Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Giải đáp: Tiểu đường uống nước dừa được không? Lưu ý khi sử dụng

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Nhiều người cho rằng nước dừa có vị ngọt nên khi người bị tiểu đường uống sẽ gây tăng đường huyết. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, nước dừa là thức uống tự nhiên giàu dưỡng chất, không chứa đường nhân tạo nên tốt cho người tiểu đường. Vậy sự thực thì tiểu đường uống nước dừa được không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy cùng Nhà Thuốc Việt tìm hiểu về thành phần và những công dụng sức khỏe của nước dừa ở bài viết dưới đây nhé.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong nước dừa

Nước dừa là thức uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tùy từng loại dừa, từng khu vực trồng mà thành phần dinh dưỡng trong nước dừa cũng thay đổi khác nhau. Ước tính trong 100ml nước dừa chứa từ:
  • 3 - 4g đường bột
  • 0,5 - 1g Protein
  • Dưới 0,5g chất béo
  • Nhiều muối khoáng, canxi, kali và chloride
Nước dừa

Nước dừa

Tiểu đường uống nước dừa được không?

Đường bột là chất có khả năng làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, trong 100ml nước dừa chỉ chứa khoảng 3 - 4g đường bột, hàm lượng này rất thấp, không làm đường huyết tăng đột ngột và cũng không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng thức uống từ thiên nhiên này, tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Người bị tiểu đường hoàn toàn uống được nước dừa

Người bị tiểu đường hoàn toàn uống được nước dừa

Lợi ích nước dừa mang lại cho người tiểu đường

Không những không gây tác động xấu, việc uống nước dừa đúng cách còn giúp người bị tiểu đường cải thiện một số vấn đề sức khỏe như: 

Cải thiện đường huyết

Trong nước dừa chứa hàm lượng Magie và khoáng chất (như vitamin C, kali, mangan và L-arginine) dồi dào có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin ở những người mắc tiền tiểu đường hay tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra, hàm lượng amino acid và chất xơ có trong nước dừa cũng giúp cản trở hấp thu, hạn chế lượng đường vào trong máu, làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, giúp giữ lượng đường trong máu luôn được ổn định và cải thiện đường huyết.

Giúp người tiểu đường giảm cân

Người bị thừa cân thì tuyến tụy sẽ bị hạn chế khả năng tổng hợp insulin, đồng thời làm suy giảm quá trình chuyển hóa glucose. Vì thế, người béo phì tiềm ẩn nguy cơ đường huyết rất cao. Do đó, giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý là việc làm rất quan trọng và cần thiết với người bệnh tiểu đường.
Nước dừa chứa rất ít chất béo và calo nên không làm người bệnh tiểu đường tăng cân. Nếu kết hợp với tập thể dục đều đặn sẽ giúp đốt cháy lượng calo lớn. Ngoài ra, uống nước dừa sẽ kéo dài cảm giác no, giúp người bệnh hạn chế ăn vặt. Vì thế, sử dụng nước dừa sẽ giúp người bị tiểu đường giảm cân khá hiệu quả.

Ức chế stress oxy hóa, ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh tiểu đường

Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có khả năng hạn chế và triệt tiêu các gốc tự do, giúp ức chế stress oxy hóa hiệu quả. Do đó, giúp phòng tránh được các biến chứng khác liên quan tới bệnh tiểu đường (viêm nhiễm, viêm bàn chân…).

Giúp bù nước và điện giải 

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 sẽ gặp biểu hiện đi tiểu nhiều, dễ gây mất nước. Do đó việc bù nước là vô cùng cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể. Trong khi đó, nước dừa chứa tới 94% là nước nên sử dụng nước dừa sẽ giúp bổ sung một lượng nước lớn bù đắp thiếu hụt do chứng đi tiểu nhiều gây ra cho người tiểu đường. Đồng thời, nước dừa cung cấp nhiều khoáng chất như: natri, magie, kali, canxi cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò như một chất điện giải tốt cho cơ thể.
Nước dừa giúp bù nước và điện giải

Nước dừa giúp bù nước và điện giải 

Có lợi với hệ tiêu hóa

Trong nước dừa chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, hàm lượng kali cao còn giúp hỗ trợ cân bằng điện giải, độ pH để tăng cường hấp thu dưỡng chất. Từ đó giúp mọi hoạt động trong cơ thể được diễn ra trơn tru và thuận lợi hơn.

Giảm các biến chứng tim mạch

Nước dừa có chứa lượng kali lớn, có tác dụng làm giảm huyết áp nhờ khả năng giảm áp lực lên các thành mạch máu, giúp mạch máu thư giãn, hạn chế hình thành các cục máu đông và duy trì huyết áp ổn định. Nhờ vậy, quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn.
Đồng thời, kali còn có công dụng loại bỏ bớt những chất lỏng thừa, điều hòa nhịp tim tốt. Vì vậy, sử dụng nước dừa có thể giúp phòng tránh các biến chứng về huyết áp, tim mạch hay đột quỵ.

Tốt cho mắt

Ở người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tắc nghẽn và tăng áp lực lên các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Điều này khiến mắt của người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh như:  tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,… hơn người bình thường. Trong khi đó, nước dừa rất giàu vitamin B1 và các phức hợp vitamin B (thiamin, riboflavin, niacin, folate, pyridoxine) rất tốt cho mắt. Vì thế, sử dụng nước dừa sẽ giúp mắt và sức khỏe của người bệnh được bảo vệ trước các biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra.
Nước dừa tốt cho mắt

Nước dừa tốt cho mắt

 >>> Xem thêm: Top 8 máy đo đường huyết không cần lấy máu tốt nhất hiện nay

Lưu ý khi sử dụng nước dừa cho người bị tiểu đường

Nước dừa giúp kiểm soát đường huyết và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 
  • Người bệnh nên uống nước dừa nguyên chất, không nên pha thêm đường, muối hay chất tạo ngọt khác. Ngoài ra, cũng không nên uống nước dừa pha chế hay đóng lon vì chúng chứa nhiều đường tinh luyện. 
  • Người bệnh chỉ nên uống tối đa mỗi ngày 1 quả dừa (tương đương với khoảng 250ml nước dừa). Việc uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cơ thể bị thừa kali gây rối loạn hoạt động của tim. Ngoài ra, lượng đường tự nhiên trong nước dừa mặc dù không nhiều nhưng nếu sử dụng nhiều cũng có thể khiến đường huyết trong máu tăng cao.
  • Người bệnh không nên ăn cùi dừa vì chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân tiểu đường.
  • Người bị tiểu đường nên uống nước dừa lúc đói để có thể cung cấp năng lượng, nên chia lượng nước dừa có thể dùng trong một ngày thành 2 - 3 lần uống, không nên uống hết trong một lần. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng không nên uống nước dừa sau 7 giờ tối vì dễ gây khó tiêu. 
  • Người bị bệnh tiểu đường mắc kèm các bệnh lý về thận, huyết áp thấp thì không nên sử dụng nước dừa.
Trên đây, Nhà Thuốc Việt đã giải đáp thắc mắc “tiểu đường uống nước dừa được không” cho bạn. Tóm lại, người bị bệnh tiểu đường có thể uống nước dừa vì nó đem lại những lợi ích như kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, người bệnh nên uống nước dừa tự nhiên, chỉ uống một trái trong ngày và không ăn cùi dừa để đảm bảo đạt hiệu quả tốt. 
>>> Xem thêm: 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật