Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới, vì sao? Cách khắc phục hiệu quả

 

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

 

Bị đau lưng dưới gần mông là một vấn đề phổ biến ở nữ giới và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các cơn đau thường xuất hiện với các triệu chứng khác nhau, phản ánh các bệnh lý hay các vấn đề khác nhau của cơ thể. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Việt cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và chủ động hơn trong việc sức khỏe bản thân. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nhận biết triệu chứng khi bị đau lưng dưới gần mông

Đau lưng dưới gần mông là những cơn đau xuất hiện từ vùng dưới lưng, sau đó lan dần dần đến vùng hông và mông. Cảm giác đau xảy ra đột ngột và có thể chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. 

Số liệu thống kê cho thấy tình trạng này xảy ra ở nữ giới phổ biến hơn, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, vì vậy cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Thực tế, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể khác nhau và thể trạng sức khỏe của người bệnh, mà các triệu chứng đau lưng gần mông có thể khác nhau, cụ thể như sau:

  • Cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối ở vùng thắt lưng, kèm theo cơn co thắt cơ, căng tức ở hông và xương chậu.
  • Khi người bệnh ngồi hoặc đứng lâu, con đau sẽ nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể giảm khi đứng lên và di chuyển
  • Đau nhói, bỏng rát, tê hoặc ngứa từ vùng thắt lưng lan ra mặt sau đùi, cẳng chân và bàn chân
  • Đau nhói ở bàn chân, ngón chân

Nguyên nhân gây đau lưng dưới gần mông ở nữ giới

Bị đau lưng gần mông ở nữ giới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thói quen sinh hoạt chưa hợp lý đến các bệnh lý nguy hiểm, như:

Thói quen ngồi nhiều, không vận động

Cơn đau gần mông xuất hiện nhiều ở chị em phụ nữ thuộc nhóm nhân viên văn phòng, thợ may, lễ tân,... tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi lâu, ít khi thay đổi tư thế và ít vận động. Vấn đề này khiến giảm lưu thông máu, gây ra tắc nghẽn ở một số vùng trên cơ thể, gây ra các cơn đau.

Thói quen ngồi nhiều, không vận động gây ra bị đau lưng gần mông ở nữ giới

Đau lưng dưới gần mông thường gặp ở nhân viên văn phòng do thói quen ngồi lâu, không vận động

Thừa cân, béo phì

Cột sống thắt lưng chịu áp lực nâng đỡ cơ thể, nên khi trọng lượng cơ thể vượt quá khả năng chịu đựng, gây ra căng thẳng lớn đối với các khớp, đặc biệt là ở khu vực lưng và mông. Lâu dần, tình trạng này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc di chuyển, thực hiện các hoạt động hằng ngày như đi bộ, leo cầu thang,..

Mang thai và sau sinh

Trong quá trình mang thai, nhiều chị em phụ nữ phải chịu đựng những cơn đau lưng dưới gần mông khó chịu. Những cơn đau này là kết quả của áp lực tăng lên từ tử cung đè lên phần cột sống và rễ thần kinh, gây cản trở cho quá trình tuần hoàn máu, dẫn đến thiếu oxy, thiếu máu và tổn thương xương khớp. 

Bên cạnh đó, quá trình gây tê tủy sống để tiến hành mổ sinh và áp lực kéo giãn dây chằng sau quá trình sinh nở cũng làm cho phụ nữ thường xuyên gặp đau lưng dưới, có thể là phía bên phải hoặc bên trái của khu vực xương cụt.

Các cơn đau gây nhiều phiền toái, gây ảnh hưởng đến việc di chuyển, làm việc thậm chí ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của mẹ bầu.

Bị đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Quá trình mang thai cũng có thể gây cho chị em phụ nữ bị các cơn đau lưng dưới gần mông khó chịu

Kỳ kinh nguyệt

Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng lên tâm trạng và cơ bắp. Các hormon tăng lên trong giai đoạn kinh nguyệt, và có thể gây ra sự co thắt của tử cung, gây ra đau và khó chịu trong các cơ bên dưới vùng thắt lưng. Cảm giác đau nhức thường xuất hiện trước, trong suốt và sau kỳ kinh nguyệt, và có thể kéo dài trong một vài ngày.

Căng cơ, bong gân

Vì thường liên quan đến các chuyển động vặn, gập, cúi của cơ  thể, chính vì vậy mà vùng thắt lưng rất dễ bị căng cơ hay gãy gân. Khi đó, người bệnh thường có cảm giác đau nhói vùng dưới mông và lan tỏa ra xung quanh, gây khó khăn trong việc di chuyển. Thường người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi một lúc để hồi phục lại. Tuy nhiên, trong trường hợp dây chằng, gân và cơ quan trọng trong vùng thắt lưng bị tổn thương nghiêm trọng, cần phải tiến hành phẫu thuật để tái tạo các vùng tổn thương.

Thiếu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì sức khỏe xương, bao gồm cả xương sống. Khi cơ thể thiếu canxi, nồng độ canxi trong huyết tương giảm, dẫn đến sự suy yếu và mất cân bằng trong cấu trúc xương. Điều này có thể gây ra các cơn đau ở vùng dưới mông, kèm theo đó là các triệu chứng như tê bì ở chân tay, cảm giác co rút và cứng cơ,...

Tình trạng thiếu hụt canxi phổ biến ở trẻ nhỏ, người già, phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Bệnh phụ khoa

Khi chị em bị đau bụng và đau lưng dưới, kèm theo các triệu chứng như khí hư ra nhiều và có mùi lạ ở vùng kín, đây có thể là dấu hiệu bất thường về hệ thống phụ khoa. Các nguyên nhân có thể bao gồm nhiễm trùng âm đạo, viêm nhiễm tử cung hoặc cổ tử cung, vi khuẩn tác động lên hệ tiết niệu, hay thậm chí là một dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm buồng trứng, u xơ tử cung hoặc ung thư phụ khoa. Để đảm bảo tính chính xác, chị em nên thăm khám bác sĩ để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh xương khớp

Bị đau vùng dưới mông ở nữ giới còn do các nguyên nhân khác liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp, như sau:

  • Đau thần kinh tọa: Các cơn đau thần kinh tọa thường xuất hiện đột ngột nhưng không kéo dài, cơn đau tập trung ở một bên, có thể là bên trái hoặc bên phải. Nó thường bắt đầu từ vùng lưng và lan xuống đùi, mông và một bên của chân. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ran, tê bì,...
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm cột sống bị lệch ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và tê bì ở vùng lưng dưới, lan dần đến vùng mông, đùi và cả 2 chân.
  • Rối loạn chức năng khớp xương cùng: Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng dưới gần mông, nhất là vùng phía bên phải. Khi người bệnh đứng lên, leo cầu thang, chạy nhảy hoặc mang vật nặng, các cơn đau này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
 

Bệnh về thận

Đau lưng dưới gần mông có thể do các bệnh lý liên quan đến thận như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận,.. Các cơn đau thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nước tiểu đổi màu,...

Cách khắc phục khi bị đau lưng gần dưới mông ở nữ giới

Nghỉ ngơi

Khi nhận thấy các cơn đau xuất hiện, tốt nhất bạn nên tạm thời dừng các hoạt động đang làm, nghỉ ngơi và tránh các yếu tố khiến bạn căng thẳng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, massage vùng lưng để giãn cơ, giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu đến vùng thắt lưng hiệu quả.

Chườm nhiệt

Trong khoảng 48 giờ đầu lúc xuất hiện cơn đau, bạn nên áp dụng liệu pháp chườm lạnh, dùng khăn bọc đá hoặc túi chườm, không tiếp xúc với đá lạnh, chườm nhiều lần, mỗi lần 15 - 20 phút. Hơi lạnh giúp làm chậm quá trình viêm sưng và làm gián đoạn co thắt giữa các dây thần kinh, giúp giảm đau nhanh chóng.

chườm lạnh giúp giảm đau lưng dưới gần mông nhanh chóng

Chườm lạnh là phương pháp giúp giảm đau lưng nhanh chóng, hiệu quả

Xây dựng lối sống lành mạnh

Để giảm tình trạng các cơn đau xuất hiện, người bệnh nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, đảm bảo chế độ ăn khoa học để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung thực phẩm giàu canxi: sữa, cải xoăn, đậu bắp, phô mai, sữa chua,... cũng là lời khuyên hữu ích.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao, thường xuyên vận động, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Nhân viên văn phòng nên thỉnh thoảng đứng dậy vươn vai, thư giãn, vận động nhẹ,...

 

>>> Xem thêm: 4 loại thực phẩm giúp hệ xương khớp cực kỳ chắc khỏe

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau được áp dụng trong trường hợp này như Aspirin (Bayer), Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil), Acetaminophen (Tylenol), thuốc giãn cơ hay thuốc giảm đau Opioid,... Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải có sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia y tế. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà không được cho phép hay hướng dẫn.

Vật lý trị liệu

Thăm khám tại các phòng khám vật lý trị liệu để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số liệu pháp phổ biến thường được sử dụng như kéo giãn cột sống, sóng ngắn, các bài tập cúi người, gập người, đạp xe,..

các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau lưng nhanh chóng

Chị em có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn bác sĩ để giảm đau hiệu quả

Thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp đau lưng lâu ngày không khỏi, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Không nên để lâu khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng gây các biến chứng nguy hiểm.

Kết luận

Trên đây Nhà Thuốc Việt đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới. Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích giúp bạn nhận biết và thăm khám hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ nhathuocviet.vn hoặc gọi vào số hotline: 0985508450 để được giải đáp. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

---------------------------------------------

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

- Website: https://nhathuocviet.vn

- Hotline/Zalo: 0985508450

- Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

- Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM

- Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM


Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật