Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Phân biệt các loại sâm Ngọc Linh giả với sâm Ngọc Linh thật

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Theo lý luận của Y học cổ truyền, nhân sâm là một trong bốn loại dược liệu quý hiếm thượng đẳng, gồm có sâm - nhung - quế - phụ. Sâm Ngọc Linh - là một loại nhân sâm, do đó cũng chính là một loại dược liệu quý hiếm, đã được chứng minh qua lâm sàng là có nhiều tác dụng tích cực nhằm cải thiện sức khỏe con người, cũng như giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật. Chính vì thế, có rất nhiều người đã tin tưởng sử dụng sâm Ngọc Linh, khiến cho hiện nay rất khó phân biệt được sâm Ngọc Linh giả và thật.

Tứ đại bổ - 4 loại dược liệu quý nhất: Sâm, Nhung, Quế, Phụ

Thông qua bài viết của Hệ thống Nhà thuốc Việt dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách phân biệt chính xác và dễ dàng, để bạn có thể chọn lựa đúng sản phẩm như mong muốn.

>>> Để được tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm Sâm Ngọc Linh, vui lòng liên hệ số hotline sau: Mr Dương Công Đông - 0983883456

I/ Tổng quan về dược liệu sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên (theo một số tài liệu thì độ cao chính xác là khoảng từ 1.500m trở lên), đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700 - 2.000m dưới tán rừng già trong vùng rừng núi Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh có đặc điểm sinh học là thường mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, độ che phủ trên 80%, thích hợp với nhiệt độ mát mẻ (ban ngày từ 20 đến 25 độ C, ban đêm từ 15 đến 18 độ C). Cây sâm có tốc độ sinh trưởng khá chậm.

Trong khu vực núi Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh gần như đã bị khai thác quá mức đến nỗi số lượng trong tự nhiên còn rất ít. Hiện nay, bà con các dân tộc thiểu số địa phương đã tiến hành trồng mới diện tích lớn nhằm giúp bảo tồn loài cây quý hiếm này, cũng như giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như giúp phát triển kinh tế bền vững và lâu dài cho hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.

Vườn sâm Ngọc Linh đang được trồng mới trên núi Ngọc Linh

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Sâm Ngọc Linh

II/ Các loại sâm Ngọc Linh giả

Tam thất hoang (sâm Vũ Diệp): Đây là loại cây mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Cây mọc hoang chứ chưa trồng được nên có tên gọi là Tam thất hoang.

Loại dược liệu này thường hay được dùng làm giả sâm Ngọc Linh vì chứa nhiều hoạt chất Saponin nhưng có hàm lượng thấp hơn.

Hình ảnh củ Tam thất hoang (Sâm Vũ Diệp)

Tam thất: Đây là một dược liệu thường mọc ở những vùng núi cao từ 1500m trở lên và ở nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, như các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tam thất thường được làm giả sâm Ngọc Linh vì có ngoại hình tương đồng, tuy nhiên củ Tam thất thường đắng hơn và chứa ít saponin hơn.

Hình ảnh củ Tam thất

Củ Đan Thạch: Đây là một loại cây dại mọc trong rừng. Loại cây này thường bị các đối tượng xấu dùng làm giả sâm Ngọc Linh vì có ngoại hình khá tương đồng.

III/ Phân biệt sâm Ngọc Linh giả và thật

1/ Phân biệt sâm Ngọc Linh giả và thật qua mùi vị

Mùi vị được xem là một trong những cách nhận biết sâm Ngọc Linh rõ ràng nhất.

Với sâm Ngọc Linh thật, ta thấy có mùi thơm nồng, có thể ngửi rất rõ bằng mũi. Khi nếm thử, ta sẽ thấy có vị đắng, nhưng hơi pha ngọt nhẹ, thanh mát, giòn và không có xơ.

Ngược lại, sâm Ngọc Linh giả thì không có mùi thơm đặc trưng, khi nhai thấy cứng chứ không mềm, có nhiều xơ và dai, vị ngái, có vị đắng ngắt chứ không thanh mát, không có vị ngọt như sâm Ngọc Linh thật.

2/ Phân biệt sâm Ngọc Linh giả và thật thông qua đặc điểm hình thái bên ngoài

Về bộ phận lá: Sâm Ngọc Linh thật có lá nhỏ, mỏng và mềm, mọc ở đỉnh của thân. Lá là dạng lá kép chân vịt, thường có từ 3 đến 5 lá kép. Răng cưa ở mép lá rất nhỏ và đều. Trong khi đó, các loại sâm Ngọc Linh giả thường có lá to, bề ngang rộng, lá có răng cưa sâu và dày. Ngoài ra, trên bề mặt phía sau của lá sâm Ngọc Linh giả có ít lông hơn so với sâm Ngọc Linh thật.

Hình ảnh lá sâm Ngọc Linh thật

Về thân rễ và rễ củ: Sâm Ngọc Linh thật có các mắt trên thân mọc lệch nhau, các mắt không tròn hẳn và mọc lõm vào thân. Vỏ củ sâm Ngọc Linh thật rất mỏng và nhẵn, không xù xì. Khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc xanh xám. Vỏ củ sâm Ngọc Linh giả rất sần sùi.

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua hình thái bên ngoài củ sâm

Về khối lượng của củ sâm: Sâm Ngọc Linh thật cầm rất chắc tay, củ nhìn qua tuy bé nhưng từng củ đều rất nặng. Trong khi đó, sâm Ngọc Linh giả cầm có cảm giác rỗng bên trong, củ nhìn to nhưng từng củ rất nhẹ.

Về cấu trúc đốt mắt: Đốt mắt là vết tích của thân khí sinh hàng năm để lại. Sâm Ngọc Linh thật có nhiều rễ bám, khoảng cách mắt so le nhau, mọc không đều. Số lượng mắt ít do trong ba năm đầu tiên, cây sâm không rụng thân khí sinh nên chỉ có 1 mắt, sau đó cứ thêm 1 năm thì có thêm 1 mắt. Trong khi đó, với sâm Ngọc Linh giả thì khoảng cách mắt đều và mọc thẳng hàng hơn, số lượng nhiều vì một năm có thể mọc nhiều đốt.

3/ Phân biệt sâm Ngọc Linh giả và thật thông qua kiểm định

Cách chính xác nhất để biết dược liệu có phải sâm Ngọc Linh thật hay không là dựa vào việc đem đi kiểm định hợp chất. Thông thường, chúng ta phải đem mẫu dược liệu tới các trung tâm uy tín, có khả năng kiểm định chuyên sâu thì mới xác định được các hợp chất đặc trưng để xác định chính xác sâm Ngọc Linh thật.

Cụ thể, việc xác định sẽ dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để định tính hợp chất Saponon có trong sâm, rồi tiến hành xác định từng loại Saponin thông qua phương pháp định tính Saponin toàn phần bằng Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) thì mới đưa ra được kết luận rằng mẫu dược liệu có phải là sâm Ngọc Linh hay không. 

Nếu trong kết quả kiểm tra, mẫu thử có đầy đủ các hợp chất Ginsenoside loại Rg1, Rb1 với tỷ lệ nằm trong khoảng tham chiếu và đặc biệt là có tồn tại hợp chất Majonoside R2 thì mẫu thử đúng là sâm Ngọc Linh thật. Các loại sâm Ngọc Linh giả thông thường cũng chứa các hợp chất Ginsenoside loại Rg1, Rb1 nhưng hàm lượng sẽ ít hơn, và hoàn toàn không chứa hợp chất Majonoside R2 (MR2).

Ví dụ về giấy kiểm định chứng minh sâm Ngọc Linh thật

Dưới đây là 3 địa chỉ kiểm định sâm Ngọc Linh uy tín trên cả nước:

- Viện Dược Liệu (đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế). Địa chỉ: Số 3B Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM. Địa chỉ: Số 41 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Viện Sinh học Nhiệt đới. Địa chỉ: Số 9/621 Xa lộ Hà Nội, Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP HCM.

IV/ Kết luận

Qua những thông tin chi tiết trên đây, Hệ thống Nhà thuốc Việt đã giới thiệu đầy đủ về các cách phân biệt sâm Ngọc Linh giả và thật. Mong rằng, nhờ đó, bạn có thể mua được những sản phẩm sâm Ngọc Linh có chất lượng tốt nhất để sử dụng.

Cảm ơn Quý Độc giả đã quan tâm, theo dõi và đọc bài viết của chúng tôi!

----------------------------------------------

>> Xem thêm:

1/ Nước bổ dưỡng sâm Ngọc Linh

2/ Sâm Ngọc Linh Love Good For Men’s Health

3/ Sâm Ngọc Linh Love Good For Women’s Health

4/ Tỏi đen - Sâm Ngọc Linh

----------------------------------------------

Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

• Website: https://nhathuocviet.vn

• Hotline/Zalo: 0985508450

• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

Tham gia bình luận:

  • b51a
  • Hệ thống Nhà Thuốc Việt Phạm Tuấn: hôm trước mình cũng có ghé qua nhà thuốc mua rượu sâm ngọc linh, hàng cũng khá ok, tư vấn nhiệt tình, giờ ở ngoài tràn lan sâm giả, không khéo bị lừa ấy

    Hệ thống Nhà Thuốc Việt Hệ thống Nhà Thuốc Việt :Nhà thuốc Việt thân chào anh Nguyễn Tuấn. Cảm ơn chị đã tin tưởng và mua hàng tại Hệ thống nhà thuốc Việt. Chúc anh sử dụng sản phẩm được như ý ạ!
  • Hệ thống Nhà Thuốc Việt Nguyễn Đức Hữu: ông anh mình đi du lịch cũng có mua phải sâm giả, may sao đọc bài viết phân biệt sâm ngọc linh này mình mới thấy được nhiều thông tin thú vị

    Hệ thống Nhà Thuốc Việt Hệ thống Nhà Thuốc Việt :Nhà thuốc Việt thân chào anh Nguyễn Đức Hữu. Rất vui khi nhận được những phản hồi tích cực từ phía anh. Hi vọng những bài viết trên website nhà thuốc Việt luôn mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả. Chúc anh và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật