Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do đâu? Cách xử lý ra sao?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là tình trạng thường gặp, nhưng với những người lần đầu tiên làm mẹ thì sẽ vô cùng bỡ ngỡ và bất an. Mẹ đang lo lắng và và tự hỏi đâu là nguyên nhân khiến bé nhà mình thở khò khè và hay vặn mình? Tình trạng này nếu chỉ xảy ra thoáng qua thì thường không nguy hiểm nên mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu xảy ra liên tục và không có chiều hướng thuyên giảm kèm theo nhiều triệu chứng khác thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của bé, do đó mẹ cần theo dõi bé để có hướng xử lý kịp thời. Thấu hiểu nỗi lo của mẹ, bài viết dưới đây Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ chia sẻ đến mẹ các vấn đề liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, mẹ tham khảo nhé.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do nhiều nguyên nhân

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do đâu?

Khi tắc nghẽn các đường dẫn khí của tiểu phế quản sẽ gây cản trở luồng khí lưu thông, từ đó gây ra tình trạng thở khò khè. Tình trạng khò khè và hay vặn mình mà em bé của các mẹ gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể:
  • Do cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nghẹt mũi, khó thở do chất nhầy làm hẹp lối đi của không khí khiến bé khó thở, thở hổn hển và trằn trọc liên tục. 
  • Do bé có đờm trong cổ họng: Khiến bé dễ bị nôn trớ khi bú sữa mẹ hoặc sặc sữa, bé không thể khạc nhổ được như người lớn nên có tiếng khò khè trong cổ.
  • Do bé bị sặc sữa lên mũi: Khi bé bị sặc sữa mà mẹ không biết cách tự xử lý hoặc không chú ý vệ sinh mũi giúp bé, dẫn đến sữa bị tắc vào mũi sẽ gây viêm mũi và chảy dịch nhầy, cản trở sự lưu thông đường thở của bé, khiến bé khó thở và thở khò khè. 
  • Do hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé khó thở và phát ra tiếng khò khè.
  • Do bé mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan,… làm tăng tiết dịch nhầy ở cổ họng khiến bé có triệu chứng thở khò khè và trở mình liên tục.
Bé bị viêm phế quản có thể gây ra tình trạng thở khò khè
Bé bị viêm phế quản có thể gây ra tình trạng thở khò khè
Nếu bé thường xuyên thở khò khè, đỏ mặt, vặn mình khi ngủ nhưng chỉ sau 2 - 3 phút bé vẫn ngủ bình thường thì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có thêm các biểu hiện khác như mặt đỏ bừng, sốt cao, ho nhiều, thở khò khè về đêm, đổ mồ hôi trộm, thức giấc giữa đêm, mất ngủ, nôn trớ và chậm tăng cân,… đây là những dấu hiệu của bệnh lý mà mẹ cần đặc biệt quan tâm và không thể chủ quan.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Tình trạng thở khò khè có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần biết cách chăm sóc bé bằng một số cách sau đây:

Vệ sinh mũi cho bé

Biểu hiện thở khò khè khiến bé khó chịu có thể là do bé bị nghẹt mũi do có chất nhầy tích tụ. Vì vậy, đầu tiên mẹ phải vệ sinh mũi cho bé. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý có bán ở các hiệu thuốc để đảm bảo nồng độ an toàn cho bé.
Vệ sinh mũi giúp loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi, từ đó giúp bé dễ thở hơn

Vệ sinh mũi giúp loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi, từ đó giúp bé dễ thở hơn

Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé

Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé cũng là một giải pháp giúp bé dễ thở và ngủ ngon hơn. Theo nhiều chuyên gia chia sẻ, việc cho bé nằm nghiêng một lúc sẽ giúp bé dễ thở hơn. Ngoài ra, mẹ không nên kê đầu bé quá cao và không để bé nằm sấp vì nằm sấp sẽ khiến bé khó thở và không thoải mái, từ đó khiến bé thường xuyên vặn mình.

Đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ, thông thoáng

Việc giữ phòng ngủ của bé luôn sạch sẽ giúp hạn chế việc vi khuẩn tồn tại trong không khí xâm nhập vào đường thở gây dị ứng khiến bé khó chịu. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đảm bảo rằng nhiệt độ trong phòng của bé không tăng quá cao hay quá thấp. Một căn phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng với nhiệt độ phù hợp chắc chắn sẽ giúp con ngủ và thở thoải mái hơn. 

Cho bé tắm nắng

Thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình. Vì vậy, mẹ có thể cho con tắm nắng sớm để bé hấp thụ nguồn vitamin D tự nhiên để nâng cao khả năng miễn dịch và cải thiện tình trạng thở khò khè ở cổ họng cho bé. 
Tắm nắng giúp bé hấp thụ vitamin D tự nhiên

Tắm nắng giúp bé hấp thụ vitamin D tự nhiên

Bổ sung đủ nước cho bé

Việc cho bé bú nhiều hơn sẽ giúp làm sạch vùng họng, từ đó giảm tình trạng khò khè cho bé.

Dùng lá trầu không đem hơ nóng lên đắp cho bé

Lá trầu không từ lâu đã được biết đến với tác dụng rất tốt trong việc giúp giữ ấm, kháng viêm, sát khuẩn bên ngoài da cho trẻ sơ sinh. Việc đắp lá trầu không lên người của bé sẽ giúp bé hết thở khò khè, đồng thời giảm vặn mình rất hiệu quả. Cách dùng rất đơn giản, mẹ hãy chọn một vài lá trầu không bánh tẻ rửa sạch rồi đem hơ cho nóng trên bếp than. Sau đó, đắp lên trên các vùng da bụng, lưng của bé sơ sinh.
Các mẹ lưu ý một điều là cần kiểm tra độ nóng của lá trầu không bằng áp lên cổ tay của mẹ, hoặc đắp lá trầu không qua một lớp khăn mỏng, tuyệt đối không đắp lá quá nóng lên da bé vì có thể làm bỏng làn da non nớt của bé. 

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, khi nào cần đưa con đến bệnh viện?

Nếu con có những dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để được đánh giá tình trạng bệnh và điều trị kịp thời:
  • Nếu mẹ thấy con thở khó khăn, nghe thấy tiếng thở hổn hển và da mặt bị tím tái.
  • Khi bé sốt cao không hạ, lồng ngực luôn phập phồng, tim đập nhanh, bé hay quấy khóc, nôn trớ.
  • Nếu bé ho và thở khò khè liên tục sang tuần thứ 2 thì mẹ cần đề phòng vì bé có thể bị viêm phổi hoặc viêm phế quản. 
  • Bé dưới 3 tháng thở khò khè, vặn mình liên tục khi ngủ cần được đưa đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
  • Ở trẻ sơ sinh bị hen suyễn bẩm sinh, bé sẽ thở nhanh và nặng nhọc, mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng về não. 
Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đa phần là bình thường, mẹ cũng không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất bình thường và có cách xử lý kịp thời nhất. Không ít trường hợp vì chủ quan cho rằng tình trạng này sẽ sớm hết, con đã rơi vào những nguy cơ rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng em bé thở khò khè và có cho mình một số mẹo chăm sóc tốt hơn cho con.
Nếu mẹ còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về chăm sóc sức khoẻ cho bé hay các sản phẩm dành cho bé, vui lòng liên hệ Dược sĩ của Nhà Thuốc Việt qua các kênh sau:

– Hotline/ Zalo: 0985508450

– Website: Nhathuocviet.vn

– Zalo OA:  https://zalo.me/2326937184300810408

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
 

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật