Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2 đúng cách

Hiện nay, các bệnh như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp hay tim mạch rất phổ biến, là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến và những căn bệnh nguy hiểm. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà là rất quan trọng. Các F0 nhẹ theo dõi tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi nhưng cần đọc đúng thông số, báo cho nhân viên y tế khi nhịp mạch, chỉ số SpO2 bất thường.
Các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện tại rất đa dạng. Có nhiều máy mới có tích hợp thêm một số công nghệ hiện đại giúp biểu thị nhiều thông tin hơn, nhưng đa số các máy vẫn sẽ hiển thị hai thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, đó là nhịp mạch (pulse rate) và độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2).

Nồng độ Oxy trong máu là gì? 

Máy SpO2 là gì
Nồng độ Oxy trong máu (còn gọi là chỉ số SpO2) là lượng Oxy lưu thông trong máu. Các tế bào hồng cầu sẽ nhận Oxy từ phổi và vận chuyển chúng phân bố đều đến các bộ phận trong cơ thể. Trong suốt quá trình hoạt động, cơ thể sẽ kiểm soát nồng độ này đạt ngưỡng từ 75 - 100 mmHg, tương đương 95% - 100% khi đo bằng máy đo nồng độ Oxy.

Máy đo nồng độ oxy trong máu là gì? có tác dụng gì?

Máy đo nồng độ oxi trong máu là thiết bị dùng để đo sự bão hòa oxi (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim giúp người dùng kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường của cơ thể để có cách xử lý nhanh chóng, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Cơ thể mỗi người có 5 dấu hiệu sinh tồn như: nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu. Máy đo nồng đồ oxy trong máu dùng để đo nồng độ oxy trong máu và đo nhịp tim.
Thông qua máy, bạn sẽ đo được chỉ số SPO2 hay còn được gọi là độ bão hoà oxy trong máu (tỷ lệ hemoglobin có oxy / tổng số hemoglobin trong máu). Dựa vào thông số này, chúng ta sẽ đánh giá được người được đo có đang ở trạng thái tốt hay cần thở thêm oxy. Từ đó để yêu cầu can thiệp y tế kịp thời và nhanh chóng hơn nếu tình trạng nguy hiểm xảy ra.
Tác dụng của máy SpO2

Cấu tạo

Mỗi loại máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thiết bị đều có cấu tạo cơ bản bao gồm màn hình hiển thị và đầu dò để đo mạch.

Nguyên lý hoạt động

  • Máy đo nồng độ oxy trong máu hoạt động dựa trên cơ chế quang phổ kế (sắc ký) và cơ chế xung động kế (xung động ký).
  • Thông thường máy đo SpO2 xác định các chỉ số thông qua đầu ngón tay nhờ vào công nghệ quang điện. Khi đặt một đầu ngón tay vào bộ phận thăm dò, phần nhựa trên của móng tay sẽ tạo ra ánh sáng phát quang để phần nhựa dưới ngón tay (là bộ phận dò ảnh) kết hợp với nhau tạo thành bộ phận đầu dò.
  • Khi máy khởi động, sẽ tạo ra xung điện từ gồm hai chùm tia có bước sóng khác nhau xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Điểm đặc biệt của 2 chùm tia này là sự tập trung tại điểm kẹp ở đầu ngón tay.
  • Tiếp theo, bộ phận thăm dò tiếp nhận tín hiệu và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Các thông tin và hình ảnh này được xử lý qua các mạch điện và bộ vi xử lý để cho ra kết quả hiển thị trên màn hình máy đo.​​

Các loại máy đo nồng độ oxy trong máu

Dựa theo đặc điểm cấu tạo và thiết kế, người ta chia máy đo nồng độ oxy trong máu thành:
Máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay: thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, thích hợp dùng cho cá nhân hoặc gia đình. Máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay còn được chia thành 2 loại:
  • Máy có màn hình và đầu dò tách biệt, kết nối với nhau thông qua dây dẫn.
  • Máy có màn hình và đầu dò gắn liền nhau thành 1 khối, gần giống 1 chiếc kẹp.
Máy đo nồng độ oxy trong máu để bàn: kích thước khá lớn, phù hợp sử dụng tại những môi trường chuyên nghiệp như phòng khám, bệnh viện,...
Các loại máy SpO2

Các cách đo nồng độ Oxy trong máu tại nhà

Bằng máy đo nồng độ Oxy trong máu

Một số lưu ý trước khi đo nồng độ Oxy trong máu bằng máy:

  • Không dùng móng tay giả hoặc để móng dài.
  • Để tay thư giãn tối thiểu 5 phút trước khi đo.
  • Làm ấm lòng bàn tay bằng cách xoa vào nhau.

Các bước thực hiện đo nồng độ Oxy trong máu:

Bước 1: Kiểm tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy). Chuẩn bị móng tay không quá dài, không gắn móng giả hay đắp gel trên móng.

Bước 2: Thư giãn cơ thể 5 phút trước khi đo. Khi đo, bạn nên ở tư thế ngồi và đặt tay mình lên bàn.

Bước 3: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

Bước 4: Nhấn nút khởi động và đợi máy sẽ hiển thị kết quả trên màn hình sau 5-8 giây gồm thông tin chỉ số SPO2 (%) và nhịp tim (lần/phút).
Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

Bằng ứng dụng We Do Pulse

Hướng dẫn bên dưới được thực hiện trên điện thoại iPhone. Bạn có thể thức hiện trên các dòng điện thoại Android với thao tác tương tự nhé.
Bước 1: Tải ứng dụng về điện thoại. 
Link tải ứng dụng:
  • We Do Pulse cho hệ điều hành Android
  • We Do Pulse cho hệ điều hành iOS
Bước 2: Mở ứng dụng và đăng nhập vào tài khoản. Bạn có thể đăng nhập bằng Google/Facebook/Email/Số điện thoại. Sau khi hoàn tất, bạn nhấn Tiếp tục.
Bước 3: Tại trang chủ, bạn chọn vào biểu tượng camera bên cạnh phần Độ bão hòa Oxy. Sau đó, màn hình sẽ hiện thông báo Pulse muốn truy cập camera > Bạn chọn vào OK.
Bước 4: Bạn đặt ngón tay lên camera điện thoại và giữ yên khoảng 20 giây. Sau khi hoàn tất, màn hình sẽ hiển thị kết quả cho bạn.
Ứng dụng We Do Pulse

Cách đọc các thông số trên máy SpO2

SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%.
Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút . Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).
Các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.
Theo bác sĩ, sau khi đo nồng độ oxy trong máu, F0 cần liên hệ nhân viên y tế khi nhịp mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút khi người được đo đang nghỉ ngơi. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho trẻ em, các vận động viên và những người có tiền căn bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim.
SpO2 < 94% khi người được đo đang thở khí trời hoặc khí phòng. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho những người có tiền căn bệnh hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, suy tim, hoặc khi đo ở độ cao trên 1500m so với mực nước biển.
Cách đọc các thông số trên máy SpO2

Những ngưỡng nồng độ Oxy trong máu mà các F0 cần lưu ý:

Theo văn bản từ Sở Y Tế, các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ sẽ được cách ly, tự điều trị và theo dõi tại nhà. Các bệnh nhân sẽ dùng máy đo nồng độ Oxy trong máu để kiểm tra và báo cho nhân viên y tế. Sau đây là các ngưỡng nồng độ Oxy mà các F0 nên chú ý:
  • SpO2 trên 97%: Oxy trong máu tốt. Nếu không có dấu hiệu bất thường, người bệnh thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • SpO2 từ 95% - 96%: Oxy trong máu trung bình – cần cho thở thêm Oxy. Khi có dấu hiệu sốt, ho, đau họng và đau ngực kèm theo, F0 nên liên hệ với nhân viên ý tế để được đưa đến khu cách ly tập trung.
  • SpO2 dưới 94%: Oxy trong máu thấp. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở thì lập tức báo cho nhân viên y tế để được vận chuyển đến cơ sở cấp cứu hoặc bệnh viện dã chiến theo dõi và điều trị.
  • SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở xy: Đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.
  • Độ bão hòa oxy thấp hơn 90% là một cấp cứu trên lâm sàng.
ngưỡng nồng độ Oxy trong máu
Một số lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng.
  • Khi sử dụng máy, nên lấy bông hoặc khăn mềm tẩm cồn vệ sinh ngón tay sạch sẽ để đảm bảo kết quả được chính xác nhất.
  • Trong quá trình đo, bạn cần phải ngồi yên, không được di chuyển.
  • Không nên sử dụng thiết bị ở một ngón tay trong vòng quá 30 phút.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các vật sắc nhọn để tác động lên máy.
  • Không sử dụng thiết bị trong những môi trường dễ xảy ra cháy nổ.
  • Không được sử dụng pin không phù hợp với quy định của máy để tránh trường hợp hỏng máy.
  • Khi máy có thông báo tín hiệu pin yếu, hãy thay pin ngay, đảm bảo tối đa hoạt động bình thường cho thiết bị.
  • Không sử dụng thiết bị ngay lập tức sau khi di chuyển từ môi trường lạnh sang nóng, để tránh ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và độ chính xác.
  • Không sử dụng các vật sắc nhọn để tác động vào thiết bị gây hư hỏng.
  • Trường hợp bạn tạm thời không có nhu cầu sử dụng trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi máy.
Lưu ý khi sử dụng máy SpO2
Những điều cần làm khi nồng độ Oxy trong máu thấp đối với các F0
  • F1 khi tự theo dõi tại nhà, không cần phải sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu. Nếu có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
  • Đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng, được phép tự cách ly và theo dõi tại nhà theo quy định của Bộ Y tế, có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để tự theo dõi tại nhà.
  • Nếu bạn là F0 hoặc có người thân là F0 đang được cách ly tại nhà, khi nồng độ Oxy trong máu đạt ngưỡng từ dưới 94 đến 96% thì bạn nên báo cho nhân viên y tế theo hotline 0989.401.155 và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi ngày, bạn có thể đo nồng độ Oxy 3 lần để theo dõi sức khỏe.
  • Khi cảm thấy cơ thể có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho và hơi khó thở, bạn có thể thay đổi các tư thế nằm trên giường như nằm sấp, nằm nghiêng và ngồi thẳng lưng, thay đổi mỗi lần khoảng 2 giờ. Đồng thời, Bạn có thể tham khảo 5 bước theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhà theo khuyến cáo của Bộ Y Tế tại đây.
  • Đối với người lớn mắc Covid-19 (F0), SpO2 < 92% cần có chỉ định điều trị oxy liệu pháp cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần được cho nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp tại bệnh viện.
  • Mặc dù SpO2 ≥ 92%, nhưng nếu người bệnh có biểu hiện suy hô hấp, bao gồm cảm giác khó thở nhiều, thở nhanh > 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.
  • Những người bệnh Covid-19 nếu diễn tiến nặng thường xuất hiện suy hô hấp và giảm oxy máu nặng từ ngày thứ 7-8 kể từ khi khởi phát bệnh.
  • Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số này sẽ ở mức tương tự người lớn, thấp hơn 3-5%
Những điều cần làm khi nồng độ Oxy trong máu thấp đối với các F0
Kết luận về máy SPO2
Hi vọng với thông tin chi tiết về cách sử dụng máy đo nồng độ oxy và nhịp tim SPO2 trong bài viết này, các bạn sẽ có thể trang bị thêm 1 thiết bị y tế cần thiết và tự thực hiện được tại nhà. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
Hiện nay chúng tôi đang cung cấp các sản phẩm máy SPO2 trên cả 2 kênh offline và online, bạn có thể dễ dàng đặt hàng qua trang Website hoặc Fanpage của Nhà Thuốc Việt hoặc có thể đến và trải nghiệm trực tiếp nhằm lựa chọn cho mình thiết bị ưng ý nhất. Dù bạn mua ở kênh nào thì nhân viên cũng sẽ hướng dẫn tận tình về cách sử dụng cùng với những chính sách đi kèm, nên bạn hãy yên tâm trải nghiệm nhé.
Thông tin chi tiết:
Địa chỉ 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Q.11, TP. HCM
Địa chỉ 2: 137 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 0398883456
Điện thoại: 0977037676 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật