Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

U tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
U tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người mắc u tuyến giáp rất hoang mang bởi đọc rất nhiều lời khuyên khác nhau từ nhiều nguồn. Bài viết này, Hệ thống Nhà Thuốc Việt xin được giải đáp và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho người mắc u tuyến giáp.

U tuyến giáp kiêng ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn để cải thiện tình trạng bệnh:

Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều calo rỗng, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng cũng chứa một lượng chất béo cao, làm cho quá trình sản xuất hormon giáp bị đình trệ, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Do đó, nhóm thực phẩm này chính là kẻ thù của những người mắc u tuyến giáp.
U tuyến giáp kiêng ăn thực phẩm đóng hộp

U tuyến giáp kiêng ăn thực phẩm đóng hộp

Rau họ cải

Các loại rau màu xanh đậm rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp nhưng một số loại rau họ cải như cải xoăn, súp lơ xanh, củ cải,... chứa rất nhiều isothiocyanates nên người bệnh cần tránh. 

Bởi vì, khi nạp quá nhiều isothiocyanates sẽ gây cản trở hoạt động tuyến yên, qua đó hạn chế việc hấp thu Iod, nhất là khi ăn sống các loại rau chứa chúng. Vì thế, nếu thích ăn các loại rau này, bạn nên luộc chín kỹ để loại bỏ isothiocyanates.

Quá nhiều đường và chất xơ

Mặc dù chất xơ rất có lợi cho đường tiêu hóa nhưng với những người mắc bệnh tuyến giáp, việc tiêu thụ chất xơ quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thu thuốc điều trị của cơ thể. Ngoài ra, các thực phẩm như bánh kẹo, đồ ngọt chứa nhiều đường tinh luyện sẽ khiến bạn tăng cân, lúc này sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

Thực phẩm chứa Gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy nhiều ở bánh mì, bánh ngọt, lúa mạch, lúa mì,.... Theo một số nghiên cứu, với những người mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto hay Basedown, việc tiêu thụ các sản phẩm chứa gluten sẽ làm tăng thêm phản ứng tự miễn và dẫn đến tổn thương thêm tuyến giáp.
U tuyến giáp kiêng ăn thực phẩm chứa Gluten

U tuyến giáp kiêng ăn thực phẩm chứa Gluten

Nội tạng động vật

Bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp cần tránh xa nội tạng động vật vì hàm lượng axit lipoic cao trong nhóm thực phẩm này sẽ giảm tác dụng của một số thuốc điều trị tuyến giáp.

Sản phẩm đậu nành không lên men

Theo một số nghiên cứu, việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành không lên men có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u tuyến giáp. Đậu nành chứa một hợp chất được gọi là goitrogens, có thể gây cản trở chức năng tuyến giáp qua việc cản trở hấp thu Iod - một khoáng chất rất cần thiết cho việc tổng hợp hormone tuyến giáp.

Chế phẩm giàu canxi

Một số thực phẩm và thực phẩm bổ sung giàu canxi có thể gây cản trở việc hấp thu levothyroxine - là một dạng của hormone tuyến giáp.

Các chất kích thích

Các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,... hay các đồ uống chứa caffein gây giảm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp. Người bệnh nên uống thuốc trị bệnh tuyến giáp vào lúc đói, tốt nhất là vào buổi sáng trước bữa ăn sáng 1h.

Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Một chế độ ăn quá nhiều thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn sẽ gia tăng phản ứng viêm, gây tăng cân và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
U tuyến giáp kiêng ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

U tuyến giáp kiêng ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Một số loại trái cây: đào, lê, dâu tây

Nhiều trái cây như: dâu tây, đào, lê rất hấp dẫn nhưng không tốt cho người bệnh tuyến giáp. Người bệnh có thể chọn những loại trái cây khác thay thế như: việt quất, anh đào, cam, quýt… giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng tuyến giáp, không gây bướu cổ. 

U tuyến giáp nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh tuyến giáp, người bệnh có thể lưu ý để lựa chọn:

Thực phẩm giàu i-ốt

I-ốt giúp cân bằng nội tiết tố tuyến giáp, kích thích sản sinh các nội tiết tố cần thiết, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp. I-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp nhưng cần bổ sung i-ốt ở mức hợp lý trong bữa ăn hàng ngày. Nếu người bệnh lạm dụng i-ốt sẽ khiến tuyến giáp hoạt động quá mức gây viêm tuyến giáp làm tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng i-ốt bổ sung mỗi ngày.

Các loại hạt

Các loại hạt phổ biến như: hạnh nhân, hạt điều, hạt bí… là nguồn cung cấp magie rất tốt cho cơ thể, giàu protein thực vật, vitamin E, vitamin B, các khoáng chất khác giúp hỗ trợ hoạt động hiệu quả của tuyến giáp.
U tuyến giáp nên ăn các loại hạt

U tuyến giáp nên ăn các loại hạt

Rau lá xanh

Rau lá xanh chứa nhiều magie, khoáng chất, cung cấp dưỡng chất tuyệt vời, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp và cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.
Người bệnh u tuyến giáp có thể bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: rau mồng tơi, rau muống, rau diếp cá,… bổ sung magie cho cơ thể giúp các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim không đều được cải thiện.

Trứng 

Trứng chứa nhiều i-ốt, selen, axit béo omega-3 và nhiều dưỡng chất cần thiết cho một tuyến giáp khỏe mạnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh u tuyến giáp không được lạm dụng quá mức mà cần chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Sữa chua ít béo

Sữa chua ít béo chứa nhiều iốt, vitamin D nên rất tốt cho tuyến giáp. Trong đó, I-ốt có vai trò quan trọng giúp sản xuất hormone tuyến giáp còn vitamin D tham gia vào quá trình điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp ngăn bệnh Hashimoto. Vì thế, sữa chua ít béo là lựa chọn phù hợp với người bệnh tuyến giáp.

Táo

Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng và i-ốt, đây là một trong những thực phẩm người bệnh cần lựa chọn để bảo vệ tuyến giáp khỏe mạnh.

Rong biển

Rong biển giàu i-ốt nên là lựa chọn phù hợp cho người bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên,  hàm lượng i-ốt cao có thể gây hại khi bổ sung quá mức nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh hàm lượng phù hợp cho cơ thể. 
U tuyến giáp nên ăn rong biển
U tuyến giáp nên ăn rong biển 

Thịt gà

Thịt gà là một loại thực phẩm cung cấp protein, kẽm tốt cho sức khỏe. Kẽm cần thiết để điều chỉnh hormone tuyến giáp trong cơ thể nên người bệnh tuyến giáp nên thường xuyên bổ sung thịt gà vào khẩu phần ăn.

Một số lưu ý cho người bệnh mắc bệnh u tuyến giáp

Dưới đây là một số lưu ý về điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt cho người mắc bệnh u tuyến giáp.

Chế độ ăn uống

Chọn các phương pháp chế biến như hấp, luộc, hần thay vì chiên xào, nướng để giảm tiêu thụ dầu mỡ.
Ăn từ 8 – 10 bữa nhỏ/ ngày thay vì ăn nhiều trong một bữa.
Ưu tiên thực phẩm hữu cơ, tươi mới và đa dạng với sự cân đối giữa protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất từ nguồn thực phẩm tự nhiên như: rau củ quả, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, thủy hải sản, trứng, sữa, nạc gia cầm (bỏ da);

Sinh hoạt

Thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền hoặc tham gia vào các hoạt động yêu thích.
Đi ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh thức khuya.

Vận động

Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như dạo bộ, yoga, hoặc thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng.
Tránh vận động quá sức, gây suy nhược cơ thể.
Chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, người bệnh cần chú trọng đến chế độ ăn uống bằng cách hạn chế các loại thực phẩm có hại và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bệnh u tuyến giáp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe, có thể liên hệ trực tiếp với Dược sĩ của Nhà thuốc Việt bằng một trong những hình thức sau để được tư vấn nhanh chóng và cụ thể nhất.
– Hotline: 0985508450
– Zalo: 0985508450
– Website: Nhathuocviet.vn
Địa chỉ:
Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật