Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Hướng dẫn 4 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Tình trạng nổi mề đay gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh và gây tác động lớn đến thẩm mỹ làn da. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp giảm ngứa và các triệu chứng của mề đay. Hãy cùng Nhà Thuốc Việt tham khảo 4 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhất nhé.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, các nguyên nhân thường gặp như:
  • Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác.
  • Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Giai đoạn giao mùa, quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao,…dễ xuất hiện bệnh mề đay.
  • Do cơ thể dị ứng với thực phẩm: Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến như tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, phô mai, thịt bò, trứng, socola, … hoặc thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn cay nóng.
  • Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay như thuốc uống, thuốc bôi ngoài da.
  • Do virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Người bệnh mắc viêm gan siêu vi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể thường có nguy cơ mắc mề đay rất cao.
  • Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun chỉ, giun đũa, giun lươn,… gây mề đay và thường tái phát nhiều lần.
  • Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, áp lực,… cũng là nguyên nhân gây bệnh mề đay.
Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra

Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra

Điểm danh 4 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhất

Cách ly với yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay

Cách chữa nổi mề đay tốt nhất là là xác định tác nhân khiến bạn bị nổi mề đay và cách ly chúng. Bạn hãy kiểm tra lại các yếu tố tiếp xúc hoặc có thay đổi trong thời gian gần đây như: dùng thuốc điều trị mới, nhiễm khuẩn, tiếp xúc nhiều trong thời gian dài với ánh nắng mặt trời,  căng thẳng, côn trùng cắn, nấm, virus,...
Việc cách ly với các tác nhân gây nổi mề đay sẽ giúp các triệu chứng giảm dần và biến mất trong vòng 24 giờ. Nếu không cách ly tốt mà tiếp tục tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.

Cách trị mề đay bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc trị mề đay mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc thường dùng như:
Thuốc kháng histamin
Nhóm thuốc này có công dụng ức chế cơ thể sản sinh histamin - một loại chất gây ra phản ứng nổi mề đay.
Thuốc bôi chứa corticoid
Đối với trường hợp bị nổi mề đay nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa da, mẩn đỏ.
Thuốc bôi có chứa menthol
Loại thuốc này có chứa thành phần chính là bạc hà giúp làm dịu da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khi bị mề đay rất hiệu quả.
Các loại thuốc ức chế miễn dịch
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số chất ức chế hệ miễn dịch như Cyclosporine, Tacrolimus,… đối với trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị khác không thể đáp ứng được, bị mề đay mãn tính, kéo dài.
Cách trị mề đay bằng thuốc Tây

Cách trị mề đay bằng thuốc Tây

Mẹo dân gian trị mề đay

Cách trị mề đay tại nhà bằng lá khế
Lá khế chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, đào thải độc tố tích tụ dưới da, làm dịu cơn ngứa và ngăn ngừa sự hình thành các mảng mề đay trên da.
Cách thực hiện:
  • Lá khế rửa sạch, đun sôi kỹ với 3 bát nước.
  • Để nguội rồi đổ ra thau và dùng để rửa khu vực da bị nổi mề đay.
  • Bạn hãy thực hiện 2 lần/ ngày, áp dụng liên tục trong 2-3 ngày giúp tình trạng mề đay giảm rõ rệt.
Cách trị ngứa nổi mề đay tại nhà với nha đam
Nha đam chứa hàm lượng các hoạt chất như: glycoprotein, vitamin, acid cinnamic,… giúp kháng viêm, giảm ngứa, se khít lỗ chân lông, kích thích cơ thể đào thải độc tố.
Cách thực hiện:
  • Lá nha đam lột vỏ, tách lấy phần gel bên trong.
  • Sau đó bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng da đang bị nổi mề đay.
  • Massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào bên trong da.
Cách trị nổi mề đay tại nhà với bạc hà
Bạc hà chứa hàm lượng Menthol cao – hoạt chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau, làm dịu da tại chỗ, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn bên trong. 
Cách thực hiện:
  • Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho vào cối giã nhuyễn, rồi đắp trực tiếp lên da.
  • Để yên trên da khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Cách trị nổi mề đay tại nhà với bạc hà
Cách trị nổi mề đay tại nhà với bạc hà
Cách chữa nổi mề đay tại nhà bằng mật ong
Mật ong chứa chất chống oxy hóa, axit amin, polyphenol, vitamin B, E… giúp dưỡng ẩm, giảm khô da, xoa dịu cơn ngứa, cải thiện tình trạng nổi mề đay hiệu quả.
Cách thực hiện:
  • Rửa sạch và dùng khăn lau khô vùng bị nổi mề đay.
  • Lấy lượng mật ong nguyên chất vừa đủ bôi một lớp mỏng lên các vùng da bị nổi mề đay.
  • Giữ yên 30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Chữa mề đay bằng lá tía tô
Trong lá tía tô chứa hoạt chất limonene, hydrocumin có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng bề mặt vùng da bị nổi mề đay, từ đó làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.
Cách thực hiện:
  • Lá tía tô rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Cho lá tía tô vào nồi và đun sôi cùng 2 lít nước trong vòng 10 phút.
  • Cuối cùng, để nguội và đổ ra thau để ngâm rửa vùng da bị mề đay.
  • Áp dụng hàng ngày cho đến khi tình trạng mề đay chấm dứt.
Chữa nổi mề đay với chè xanh
Hoạt chất EGCG có trong lá trà xanh có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm ở vùng da bị mề đay. Bên cạnh đó, trong lá trà xanh còn chứa chất polyphenol giúp giảm tình trạng nóng rát trên da.
Cách thực hiện:
  • Lá trà xanh rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Cho lá trà xanh vào nồi và đun sôi cùng 2 lít nước trong vòng 10 phút.
  • Đổ ra thau và pha cùng nước lạnh để tắm.
  • Áp dụng hàng ngày để giúp giảm mề đay.
Chữa nổi mề đay với chè xanh
Chữa nổi mề đay với chè xanh
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng rau má
Rau má có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mề đay tại nhà hiệu quả được nhiều người thực hiện.
Cách thực hiện:
  • Nhặt sạch rau má, rửa với nước, sau đó ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Xay nhuyễn với nước, cho thêm đường để uống hoặc đun nước rau má uống cũng rất tốt.
Cách giảm ngứa, mề đay từ lá hẹ
Theo Y học hiện đại, lá hẹ có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, lá hẹ còn chứa vitamin B có tác dụng làm sạch và phục hồi tổn thương da, giúp chữa mề đay rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
  • Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại, xay nhuyễn cùng với ít muối trắng.
  • Gói lá hẹ trong bông gạc xanh, chườm lên vùng da bị mề đay.
  • Bạn cũng có thể đun nước lá hẹ tắm để sạch da, giảm khô ngứa.
Cách giảm ngứa, mề đay từ lá hẹ
Cách giảm ngứa, mề đay từ lá hẹ
Giảm mề đay với nước muối biển
Muối biển có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Vì thế, việc dùng muối để làm sạch da, tiêu diệt các tác nhân gây nổi mề đay rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
  • Pha 2 thìa muối với 1 chậu nước ấm, khuấy đều.
  • Dùng nước muối để rửa lên vùng da bị mề đay.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần để nhanh chóng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng việc bổ sung vitamin

Bổ sung một số dưỡng chất như Omega 3, Quercetin hay vitamin B12, vitamin C và D sẽ giúp giảm triệu chứng nổi mề đay rất hiệu quả.
Trong đó, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, chống dị ứng. Quercetin giúp giảm tình trạng dị ứng nhờ khả năng chống oxy hóa.
Khi bị mề đay, bạn nên bổ sung các thực phẩm dưới đây:
  • Nhóm giàu Omega 3: Cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối…
  • Nhóm giàu vitamin C: Ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, cam, ớt chuông, súp lơ…
  • Nhóm giàu Quercetin: Táo, nho, trà xanh, quả mọng, hành tím, bông cải xanh, trà kiều mạch…
  • Nhóm giàu vitamin D: Ngũ cốc, trứng cá, chế phẩm từ đậu nành, trứng…
  • Nhóm giàu vitamin B12: Gan động vật, cá ngừ, các sản phẩm từ sữa, nấm hương…
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng việc bổ sung vitamin

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng việc bổ sung vitamin

Một số lưu ý khi bị mề đay

Ngoài việc áp dụng các cách chữa mề đay, người bệnh cũng cần lưu ý:
  • Tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây.
  • Không ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thức ăn nhanh.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, hải sản, món ăn quá mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ.
  • Ăn uống đúng giờ, đủ bữa.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5-2 lít nước.
  • Không hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê hay sử dụng chất kích thích.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn 4 cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn và hiệu quả nhất. Mong rằng sẽ giúp các bạn cải thiện được tình trạng mề đay nhanh chóng.

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật