Hiện nay, sinh mổ là phương pháp được khá nhiều mẹ bầu lựa chọn để đón bé yêu chào đời. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng nhưng thời gian phục hồi của sản phụ lại lâu hơn sinh thường. Vậy sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Và mẹ phải chăm sóc vết thương sau mổ như thế nào để nhanh hồi phục mà không gây nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây của Hệ thống Nhà Thuốc Việt nhé.
Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành?
Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành còn phụ thuộc vào khả năng hồi phục của tường mẹ, cách chăm sóc vết mổ, chế độ dinh dưỡng và sinh soạt sau sinh.
Nhìn chung vết khâu sau mổ sẽ lành lại, kèm một đường hơi gồ và nhô lên sau 7 ngày. Vết mổ sẽ dần hình thành vết sẹo sau khoảng 2 - 3 tuần. Lúc này, khi chạm vào vết mổ, mẹ sẽ thấy đau nhói.
Khoảng 3 tháng sau sinh mổ, vết thương ở bên ngoài bụng mới có thể được xem như đã liền lại hoàn toàn, và mẹ sẽ không còn cảm giác đau hay ngứa quanh miệng vết mổ nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau vẫn có thể kéo dài dai dẳng từ 6 tháng đến hơn 1 năm.
Đối với vết mổ bên trong, vì phải trải qua nhiều lớp cắt mới có thể lấy được thai nhi khỏi bụng mẹ, nên thời gian lành vết mổ bên trong không thể cho con số chính xác được. Thời gian có thể lên tới 2 năm, thậm chí hơn. Sự phục hồi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến sự chăm sóc vết mổ của mẹ.
Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành
Cách vệ sinh vết mổ sau sinh đúng cách
Việc vệ sinh vết mổ sau sinh đúng cách vừa giúp vết mổ không bị nhiễm trùng mà còn không để lại sẹo về sau.
Thời gian đầu sau khi sinh mổ, nhân viên y tế sẽ giúp các mẹ vệ sinh vết mổ sau sinh để tránh nhiễm trùng và biến chứng. Trong khoảng thời gian này, các mẹ cần giữ vệ sinh vết mổ, không tự tháo hoặc tự thay băng, không làm ướt vị trí băng gạc,...
48 tiếng sau khi mổ, điều dưỡng sẽ xem xét và đánh giá vết mổ sau sinh. Nếu vết mổ khô, không có biểu hiện sưng, đau, chảy dịch thì sẽ để hở hoàn toàn và không cần băng kín. Sản phụ nên chú ý giữ sạch vùng da tại vết mổ sau sinh và xung quanh vết mổ.
Sau khi tắm hoặc vệ sinh cơ thể, các mẹ có thể dùng gạc để thấm khô vết mổ sau sinh nhẹ nhàng.
Đối với sinh mổ, sản phụ sẽ phải nằm viện và theo dõi từ 4-5 ngày sau khi mổ. Hạn chế sờ tay và gãi vùng da xung quanh vết mổ sau sinh dù có bị ngứa.
Sản phụ nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục vết mổ đẻ
6 giờ đầu sau khi sinh, sản phụ tuyệt đối không được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng… cho đến khi “xì hơi” được thì mới được ăn đa dạng các món hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn nhiều đường và các sản phẩm từ đậu tương vì dễ gây táo bón, đầy hơi.
- Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể diễn ra trong vòng 3 – 5 ngày, do đó hãy uống nhiều nước, tăng cường rau xanh. Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú.
- Tránh thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản… vì chúng có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu hồi phục hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà… vì những thực phẩm này có thể gây mủ và sẹo lồi sau mổ đẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ
Vận động phù hợp để vết mổ sau sinh nhanh lành
Mẹ không nên nằm quá nhiều sẽ gây sản dịch bị ứ đọng ở tử cung, rất nguy hiểm đến khả năng hồi phục cũng như sức khỏe.
Sau ca phẫu thuật 24 giờ, mẹ nên cố gắng tập cử động tay, chân, kết hợp việc đứng lên ngồi xuống. Tuy nhiên, với mức độ tăng dần theo thời gian, vì lúc này mẹ bị mất máu nhiều, việc đi lại hay tập luyện có thể gây chóng mặt.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm về những bài tập sau đây, để giúp cho việc hồi phục sức khỏe của bản thân nhanh chóng hơn sau ngày vượt cạn cũng như rút ngắn thời gian sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành:
- Hít thở sâu: Mẹ nên tập hít thở sâu 2 – 3 hơi để tránh tình trạng bị tắc nghẽn.
- Xoay vai: Sản phụ trong tư thế ngồi người thẳng, xoay bả vai từ khoảng 15 – 20 lần theo chiều từ sau ra trước và ngược lại để tránh bị đau vai.
- Kéo căng cơ thể: Dựa lưng vào tường để thực hiện động tác này, đồng thời sản phụ giơ hai tay lên cao cho đến khi cảm thấy cơ bụng căng ra, giữ yên động tác này tầm 10 giây rồi hạ xuống. Mỗi ngày thực hiện từ 5 đến 10 lần động tác này nhé.
Mẹ sau sinh nên vận động phù hợp để vết mổ nhanh lành
Sản phụ đến bệnh viện kiểm tra vết mổ sau sinh khi nào?
Trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau, sản phụ nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể:
- Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ, dù không động vào cũng rất đau, có thể là tổn thương bên trong.
- Vết mổ sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết thương.
- Sốt cao trên 38,5 độ
- Sản dịch sau sinh có mùi hôi, là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.
Trên đây là bài viết của Nhà Thuốc Việt về câu hỏi “sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Quá trình hồi phục sau sinh mổ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống hay cách chăm sóc vết thương tại nhà. Sản phụ sau sinh có cơ thể rất yếu nên cần được chú ý chăm sóc và có thực đơn ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời, chú trọng chăm sóc vết thương sau mổ giúp nhanh lành hơn.
Xem thêm: