thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, ở độ cao từ 1.200m trở lên (theo một số tài liệu thì độ cao chính xác là khoảng từ 1.500m trở lên), đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700 - 2.000m dưới tán rừng già. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granite dày trên 50cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng.
Vườn sâm Ngọc Linh hiện đang được trồng mới trên núi Ngọc Linh
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Sâm Ngọc Linh
III/ Nỗ lực di thực và nhân giống sâm Ngọc Linh
1/ Nhà sư tại Đà Lạt nhân giống thành công Sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô
Nhà sư Thích Huệ Đăng nhân giống sâm Ngọc Linh bằng nuôi cấy mô
Có tiền sử bệnh gan, sư thầy Thích Huệ Đăng được các phật tử biếu tặng hai củ sâm Ngọc Linh để hỗ trợ chữa bệnh. Sau khi dùng một thời gian thấy có hiệu quả, sức khoẻ hồi phục, thầy nung nấu ý định tiến hành trồng loại sâm này tại tịnh thất của mình.
Tuy nhiên, Sâm Ngọc Linh không phải là loại dược liệu dễ tìm hay có giá rẻ. Do đó, phần nhiều loài sâm này sẽ dành cho người giàu, người có tiền, giới thượng lưu. Nhằm giúp cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, bao gồm cả người nghèo cũng có thể tiếp cận loại dược liệu tiên phẩm này, thầy Thích Huệ Đăng nảy ra ý tưởng nhân giống cây sâm này, trước tiên là ở khu vực thành phố Đà Lạt, nhằm giúp cho tất cả mọi người, nếu cần, đều có thể được sử dụng.
Vào năm 2008, thầy đã nhiều lần không quản đường xa, trèo đèo lội suối từ Đà Lạt lên vùng núi Ngọc Linh để tìm những cây sâm Ngọc Linh giống đầu tiên. Và thành quả là thầy đã tìm được khoảng mấy mươi cây sâm đem về để nhân giống bằng hình thức nuôi cấy mô. Nhờ đó, hiện nay quy mô của vườn cây giống đã trở nên vô cùng đồ sộ với số lượng lên đến hàng ngàn, hàng vạn cây - cả bên trong phòng nuôi cấy, lẫn bên ngoài vườn.
Cây sâm Ngọc Linh được tạo ra bằng phương pháp cấy mô sẽ được nuôi trong phòng cấy mô 3 năm, sau đó mới trồng xuống vườn. Thêm vào khoảng 5 đến 6 năm để cây trưởng thành, thì tất cả cần tổng cộng khoảng 10 năm là chúng ta sẽ có hoa và hạt sâm mới để làm giống. Từ hạt giống đó, ươm ra cây con, sẽ tạo ra nguồn cây giống dồi dào. Còn phần sinh khối (callus) được tạo ra trong quá trình cây mô, sẽ được sấy khô làm nguyên liệu sản xuất viên nén sâm Ngọc Linh với hoạt chất Saponin được tạo ra dưới dạng nano. Đây cũng là thành tựu độc đáo của thầy, và hiện nay trên cả nước chưa có một doanh nghiệp nào có thể làm được dạng bào chế viên nén sâm Ngọc Linh với hoạt chất ở dạng nano.
Sâm Ngọc Linh được trồng theo phương pháp nuôi cấy mô
2/ Trồng thành công Sâm Ngọc Linh tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng)
Vườn sâm Ngọc Linh được trồng bằng hạt tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng)
Trước giờ đa số sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên, hoặc được trồng thành công đa số đều là nằm trong vùng núi Ngọc Linh - quê hương của loài sâm này. Tuy nhiên, mới đây, vào năm 2019, một nhóm các nhà khoa học Việt - Hàn đã tiến hành nghiên cứu và trồng thành công vườn sâm Ngọc Linh rộng khoảng 3.000 m2 ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) hoàn toàn chỉ bằng hạt sâm, thay vì các phương pháp khác. Đặc biệt, những cây sâm này vẫn sinh trưởng tốt, ra hoa kết trái, cũng như tạo ra được những củ sâm có khối lượng, số lượng và hàm lượng hoạt chất tương đương với sâm Ngọc Linh mọc bản địa tại vùng núi Ngọc Linh.
Bí quyết thành công của họ đã được tiết lộ là nhờ áp dụng các biện pháp khoa học hiện đại, học hỏi kinh nghiệm lâu năm của Hàn Quốc. Năm 2014, nhóm mua hạt sâm giống từ vùng Ngọc Linh về trồng, kết quả nảy mầm phát triển chồi lá đạt hơn 80%. Tiếp tục chăm sóc đến năm thứ 3, sâm lần lượt nở hoa, ai cũng mừng.
Đại diện Ban Chủ nhiệm Nhóm nghiên cứu, GS-TS Nguyễn Minh Đức cho rằng, việc trồng được sâm Ngọc Linh tại một vùng đất khác là một thành tựu to lớn, là một mốc son chói lọi cho việc nhân giống sâm Ngọc Linh tại Việt Nam. Thành tựu này có được là nhờ hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có của nhóm về sâm Ngọc Linh khi đã thực hiện nhiều nghiên cứu, kết hợp với khoa học - công nghệ của phía Hàn Quốc, nhờ đó đã tìm ra được giải pháp thích hợp là trồng sâm bằng hạt trên địa hình đất bằng phẳng (bình địa) với thiết kế mái che nhân tạo.
Nhờ thế, nơi trồng không cần phải là dưới các tán rừng nguyên sinh, nơi có sẵn thảm thực vật mọc dày như ở vùng núi Ngọc Linh ở độ cao 1.600 - 1.800m. Hiện vườn sâm của nhóm nằm ở độ cao 1.400 m, không cách xa quốc lộ, nhìn từ xa cứ ngỡ như khu nhà kính trồng rau, nhưng được chăm sóc trong hệ thống mái che nhân tạo, kiểm soát tối ưu độ chiếu sáng mặt trời, lượng nước tưới nên tỷ lệ sống sót cao hơn so với điều kiện khắc nghiệt như trong tự nhiên.
Điều hết sức quan trọng để đánh giá sự thành công của sâm trồng là khối lượng củ, số lượng, hàm lượng hoạt chất saponin. Nhóm nghiên cứu cho biết, sâm Ngọc Linh mà họ trồng có rễ và thân rễ phát triển tốt, từ năm thứ 6 có thể thu hoạch củ với trọng lượng trung bình từ 50 - 100 gram/củ tươi (tức khoảng 10 - 20 củ/1 kg). Đặc biệt, hàm lượng saponin qua kiểm nghiệm vượt xa yêu cầu của Dược điển Việt Nam”. Đây là kết quả rất đáng khích lệ.
Kết quả phân tích này cũng đã được trình bày tại Hội thảo Quốc tế về Phát triển sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) công nghệ cao lần thứ nhất diễn ra giữa tháng 8.2019 tại Lâm Đồng.
IV/ Bảo vệ cây trong quá trình trồng sâm Ngọc Linh
1/ Phòng ngừa chuột sâm (sâm thử) gây hại cho sâm Ngọc Linh
Hình ảnh chuột sâm phá hoại vườn sâm Ngọc Linh
Theo người dân địa phương cho biết, khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, là mùa sâm Ngọc Linh trổ hoa, đậu quả dưới tán rừng. Hoa sâm vàng nhạt, quả sâm chín đỏ hấp thụ tinh khí, dưỡng chất của đất trời lại là món ăn khoái khẩu của loài chuột sâm (sâm thử) gồm có chuột vàng và chuột trũi màu xám. Do vậy, mỗi năm cứ đến mùa này, lũ chuột núi cứ thế mà đổ xô tìm về các vườn sâm bạc tỷ để phá.
Theo một người dân địa phương tiết lộ: “Ở đây, ngoài kiểu đánh bắt thủ công dùng gậy đánh, thì người dân còn đặt bẫy. Như tại vườn sâm này, tôi dùng bẫy đá và bẫy kẹp để bắt chuột. Với bẫy đá, mình phải bỏ mồi, trái cây hoặc bắp ngô, chuột vào ăn chạm vào cành cây cò sẽ khiến hòn đá sập xuống. Còn bẫy kẹp là mình đặt vào các lối mòn chuột hay đi, khi đi qua, bẫy sập xuống là chuột sẽ chết”.
Lắp đặt bẫy phòng ngừa chuột sâm tại vườn sâm Ngọc Linh
Tuy nhiên, các loài chuột núi này rất tinh khôn. Khi một con bị mắc bẫy, sẽ để lại mùi, những con khác nhìn thấy chúng biết đó là nơi có nguy hiểm thì lần sau sẽ né tránh không đến. Còn nếu đặt bẫy bằng thuốc chuột, thì có thể ảnh hưởng tới cả vườn sâm Ngọc Linh do đặc tính của loài dược liệu này. Vì thế, bên cạnh việc đặt bẫy, để tăng hiệu quả diệt chuột gây hại, nhiều thanh nhiên địa phương đã chế tạo súng bắn chuột, cung tên, và các loại nỏ.
Hiện nay, cách diệt chuột của người dân địa phương hoàn toàn bằng thủ công để tránh ảnh hưởng đến núi rừng. Người dân chấp nhận thức trắng đêm, chia nhau canh giữ, lùng sục loài chuột tinh khôn này để bảo vệ vườn sâm.
Đặc sản vùng cao - chuột sâm nướng
2/ Phòng ngừa bệnh cho sâm Ngọc Linh
Lá sâm Ngọc Linh bị bệnh đốm vàng
Cây sâm Ngọc Linh bị héo do nhiễm mầm bệnh
Nguyên nhân gây bệnh cho sâm Ngọc Linh:
Theo các chuyên gia, thì nguyên nhân gây bệnh là do khu vực vùng núi Ngọc Linh vào mùa mưa hàng năm có mưa kéo dài, với lượng giáng thuỷ lớn, cũng như có hiện tượng mưa đá, sương muối, trời âm u với độ ẩm cao. Những điều này chính là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh sẵn có trong đất dễ dàng di chuyển và xâm nhập vào rễ, gây hại cho cây. Một yếu tố nguy cơ khác là do đa số các vườn trồng sâm không được che kín phía trên bằng bạt hay mái che.
Phòng ngừa mầm bệnh cho sâm Ngọc Linh:
- Người trồng sâm cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Cụ thể, cần thường xuyên kiểm tra vườn trồng, khơi thông dòng chảy để thoát nước; Vệ sinh vườn để tạo độ thông thoáng; Hạn chế dùng thuốc trừ sâu vì sẽ gây ảnh hưởng tới cây.
- Khi cây xuất hiện tình trạng bệnh, chúng ta cần tách riêng cây bị bệnh ra ngoài, trồng vào giá thể riêng để cách ly cây bệnh với cây lành, cũng như tiến hành tiêu huỷ các phần của cây đã nhiễm bệnh.
- Cần che phủ kỹ lưỡng phía trên vườn sâm Ngọc Linh. Người trồng sâm nên tiến hành lắp đặt bạt hoặc mái che có màu đen cho luống trồng để làm giảm cường độ ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây sâm Ngọc Linh vào mùa khô. Phía ngoài cùng, nên lắp bổ sung thêm 1 lớp nilon mỏng bên ngoài để phòng tránh mưa đá và sương muối gây ảnh hưởng đến cây vào mùa mưa.
- Song song đó, để đảm bảo chất lượng cho sâm, người trồng sâm cần bón bổ sung lượng mùn lấy từ núi Ngọc Linh (đã được xử lý) để diệt nguồn nấm trong đất và lá mục. Nhờ đó cây sâm Ngọc Linh sẽ dễ hấp thu và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn, cũng như được bảo vệ khỏi các mầm bệnh gây hại.
Lời khuyên của chuyên gia để phòng bệnh cho sâm Ngọc Linh
Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia, trước khi trồng lại hoặc trồng mới, chúng ta nên trồng các luống với mật độ thưa để tránh gia tăng phát sinh của bệnh. Nên bón vôi trong thời gian từ 3 đến 6 tháng để diệt trừ hoàn toàn mầm bệnh trước khi tiến hành trồng lại. Các giá thể nên có độ dày từ 15 đến 20cm.
V/ Kết luận
Trên đây Hệ thống Nhà thuốc Việt đã thông tin cho các bạn về các khu vực trồng của sâm Ngọc Linh. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Xin chân thành cảm ơn!
----------------------------------------------
>> Xem thêm các sản phẩm liên quan:
1/ Nước bổ dưỡng sâm Ngọc Linh
2/ Sâm Ngọc Linh Love Good For Men’s Health
3/ Sâm Ngọc Linh Love Good For Women’s Health
4/ Tỏi đen - Sâm Ngọc Linh
----------------------------------------------
Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!
• Website: https://nhathuocviet.vn
• Hotline/Zalo: 0985508450
• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet