Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Ngủ dậy bị chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Ngủ dậy bị chóng mặt là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hãy cùng Nhà Thuốc Việt tìm hiểu nguyên nhân và những cách khắc phục hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Chóng mặt là gì?

 Triệu chứng chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân

Triệu chứng chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân

Chóng mặt là cảm giác mất cân bằng hoặc quay cuồng, khiến nhiều người cảm thấy lâng lâng và khó giữ thăng bằng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chóng mặt có thể đi kèm với ngất xỉu hoặc co giật. 

Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đặc biệt, người cao tuổi hoặc những người đang mắc bệnh lý nền cần cẩn thận, vì chóng mặt có thể dẫn đến té ngã và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân khiến bạn chóng mặt sau khi ngủ dậy

Mất ngủ khiến thần kinh căng thẳng nên chóng mặt

Mất ngủ khiến thần kinh căng thẳng nên chóng mặt

Hiện tượng chóng mặt khi vừa thức dậy thường xảy ra khi cơ thể chuyển tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng một cách đột ngột. Những cơn choáng váng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Hạ huyết áp: Tình trạng huyết áp thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chóng mặt vào buổi sáng. Khi ngủ huyết áp thường giảm và cơ thể cần thời gian để ổn định lại khi bạn thức dậy. Nếu thay đổi tư thế đột ngột thì cơ chế điều chỉnh này có thể bị gián đoạn, gây ra hiện tượng chóng mặt.
  • Thiếu ngủ: Giấc ngủ không đủ hoặc không chất lượng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của cơ thể. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ trong lúc ngủ, bạn có thể gặp phải hiện tượng chóng mặt khi tỉnh giấc.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là tình trạng gián đoạn hô hấp trong đêm khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể giảm xuống. Điều này có thể gây chóng mặt vào sáng hôm sau khi bạn thức dậy.
  • Rối loạn hệ thống tiền đình: Hệ tiền đình đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thăng bằng của cơ thể. Nếu hệ thống này gặp trục trặc do bệnh lý hoặc các tổn thương ở tai và dây thần kinh thì bạn có thể gặp triệu chứng chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim, hay thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Việc sử dụng các loại thuốc này trước khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ chóng mặt khi thức dậy.
  • Mất nước: Cơ thể thiếu nước, đặc biệt sau các hoạt động như tập luyện gắng sức, nôn mửa, tiêu chảy hoặc không uống đủ nước có thể khiến thể tích máu giảm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho cơ quan nội tạng. Tình trạng này dẫn đến cảm giác chóng mặt vào sáng sớm.

Đọc thêm: Mách bạn 4 cách trị mất ngủ cho người trẻ

Cách giảm chóng mặt hiệu quả sau khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc áp dụng các biện pháp khắc phục đúng cách là rất cần thiết.

Uống đủ nước mỗi ngày

 Duy trì thói quen uống đủ nước

Duy trì thói quen uống đủ nước

Dù không cảm thấy khát, bạn vẫn nên uống đủ nước để giúp giảm chóng mặt sau khi thức dậy, đặc biệt nếu công việc của bạn đòi hỏi di chuyển nhiều, làm việc ngoài trời, hoặc tập thể dục với cường độ cao. 

Bạn nên đảm bảo uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày và bổ sung thêm nếu bạn mang thai, vận động nhiều, hoặc đổ mồ hôi. Đồng thời, bạn nên tránh uống rượu, chất kích thích nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đọc thêm: Thời gian biểu vàng uống nước để giảm cân, đẹp da, thanh lọc cơ thể

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì một thực đơn đa dạng với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, và sữa giúp cơ thể không bị thiếu chất. Đừng quên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là những loại có màu xanh đậm.

Tăng cường lối sống khoa học

Tập thể dục thường xuyên

Bạn nên tập thể dục thường xuyên và duy trì lối sống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chóng mặt. Những thói quen lành mạnh sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi thức dậy.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên, kéo dài, hoặc xuất hiện cả ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng không mong muốn.

Ngủ dậy bị chóng mặt là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được quan tâm. Đừng bỏ qua triệu chứng này, hãy tham khảo thêm thông tin và giải pháp tại Nhà Thuốc Việt để chăm sóc sức khỏe tốt hơn mỗi ngày!

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong các hình thức dưới đây: 

- Website: https://nhathuocviet.vn/

- Hotline/Zalo: 0985508450

- Fanpage: https://www.facebook.com/hethongnhathuocViet

- Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM.

- Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM.

 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật