Cơn tiêu chảy bất ngờ không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn đe dọa sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Sự mất nước, suy nhược cơ thể do tiêu chảy gây ra có thể khiến bạn kiệt quệ và dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Vậy làm thế nào để nhanh chóng "dẹp yên" tình trạng này? Tham khảo các cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho người lớn do Nhà Thuốc Việt gợi ý trong bài viết dưới đây nhé!
Các cách cầm tiêu chảy nhanh và hiệu quả nhất cho người lớn
Dưới đây là một số cách cầm tiêu chảy nhanh và hiệu quả cho người lớn:
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Khi bị tiêu chảy, việc bổ sung nước và chất điện giải là rất quan trọng vì tiêu chảy khiến cơ thể mất đi một lượng lớn nước và các khoáng chất cần thiết. Nếu không có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như khô miệng, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí là hôn mê. Để khắc phục, người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây không đường, nước dừa hoặc nước uống thể thao có chứa chất điện giải để bù lại lượng nước và khoáng chất đã mất.
Ngoài việc bổ sung nước, người bệnh cần chú ý tránh các loại thức uống không tốt cho hệ tiêu hóa như cà phê, trà, nước ngọt có ga và rượu, vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Đặc biệt, nước ép mận dù giúp nhuận tràng nhưng không phù hợp khi bị tiêu chảy vì có thể làm tăng tần suất đi ngoài. Thay vào đó, các loại dung dịch bù nước và điện giải (ORS) là lựa chọn tốt nhất để bổ sung nhanh chóng các chất cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung nước và chất điện giải để cầm tiêu chảy hiệu quả cho người lớn
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
Khi hệ tiêu hóa mất cân bằng do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hoặc sự gia tăng của vi khuẩn có hại, người bệnh có thể gặp tình trạng tiêu chảy. Vì vậy, một trong những cách cầm tiêu chảy nhanh và hiệu quả là bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể để khôi phục lại sự cân bằng này.
Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn rất dễ tìm và có thể được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như sữa chua, yến mạch, socola đen, kim chi và trà kombucha (trà thủy sâm). Những thực phẩm này giúp cung cấp lợi khuẩn tự nhiên, hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng men vi sinh dạng gói hoặc viên uống để bổ sung trực tiếp lợi khuẩn. Khi chọn men vi sinh, nên ưu tiên các sản phẩm có chứa nấm men Saccharomyces boulardii, vì đây là chủng men được các tổ chức y khoa khuyên dùng.
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc chứa các hợp chất có khả năng kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc ruột và giảm các cơn co thắt, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Để pha trà hoa cúc trị tiêu chảy, bạn có thể dùng 1 muỗng cà phê hoa cúc khô, kết hợp với vài lá bạc hà và ngâm trong nước sôi khoảng 15 phút. Khi uống, bạn có thể thêm một chút mật ong để tăng hương vị và cung cấp thêm dinh dưỡng. Mỗi ngày nên uống khoảng 3 tách trà hoa cúc để giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy một cách đáng kể.
Uống trà hoa cúc giúp kháng viêm, làm dịu viêm mạc ruột
Uống trà gừng
Sử dụng trà vỏ cam là một phương pháp tự nhiên giúp cầm tiêu chảy hiệu quả, nhờ vào các chất xơ như tannin, hemi-cellulose và pectin trong vỏ cam, có khả năng điều chỉnh nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
Để pha trà, bạn cần rửa sạch và ngâm vỏ cam trong nước muối loãng, sau đó hãm vỏ cam với 120ml nước sôi trong vài phút. Khi nước nguội bớt, có thể thêm chút mật ong để dễ uống hơn. Uống trà vỏ cam 2-3 lần mỗi ngày giúp giảm triệu chứng tiêu chảy và cải thiện hệ tiêu hóa, đặc biệt hiệu quả hơn khi thêm vài nụ đinh hương để tăng hương vị và hỗ trợ cầm tiêu chảy.
Thuốc cầm tiêu chảy
Khi gặp các triệu chứng tiêu chảy, người bệnh nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong trường hợp tiêu chảy không quá nghiêm trọng, bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng các loại thuốc không kê đơn như Loperamid và Bismuth subsalicylate. Loperamid giúp giảm nhu động ruột, làm giảm tần suất đi ngoài, trong khi Bismuth subsalicylate có tác dụng giảm viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột.
Đối với các trường hợp tiêu chảy mãn tính (kéo dài trên 14 ngày), nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý tiềm ẩn như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hoặc nhiễm khuẩn mạn tính. Khi đó, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Việc tự ý dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia có thể làm tình trạng nặng hơn hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê thuốc cầm tiêu chảy nhanh chóng và hiệu quả
Xem thêm: Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?
Người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi gặp các dấu hiệu sau:
- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày với người lớn hoặc trên 24 giờ với trẻ nhỏ mà không thuyên giảm.
- Sốt cao (trên 38,5°C) kèm theo tiêu chảy.
- Phân có máu hoặc chất nhầy, dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc tổn thương đường ruột.
- Đau bụng dữ dội hoặc cảm giác đau bụng ngày càng nặng.
- Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như khô miệng, khát nước liên tục, chóng mặt, nước tiểu sẫm màu hoặc rất ít, không đi tiểu trong nhiều giờ.
- Buồn nôn hoặc nôn kéo dài, không thể giữ lại bất kỳ thực phẩm hoặc nước uống nào trong cơ thể.
Các dấu hiệu này cho thấy tình trạng tiêu chảy đã chuyển biến nghiêm trọng, nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác cần được điều trị y tế kịp thời.
Tiêu chảy khiến bạn khó chịu, nhưng với các biện pháp như bù nước, sử dụng thuốc không kê đơn, uống trà thảo dược, và duy trì chế độ ăn nhẹ, bạn có thể nhanh chóng cầm tiêu chảy và giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hy vọng thông tin Nhà Thuốc Việt cung cấp sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
---------------------------------------------
Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!
- Website: nhathuocviet.vn
- Hotline/Zalo: 0985508450
- Fanpage: fb.com/hethongnhathuocviet
- Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM
- Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM