Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ được coi là thời điểm vàng khi mang thai, em bé đang lớn dần lên và các bộ phận trên cơ thể đang được hoàn thiện. Đây cũng là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời vì mẹ bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Tuy nhiên, cũng rất nhiều mẹ băn khoăn về những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa. Biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp mẹ có hướng xử lý kịp thời. Bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Việt sẽ chia sẻ đến bạn một số dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu có thể gặp khi mang thai 3 tháng giữa, cùng tìm hiểu nhé.
Các dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa mà mẹ bầu có thể gặp phải
Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, mẹ hãy lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu em bé đang gặp bất ổn.
Nôn ói quá nhiều, liên tục
Nôn quá nhiều kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, da tái nhợt, sụt cân nhanh, gây sốt là dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa. Tình trạng này khiến mẹ bầu mất nước, mất cân bằng điện giải dẫn đến kiệt sức. Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thai nhi.
Mẹ bầu nôn ói quá nhiều, liên tục là dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa
Đau bụng và chảy máu âm đạo
Đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau nhói kèm theo ra máu đen là dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa. Đây có thể là dọa sảy thai, sinh non hoặc nhau tiền đạo.
Xuất hiện các cơn đau đột ngột ở tử cung
Cơn đau xuất hiện đột ngột và kéo dài ở tử cung. Sau đó, cơn đau lan khắp vùng bụng, lưng, bắp chân. Đồng thời, mẹ có cảm giác tử cung bị căng cứng. Đây có thể là dấu hiệu bong nhau non. Tình trạng này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Thai nhi xuất hiện các cử động bất thường
Cử động của thai nhi nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường có thể là dấu hiệu bất thường. Nếu cử động nhiều gấp đôi hay giảm một nửa trong vòng 12 giờ, bé có thể đang bị thiếu oxy, giảm hay tăng quá nhiều đường huyết…. Trong trường hợp bé ngừng chuyển động trong thời gian quá lâu thì thai có thể đang nguy kịch.
Xuất huyết âm đạo, ra sữa non sớm
Xuất huyết âm đạo, ra sữa non sớm kèm đau bụng là dấu hiệu rối loạn nồng độ prolactin trong máu. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai.
Ra sữa non sớm là dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa
Tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh
Trong quá trình mang thai, cân nặng của mẹ có chiều hướng tăng dần đều đến cuối thai kỳ. Nếu cân nặng của mẹ gần như không tăng hoặc bị sụt cân nhanh thì có thể là dấu hiệu bất thường. Thai nhi có thể gặp rối loạn về phát triển.
Ngược lại, mẹ cũng cần lưu ý nếu tăng cân quá nhanh kèm theo phù tay chân, hoa mắt chóng mặt, rối loạn thị giác thì có thể là triệu chứng của tiền sản giật.
Tiểu tiện quá ít
Mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu, phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân do thay đổi hormone và áp lực của tử cung lên bàng quang cũng có thể là nhiễm trùng tiểu. Tiểu tiện quá ít đôi khi là dấu hiệu của bệnh lý ảnh hưởng cho cả mẹ và em bé.
Căng thẳng, buồn phiền kéo dài
Nhiều mẹ bầu có những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, chán nản, buồn phiền, căng thẳng kéo dài. Nếu cảm xúc này kéo dài bất thường sẽ ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và em bé.
Huyết áp cao
Huyết áp cao có thể báo hiệu tiền sản giật hoặc nhiễm độc huyết ở mẹ bầu.
Sự thay đổi của bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Bước sang giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rất rõ rệt như:
Tăng cân
Sau khi các triệu chứng ốm nghén giảm bớt và hết hẳn từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu sẽ ăn uống tốt trở lại, sức khỏe cũng tốt hơn nên cân nặng có thể tăng từ 0-5 - 1kg/tuần.
Đau lưng
Do cân nặng tăng, thai nhi ngày càng lớn hơn gây áp lực lên vùng lưng khiến lưng mẹ bầu bị đau.
Đau lưng ở bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Thai máy
Tùy vào từng trường hợp mà mẹ bầu có thể cảm nhận rõ các cử động của bé ngay từ đầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 hoặc phải chờ đến tận cuối tháng 6.
Căng tức bụng
Bà bầu 3 tháng giữa có thể cảm nhận được cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói. Lý do bởi thời điểm này cổ tử cung mở rộng và gây áp lực lên các cơ, dây chằng. Ngoài ra, táo bón hoặc quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng căng tức, đau bụng.
Cơn gò Braxton-Hicks
Từ tháng thứ 4, mẹ bầu sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn gò, mỗi cơn thường kéo dài khoảng 1-2 phút với nhịp điệu và cường độ khác nhau. Nguyên nhân của các cơn gò là do tập thể dục, quan hệ tình dục, mất nước hoặc có sự đụng chạm đến bụng bầu.
Chóng mặt
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa cần chú ý đến hiện tượng chóng mặt vì nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguyên nhân có thể đo lượng đường trong máu thấp, sự thay đổi của hormone,...
Chóng mặt ở bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Chảy máu nướu răng
Tình trạng này xảy ra ở hơn 50% bà bầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, khiến máu lưu thông đến nướu nhiều hơn, làm cho nướu nhạy cảm và dễ bị chảy máu.
Nghẹt mũi hoặc chảy máu mũi, ngủ ngáy
Đây là hiện tượng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố khiến cho lớp niêm mạc mũi bị sưng.
Ngực to ra
Sau 3 tháng mang thai đầu tiên, tình trạng ngực căng tức sẽ mất đi nhưng kích thước ngực sẽ tiếp tục phát triển để chuẩn bị nguồn sữa nuôi dưỡng bé.
Đi tiểu ít hơn
Lúc này, tử cung và bàng quang đã cách xa nhau nên tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ giảm bớt nhưng sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối của thai kỳ.
Chuột rút
Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm và khó xác định nguyên nhân.
Lông, tóc mọc nhanh
Sự thay đổi này là do ảnh hưởng của nội tiết tố.
Đau đầu
Tình trạng này xuất hiện ở hầu hết các bà bầu. Để giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi do đau đầu gây ra, chúng ta hãy chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa bằng cách để thai phụ nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn đầu óc, hít thở sâu.
Táo bón, ợ chua
Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của hormone progesterone, khiến cho một số cơ bị giãn ra.
Da bà bầu thay đổi
Da của phụ nữ mang thai ba tháng giữa rất nhạy cảm, dễ bị nám, vùng bụng bầu có xuất hiện đường sọc màu nâu đậm.
Trĩ khi mang thai
Giãn tĩnh mạch hoặc các tĩnh mạch quanh hậu môn bị tử cung chèn ép đều là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng giữa. Để giảm bớt tình trạng này, bà bầu nên ăn nhiều chất xơ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh này thường gây ra hiện tượng đau, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi, có màu đục, xuất hiện chất nhầy hoặc máu. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây chuyển dạ sớm nên phụ nữ mang thai cần lưu ý và đi khám để được điều trị kịp thời.
Giãn tĩnh mạch
Biểu hiện của tình trạng này là các tĩnh mạch ở chân bị sưng, có màu tím hoặc màu xanh. Nguyên nhân là do thai nhi càng lớn khiến các áp lực ở vùng chân càng tăng lên.
Giãn tĩnh mạch ở bà bầu 3 tháng giữa
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Để chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng giữa được tốt nhất, mẹ bầu cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Trong đó bao gồm các thời điểm khám thai quan trọng, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt tốt cho bà bầu,...
Lịch khám thai
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ mẹ nên đi khám từ 2 – 4 lần để kiểm tra các chỉ số của thai nhi và bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm cơ bản:
- Kiểm tra cân nặng và đo huyết áp cho mẹ
- Siêu âm hình dáng thai nhi trong tuần 18 – 22 để phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có.
- Từ tuần thai thứ 24 – 28 hãy làm xét nghiệm máu để tầm soát đái tháo đường.
- Nếu tam cá nguyệt đầu chưa làm đến giai đoạn này cần làm các xét nghiệm sàng lọc di truyền trước sinh.
- Nếu trường hợp bác sĩ nghi thai nhi có dấu hiệu bất thường sẽ tiến hành chọc ối.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu 3 tháng giữa tương tự như các giai đoạn khác. Theo đó, các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể vẫn cần phải được đáp ứng đầy đủ cho cơ thể. Dưới đây là các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mà bà bầu 3 tháng giữa nên ăn:
- Chất đạm: Chất dinh dưỡng này có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu,...rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và các mô cơ thể mẹ.
- Canxi: Giúp cho xương, răng thai nhi phát triển. Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm như: thủy hải sản, rau xanh, sữa, trứng, đậu, cá,...để bổ sung khoảng 1.000 - 1.200 mg canxi/ngày cho cơ thể.
- Axit folic: Nhu cầu axit folic của thai phụ để phòng chống dị tật ống thần kinh cho thai nhi là 600 μg/ngày. Mẹ bầu nên ăn nhiều măng tây, bắp cải, bông cải xanh, trứng, chuối, cam,...hoặc uống thuốc bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chất béo: Phụ nữ mang thai nên sử dụng chất béo cả trong mỡ động vật và thực vật. Tuy nhiên mỡ động vật, dầu dừa và dầu cọ chỉ nên sử dụng với một lượng ít trong khi dầu mè, dầu đậu nành, mỡ cá nên sử dụng nhiều hơn. Các chất béo giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ cho thai nhi hấp thu vitamin tan trong dầu, đồng thời xây dựng màng tế bào, hệ thống thần kinh của bé.
- Chất xơ: Bà bầu 3 tháng giữa tuyệt đối không thể lơ là trong việc bổ sung chất xơ cho cơ thể để phòng ngừa chứng táo bón, trĩ,... Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và khoai lang,...
- Vitamin D: Chất này có vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi, phốt pho tốt hơn. Khi chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa nên lựa chọn các loại thực phẩm như: cá béo, trứng, sữa, bơ,...để giúp bà bầu hấp thụ vitamin D.
- Vitamin A: Tác dụng của vitamin A là tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé, với nhu cầu mỗi ngày là 800 μg. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều lòng đỏ trứng, thịt, rau có màu xanh, đỏ, vàng, sữa,...
- Vitamin B1: Có nhiều trong các loại cá, đậu, rau xanh và thịt lợn,...giúp phòng ngừa chứng tê phù ở bà bầu hiệu quả.
- Sắt: Sắt thuộc nhóm vi chất quan trọng để phòng ngừa thiếu máu ở bà bầu. Những thai phụ bị thiếu máu có nguy cơ bị sinh non, thai lưu, chảy máu nhiều sau sinh,... Vì vậy, bà bầu 3 tháng giữa cần bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thịt đỏ, gan động vật, ngũ cốc, nghêu, sò, các loại đậu,...
- Kẽm: Thịt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, rau, các loại đậu,...là những thực phẩm rất giàu kẽm, giúp thai nhi không bị chậm phát triển và phòng ngừa các khuyết tật bẩm sinh.
- I ốt: Cơ thể bà bầu thiếu i ốt có nguy cơ thai nhi chậm phát triển cả về thể chất và trí não, thậm chí bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu,... I ốt có nhiều trong cá biển, rong biển, muối ăn mà bà bầu có thể sử dụng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Ngoài việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thông qua nguồn thực phẩm sử dụng để ăn uống hằng ngày, Nhà Thuốc Việt gợi ý cho mẹ bầu một cách giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để tăng đề kháng cho cơ thể mẹ và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện là bổ sung thêm sản phẩm thuốc bổ cho bà bầu nhé. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm đang được rất nhiều mẹ bầu tin dùng hiện nay trong bài viết: Top 7 loại TPCN, thuốc bổ cho bà bầu tốt nhất hiện nay được khuyên dùng
Chế độ sinh hoạt
Dưới đây là chế độ sinh hoạt khoa học mà mẹ bầu 3 tháng giữa nên duy trì:
- Vận động nhẹ nhàng thường xuyên với bộ môn Yoga và làm săn chắc cơ chậu với các bài tập Kegel.
- Tư thế ngủ tốt nhất hãy ngủ nghiêng và giữa 2 chân nên kê gối.
- Hãy đeo giày đế thấp để tránh té ngã và không bị chuột rút.
- Chú ý vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm và dùng thêm cả chỉ nha khoa để tránh chảy máu nướu răng.
- Chọn áo ngực đúng kích cỡ và phù hợp với bà bầu để mang lại sự thoải mái.
- Giảm nghẹt mũi hay mang thai hãy xịt nước muỗi biến, xông tinh dầu hoặc sử dụng máy tạo ẩm, giữ không khí luôn trong lành.
- Giai đoạn này vẫn quan hệ tình dục được nhưng cần nhẹ nhàng, không quá cuồng nhiệt để không gây hại cho thai nhi.
Trên đây, Nhà Thuốc Việt đã chia sẻ những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa mà mẹ không nên bỏ qua để đảm bảo an toàn cho em bé. Chúc mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất.
Nếu mẹ còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn đề các sản phẩm chăm sóc mẹ bầu, hãy liên hệ với Dược sĩ của Nhà Thuốc Việt qua:
– Hotline/ Zalo: 0985508450
– Website: Nhathuocviet.vn
– Zalo OA: https://zalo.me/2326937184300810408