Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Tê bì chân tay là bệnh gì? Triệu chứng và cách cải thiện

Tê và ngứa ran là những cảm giác bất thường có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên có thể bạn, nhưng chúng thường xuất hiện ở bàn tay, các đốt ngón tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân.

 

Tê bì chân tay gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

Bệnh không gây ra những cơn đau đớn nặng nề, tuy nhiên sự âm ỉ và dai dẳng lại khiến cho người mắc phải khó chịu.

Hãy cùng Hệ thống Nhà thuốc Việt tìm hiểu về tê bì chân tay để xem đây là biểu hiện của bệnh gì và cách cải thiện như thế nào nhé.

Tê bì chân tay là gì?

Tê bì là triệu chứng mất cảm giác ở một bộ phận cụ thể, xác định. Bộ phận bị tê bì có thể là một bộ phận nhỏ trên cơ thể ví dụ như bàn tay, bàn chân, cánh tay … nhưng đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy ngứa ran khắp cả người, cảm giác như có nhiều mũi kim nhỏ châm chích vào.

Tê bì ở tay hoặc chân là triệu chứng khá phổ biến và thường liên quan đến một số tình trạng cũng như bệnh lý của cơ thể, từ tổn thương thần kinh đến các tình trạng liên quan đến cảm giác. Trong một số trường hợp, tê bì có thể là dấu hiệu của một trường hợp y tế khẩn cấp như đột quỵ. Do vậy, bạn đừng nên chủ quan nhé.

Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

Có rất nhiều những nguyên nhân có thể gây ra tê và ngứa ran thường gọi là tê bì chân tay. Những nguyên nhân này có thể chỉ đơn thuần là do sinh lý, nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Nguyên nhân sinh lý

Ngồi hoặc đứng ở một vị trí trong một thời gian dài

Mặc quần, tất hoặc giày quá chật dẫn đến máu huyết kém lưu thông

Phụ nữ mang thai

Thay đổi thời tiết bất thường, đột ngột gây rối loạn cảm nhận

Hoặc tê bì chân tay có thể là biểu hiện của những bệnh lý

Bệnh tiểu đường

Một số người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một loại tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường. Bệnh thần kinh do tiểu đường này này gây tê, ngứa ran và gây đau ở bàn chân.

Đau cơ xơ hóa

Đây là một bệnh lý mãn tính, kéo dài, gây ra các cơn đau, nhức, và căng cơ lan rộng. Một số người bị đau cơ xơ hóa cũng bị tê bì và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis) bị tổn thương dây thần kinh cảm giác, từ đó gây tê ở một vùng nhỏ trên cơ thể hoặc toàn bộ phần chi. Mặc dù tê có liên quan đến đa xơ cứng thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, tuy nhiên nếu nó kéo dài quá lâu thì có thể dẫn đến tàn phế cho người bệnh.

Đột quỵ

Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thóa qua đôi khi được gọi là “cơn đột quỵ nhỏ” có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến cách mà não tiếp nhận và xử lý các tín hiệu thần kinh. Điều này đôi khi gây tê tạm thời hoặc lâu dài ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Bệnh động mạch ngoại vi hay động mạch ngoại biên (PAD)

Làm cho các động mạch máu ngoại vi ở chân, tay bị thu hẹp do vữa xơ động mạch từ đó làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan này. Chân là một trong những bộ phận phổ biến nhất của cơ thể bị tác động bởi PAD. Các triệu chứng của PAD thường sẽ biến mất sau vài phút nghỉ ngơi.

 

Hẹp động mạch máu ngoại vi – một trong những nguyên nhân gây tê bì chi

Hội chứng đường hầm cổ chân

Hội chứng này xảy ra khi một dây thần kinh chạy dọc xuống phía sau của chân, dọc theo mặt trong của mắt cá chân và bàn chân bị nén, ép hoặc tổn thương. Người bị hội chứng đường hầm cổ chân có xu hướng cảm thấy tê, rát, ngứa ran và đau nhức ở mắt cá chân, gót chân và bàn chân của họ.

Tổn thương dây thần kinh do nhiễm độc chì, rượu, thuốc lá hoặc do dùng các thuốc hóa trị

Các chất độc có trong rượu có thể gây tổn thương dây thần kinh có liên quan đến tê bì, đặc biệt là ở bàn chân. Uống rượu quá nhiều hoặc thường xuyên uống cũng sẽ làm giảm nồng độ của các vitamin B, chẳng hạn như B1, B9, B12.

Chấn thương các dây thần kinh

Chấn thương cổ có thể khiến bạn cảm thấy tê bì ở bất cứ vị trí nào dọc theo cánh tay hoặc bàn tay, trong khi chấn thương thắt lưng có thể gây tê hoặc ngứa ran ở mặt sau của chân.

Một số bệnh lý khác như

   + Áp lực lên các dây thần kinh cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm

   + Áp lực lên các dây thần kinh ngoại vi do giãn nở mạch máu, khối u, mô sẹo hoặc nhiễm trùng (nhiễm trùng zona hoặc herpes zoster)

   + Các bệnh nhiễm trùng khác như: HIV/AIDS, bệnh phong, bệnh giang mai hoặc bệnh lao

   + Sử dụng thuốc: chẳng hạn như thuốc huyết áp, thuốc điều trị HIV/AIDS, thống chống động kinh, thuốc chống nhiễm trùng, …

Tê bì chân tay có triệu chứng như thế nào?

Tê bì tay, chân có thể gây ra nhiều cảm giác khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cánh tay, chân hoặc khắp các chi. Các triệu chứng đó bao gồm:

   + Ngứa ran

   + Cảm giác nóng rát

   + Nhột nhạt, hoặc châm chích

   + Cảm giác “kiến bò dưới da”

Nếu tê bì chân, tay đơn thuần, không kèm theo những triệu chứng khác thì có thể do nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, tê bì kèm theo một trong những triệu chứng sau thì rất có thể là biểu hiện của bệnh lý đột quỵ cần chăm sóc y tế khẩn cấp

   + Tê ở một bên người

   + Mặt xệ xuống

   + Nói khó

   + Lú lẫn

Trong những trường hợp như vậy, người bệnh cần được chăm có y tế kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nếu tay chân tê bì kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, mất ý thức, hụt hơi, điều này gợi ý sự hiện diện của khối u não, cũng cần có sự can thiệp y tế khẩn cấp.

Chữa trị tê bì chân tay bằng cách nào?

Tê bì chân tay có nhiều nguyên nhân gây ra, do vậy việc điều trị cũng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, mục tiêu chung của việc điều trị là khắc phục tình trạng gây tê bì.

Nếu tình trạng tê chân, tay diễn ra dai dẳng, thường xuyên, mức độ ngày càng tăng thì bạn nên đi khám để được các bác sĩ đánh giá và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, có một số phương pháp cải thiện tình trạng bạn có thể thử tại nhà để giảm bớt cảm giác khó chịu trong thời gian chờ đợi.

Nghỉ ngơi

Nếu tê bì chân tay do vận động sai tư thế, hoặc do ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông, thì việc nghỉ ngơi, nằm thẳng để khơi thông dòng máu, giảm áp lực lên các dây thần kinh ở bàn chân sẽ giúp cải thiện tình trạng tê bì hữu hiệu.

Chườm lạnh

Nước đá có thể giúp giảm sưng – nguyên nhân gây tê bì do tình trạng sưng sẽ gây áp lực lên dây thần kinh. Bạn có thể chườm lạnh, hoặc quấn túi chườm vào chân, tay hoặc bàn chân, bàn tay bị tê trong 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt.

 

Chườm lạnh giúp giảm sưng, giảm tê bì

Chườm nóng

Nhiệt đôi khi có thể giúp các cơ bị cứng thư giãn, giảm đau, giảm áp lực lên dây thần kinh từ đó giúp giảm tê bì. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh để chân, tay bị tê quá nóng, vì điều này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm và gây đau, tê nhiều hơn cho người bệnh.

Xoa bóp

Xoa bóp chân tay, hoặc vùng da bị tê bì giúp cải thiện lưu lượng máu, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Tập thể dục

Tình trạng lười vận động có thể làm giảm khả năng bơm máu đến các cơ quan, đặc biệt là vùng chi dưới, làm cho vùng chân thường xuyên bị tê bì.

Các hoạt động như yoga, đi bộ buổi sáng, hoặc Pilates có thể thúc đẩy lưu thông máu huyết, giảm viêm, tê bì, hoặc đau mãn tính.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Cơ thể thiếu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và gây ra tê bì. Vì vậy, chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cũng rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng này mà đôi khi chúng ta hay lơ là, không chú ý đến.

Hạn chế rượu

Rượu có chứa chất độc gây tổn thương thần kinh, làm cho các triệu chứng đau mãn tính và tình trạng viêm càng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể làm bùng phát các triệu chứng.

Hãy hạn chế rượu nhiều nhất có thể, vì sức khỏe của mình các bạn nhé.

Tê bì chân tay uống thuốc gì?

Đây là thắc mắc của nhiều bạn đọc khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc về lâu dài cần phải có sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.

Những loại thuốc thường dùng giúp giảm tê và ngứa tay, chân lâu ngày

   + Thuốc chống động kinh: gabapentin, pregabalin, carbamazepine, … là những thuốc góp phần ngăn chặn và giảm tê bì chân tay do đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường, đau cơ xơ hóa.

   + Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline, imipramine và nortriptyline – thuốc điều trị tê chân tay do đau cơ xơ hóa.

   + Trong trường hợp tê nặng hoặc đau, điều trị có thể bao gồm một đợt ngắn corticosteroid, nhóm thuốc này giúp phục hồi nhanh chóng bằng cách giảm viêm.

Nếu bạn đọc vẫn còn khó khăn hoặc thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Nhà thuốc Việt của chúng tôi - với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn, cung cấp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, tin rằng Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ hỗ trợ cho bạn những thông tin đúng và phù hợp nhất.

Xem thêm: 

Tham gia bình luận:

  • 7650

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật