Vướng ở cổ họng nhưng không đau là cảm giác thường gặp ở nhiều người, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân gây cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau do đâu? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Bài viết Dưới đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc trên, cùng tham khảo nhé.
Vướng ở cổ họng nhưng không đau là gì?
Vướng ở cổ họng nhưng không đau là tình trạng có cảm giác vướng khó chịu khi nuốt, gần giống cảm giác nghẹn ở cổ họng khó thở. Khi bị hiện tượng này, có thể bạn sẽ cảm thấy giống như có khối u ở cổ họng gây cản trở hoạt động nuốt bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng vướng ở cổ họng này hoàn toàn không gây đau và có thể cũng nhanh chóng biến mất ngay sau đó.
Thông thường, tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau không phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp hoặc cổ họng. Tuy nhiên, tình trạng này gây nhiều bất tiện, mất cảm giác khi ăn uống và khiến cuộc sống kém thoải mái.
Vướng ở cổ họng nhưng không đau
Xem thêm: 10 cách trị ho tại nhà giúp bạn "dứt" ho sau 1 ngày
Nguyên nhân gây cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau
Có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng vướng ở cổ họng nhưng không đau. Các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
Yếu tố tâm lý
Một số yếu tố về tâm lý như stress, căng thẳng, lo lắng,… quá độ có thể dẫn tới tình trạng vướng nghẹn ở cổ họng nhưng không đau.
Trào ngược dạ dày
Cảm thấy vướng ở cổ họng nhưng không đau, đôi khi kèm theo đờm là một dấu hiệu thường gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày khiến axit dạ dày trào lên thực quản gây tổn thương, sưng và viêm niêm mạc thực quản. Khi niêm mạc thực quản bị sưng phù lên sẽ gây hẹp đường kính thực quản khiến thức ăn khó đi qua hơn so với bình thường. Vì thế mà người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng ở cổ họng nhưng không gây đau.
Các triệu chứng của bệnh trào ngược có thể khác nhau ở từng người. Tuy nhiên, khi bệnh mới xuất hiện thường chỉ có cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau. Sau đó, sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản, buồn nôn và nôn,...
Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mãn tính, gây cảm giác vướng ở họng như có đờm. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp là tác nhân chủ yếu. Đặc biệt, ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thì viêm họng hạt là một biến chứng thường gặp. Viêm họng thường gây vướng cổ họng và khó nuốt thức ăn do niêm mạc họng đang bị tổn thương, viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy ngứa họng, ho, sốt,… khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Viêm họng hạt gây vướng ở cổ họng nhưng không đau
Barrett thực quản
Barrett thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau. Barrett thực quản thường gặp ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày trong một thời gian dài khiến niêm mạc liên tục tiếp xúc với axit dạ dày, từ đó gây tổn thương và biến đổi bất thường để thích nghi với trào ngược.
Các tế bào lót ở thực quản liên tục tăng sinh và có thể gây hẹp đường kính thực quản hơn so với bình thường, khiến người bệnh cảm thấy vướng ở cổ họng như có đờm, đôi khi còn có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng.
Barrett thực quản cần được phát hiện sớm, chẩn đoán mức độ lành tính của bệnh và điều trị kịp thời bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản.
Ung thư thực quản
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy hơi vướng ở cổ họng nhưng không đau. Nhưng khi tiến triển nặng, người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt, nuốt đau và cảm giác thức ăn bị mắc kẹt lại ở họng.
Cách khắc phục tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau
Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo.
Phương pháp theo mẹo dân gian
Ngậm gừng tươi: Gừng tươi có tính ấm và có khả năng tán phong hàn, cầm ho và tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, gừng còn chứa hàm lượng cao hoạt chất Gingerol có tác dụng kháng viêm và ức chế virus gây viêm họng. Do đó, việc ngậm gừng tươi có thể giúp làm dịu và khắc phục triệu chứng nuốt vướng ở cổ họng.
Súc miệng với nước muối ấm: Nước muối pha loãng có tác dụng tiệt trùng, khử khuẩn, làm dịu niêm mạc và tiêu viêm hiệu quả. Sử dụng nước muối ấm súc miệng sẽ giúp loại bỏ dịch đờm ứ đọng và giảm tình trạng nghẹn, nuốt vướng ở cổ họng.
Súc miệng với nước muối ấm cải thiện tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau
Sử dụng nước cốt lá tía tô: Lá tía tô có tính ấm, chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất,… rất tốt cho sức khỏe tai – mũi – họng, hỗ trợ kháng viêm và bổ phế rất tốt. Sử dụng lá tía tô sẽ giúp xoa dịu cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.
Uống trà xanh: Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa polyphenol có tác dụng làm dịu cổ họng và loại bỏ cảm giác vướng víu khó chịu trong cổ họng.
Một số bài tập giúp giảm cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau như: Bài tập ngáp/ thở dài, bài tập thở bụng, bài tập nhai, bài tập chuyển động lưỡi,…
Phương pháp Tây Y
Bên cạnh các mẹo dân gian, bạn có thể tham khảo các phương pháp Tây Y để có thể điều trị nhanh chóng tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau.
- Thuốc xịt trị viêm họng: Giúp thông họng, giảm đau rát và làm thông thoáng cổ họng, từ đó giảm cảm giác vướng víu ở cổ họng.
- Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau: Có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm sưng tấy, từ đó giảm tình trạng nuốt vướng.
- Thuốc xịt mũi, thông mũi: Giúp giải quyết tình trạng chảy dịch mũi, hạn chế dịch ứ đọng sau họng.
- Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit để trung hòa lượng axit trong dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược gây ra cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt.
- Thuốc ức chế bơm Proton, thuốc hệ H2: Giúp ngăn chặn và làm giảm tiết dịch axit trong dạ dày.
Thuốc Tây y có ưu điểm là dễ dùng, tiện lợi và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và kê đơn để dùng đúng cách, phòng tránh tác dụng phụ.
Cách phòng ngừa vướng ở cổ họng nhưng không đau
Để phòng tránh hiện tượng vướng ở cổ họng nhưng không đau hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
Từ bỏ thói quen sinh hoạt gây hại
Sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn,... lâu dần sẽ hại đến hệ hô hấp, cổ họng, gây khò khè, hại phổi, ung thư vòm họng,... Do đó, bạn nên hạn chế và từ bỏ thói quen này.
Từ bỏ thói quen sinh hoạt gây hại giúp cải thiện tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau
Chú ý chăm sóc sức khỏe
Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nói nhiều, nói thường xuyên, nói to như giáo viên, ca sĩ, phóng viên, người dẫn chương trình,... thì việc chủ động chăm sóc, bảo vệ cổ họng bằng các thói quen tốt hàng ngày là điều cần thiết. Một số cách phòng ngừa vướng ở cổ họng nhưng không đau hiệu quả như:
- Giữ ấm cho cổ họng khi trời lạnh.
- Hạn chế thức uống quá lạnh hoặc quá nóng.
- Sử dụng những thực phẩm tốt cho giọng nói, cổ họng,...
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe và có phương pháp điều trị kịp thời, bạn nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có bệnh lý về cổ họng, đường hô hấp, bạn cần điều trị ngay bởi việc điều trị dứt điểm sẽ hạn chế biến chứng của bệnh, bởi việc tái đi tái lại bệnh lý sẽ khiến sức khỏe yếu hơn, cổ họng yếu đi và dễ bị tổn thương.
Trên đây là một số thông tin về cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau mà Hệ thống Nhà Thuốc Việt muốn chia sẻ đến bạn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách cải thiện hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và nhận lời khuyên của bác sĩ.