Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT
  • Thuốc ranitidine
  • Thuốc ranitidine
  • Thuốc ranitidine
  • Thuốc ranitidine

Thuốc ranitidine

Công dụng Thuốc ranitidine: Thuốc ranitidine được dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO

Tình trạng:

Giá bán:
Liên hệ
LỢI ÍCH KHI MUA HÀNG
Cam kết 100% sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.
Dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp tư vấn.
Giao hàng toàn quốc, chỉ thanh toán khi nhận được hàng.
Miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 300.000 VNĐ (chỉ áp dụng với các quận nội thành TP.HCM).

Chi tiết sản phẩm

Thành phần Thuốc Ranitidine

Mỗi viên nén bao phim chứa:

Ranitidin (dưới dạng Ranitidin hydrochlorid) 300mg

Tá dược: Microcrystallin cellulose PH102, Magnesi stearat, Colloidal Silicon dioxid A200, Natri starch glycolat, Hydroxypropyl methylcellulose 15cP, Hydroxypropyl methylcellulose 6cP, Polyethylen glycol 6000, Talc, Titan dioxid, Màu sunset yellow lake.

 

Thuốc Ranitidine

Chỉ định dùng Thuốc Ranitidine

  • Điều trị loét dạ dày - tá tràng.
  • Loét sau phẫu thuật.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Hội chứng Zollinger - Ellison.
  • Loét do stress ở đường tiêu hóa trên.
  • Chứng khó tiêu.
  • Dự phòng xuất huyết đường tiêu hóa do loét do căng thẳng ở bệnh nhân nặng.
  • Dự phòng xuất huyết tái phát kèm theo loét dạ dày tá tràng chảy máu.
  • Phòng ngừa loét tá tràng do thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (bao gồm cả aspirin), đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Rối loạn tiêu hóa từng đợt mãn tính, đặc trưng bởi cơn đau (thượng vị hoặc sau họng) liên quan đến bữa ăn hoặc làm rối loạn giấc ngủ nhưng không liên quan đến các tình trạng trên.
  • Trước khi gây mê toàn thân ở bệnh nhân có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson), đặc biệt là bệnh nhân sản khoa trong quá trình chuyển dạ.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Các trường hợp cần thiết khác phải giảm acid dịch vị.

Cách dùng - liều dùng Thuốc Ranitidine

Người lớn

Loét dạ dày và tá tràng lành tính: Ranitidin uống một liều duy nhất 300 mg vào buổi tối lúc đi ngủ hoặc 150 mg/lần, 2 lần/ngày (sáng và tối) trong ít nhất 4 tuần. Cũng có thể dùng liều 300 mg, 2 lần/ ngày cho loét tá tràng. Liều duy trì là 150 mg/ngày uống vào buổi tối. Với loét tá tràng, liều cao 300 mg/lần, 2 lần/ngày trong 4 tuần cũng đã từng được dùng.

Điều trị loét liên quan đến dùng thuốc chống viêm không steroid: Ranitidin 150 mg/lần, 2 lần/ngày hoặc 300 mg/lần vào buổi tối, có thể cho uống trong 8 - 12 tuần; cũng có thể dùng liều cao là 300 mg, 2 lần/ngày. 

Điều trị loét sau phẫu thuật: 150 mg/lần, 2 lần/ngày.

  • Loét tá tràng kết hợp với nhiễm Helicobacter pylori: Ranitidin với liều uống thường dùng là 300 mg/lần/ngày hoặc 150 mg/lần, 2 lần/ngày có thể dùng là một phần của phác đồ ba thuốc với amoxicilin 750 mg và metronidazol 500 mg, cả hai thuốc này uống 3 lần/ngày trong 2 tuần. Sau đó phải điều trị ranitidin tiếp thêm 2 tuần nữa.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Uống 150 mg/lần, 2 lần/ngày hoặc 300 mg/lần vào buổi tối dùng trong 8 tuần hoặc nếu cần tới 12 tuần. Có thể tăng lên 150 mg/lần, 4 lần/ ngày cho tới 12 tuần ở các trường hợp nặng. Để duy trì lành viêm trợt thực quản, có thể dùng liều 150 mg/lần, 2 lần/ngày.

Trong trường hợp tăng tiết bệnh lý, ví dụ hội chứng Zollinger - Ellison, liều uống khởi đầu thường là 150 mg/lần, 2 hoặc 3 lần/ ngày và có thể tăng lên nếu cần thiết; các liều lên tới 6 g mỗi ngày cũng đã từng được sử dụng. Có thể truyền tĩnh mạch, ban đầu với tốc độ 1 mg/kg mỗi giờ, sau 4 giờ nếu cần tốc độ có thể tăng từng nấc 500 microgam/kg mỗi giờ. Các liều tiêm tĩnh mạch tới 2,5 mg/kg mỗi giờ và tốc độ truyền tới 220 mg/giờ đã từng được sử dụng.

  • Bệnh nhân có nguy cơ loét do stress ở đường tiêu hóa trên, có thể tiêm tĩnh mạch chậm một liều 50 mg rồi truyền tĩnh mạch liên tục từ 125 - 250 microgam/kg/giờ. Khi nuôi dưỡng bằng đường miệng được tiếp tục, có thể cho uống 150 mg/lần/ngày.
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng hít sặc acid trong quá trình gây mê, cho uống với liều 150 mg hai giờ trước khi gây mê. Tốt hơn nữa cũng cho uống 150 mg vào buổi tối hôm trước. Có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 50 mg trước khi gây mê từ 45 đến 60 phút. Ở bệnh nhân sản khoa khi bắt đầu sinh, có thể cho uống một liều 150 mg và có thể nhắc lại với khoảng cách 6 giờ 1 lần nếu cần.
  • Bệnh nhân mắc chứng khó tiêu mạn tính: Uống liều 150 mg/lần, 2 lần/ngày trong tới 6 tuần. Để điều trị triệu chứng ngắn hạn, chứng khó tiêu, có thể dùng liều 75 mg, nhắc lại nếu cần tới tối đa 4 liều mỗi ngày. Điều trị giới hạn tới tối đa là 2 tuần dùng liên tục cho một lần.

Liều tiêm: Liều thường dùng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch của ranitidin là 50 mg và có thể lặp lại sau cứ 6 - 8 giờ tiêm tĩnh mạch phải chậm không dưới 2 phút, và phải pha loãng để có dung dịch tiêm chứa 50 mg trong 20 ml. Để truyền tĩnh mạch cách quãng, liều dùng là 25 mg/giờ truyền trong 2 giờ và có thể lặp lại cứ sau 6 – 8 giờ. Tốc độ 6,25 mg/giờ đã từng được gợi ý để truyền tĩnh mạch liên tục mặc dù tốc độ cao hơn có thể dùng cho những trường hợp như hội chứng Zollinger - Ellison hoặc ở bệnh nhân có nguy cơ loét do stress.

Trẻ em 

Ở Anh, ranitidin được cấp phép dùng cho trẻ em từ 3 - 11 tuổi, còn ở Mỹ từ 1 tháng - 16 tuổi. 

  • Điều trị loét dạ dày và tá tràng: 4 – 8 mg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần, cho tới tối đa là 300 mg/ngày, dùng trong 4 - 8 tuần. Để duy trì, dùng liều từ 2 - 4 mg/kg/ngày, tối đa là 150 mg/ngày.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 5 - 10 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tối đa là 600 mg/ngày. Theo Dược thư Anh, các liều uống cho trẻ từ 3 - 12 tuổi có thể mở rộng cho trẻ nhỏ tuổi hơn, ở bất kỳ chỉ định nào.
  • Trẻ sơ sinh: 2 mg/kg, 3 lần/ngày và liều tối đa là 3 mg/kg, 3 lần/ngày.
  • Từ 1 - 6 tháng tuổi: 1 mg/kg, 3 lần/ngày, tối đa là 3 mg/kg, 3 lần/ngày.
  • Từ 6 tháng - 3 tuổi: 2 - 4 mg/kg, 2 lần/ngày.
  • Trẻ 3 - 12 tuổi: 2 - 4 mg/kg (tối đa 150 mg), 2 lần/ngày, tăng đến 5 mg/kg (tối đa 300 mg), 2 lần/ngày trong bệnh nặng.
  • Trẻ từ 12 - 18 tuổi áp dụng theo liều của người lớn. 
  • Tiêm tĩnh mạch: Ranitidin cũng có thể tiêm tĩnh mạch cho trẻ em khi không thể dùng đường uống. Các liều sau đây áp dụng cho trẻ từ 6 tháng - 11 tuổi:
  • Điều trị loét dạ dày - tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Khởi đầu là 2 mg/kg hoặc 2,5 mg/kg (tối đa 50 mg) tiêm tĩnh mạch chậm trên 10 phút, sau đó truyền cách quãng 1,5 mg/kg, cứ 6 đến 8 giờ một lần.

Hoặc một liều nạp 450 microgam/kg, tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất là 2 phút, sau đó truyền liên tục 150 microgam/kg mỗi giờ.

  • Dự phòng loét do stress:

Tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 2 phút liều 1 mg/kg (tối đa

50 mg), cứ 6 đến 8 giờ một lần.

Hoặc: 125 - 250 microgam/kg mỗi giờ, truyền liên tục.

Dược thư Anh cũng gợi ý dùng liều tiêm tĩnh mạch cho trẻ căn cứ theo tuổi, cho mọi chỉ định.

Trẻ sơ sinh 0,5 - 1 mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm, cứ 6 đến 8 giờ một lần

1 tháng tuổi - 18 tuổi: 1 mg/kg (tới tối đa là 50 mg), cứ 6 đến 8 giờ một lần hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền cách quãng với tốc độ 25 mg/giờ.

Đối tượng khác 

Với bệnh nhân có Clcr < 50 ml/phút, liều uống là 150 mg/ngày, điều chỉnh liều nếu cần. Liều tiêm tĩnh mạch: 50 mg từ 18 - 24 giờ điều chỉnh liều, nếu cần.

Lưu ý khi sử dụng Thuốc ranitidine

Dùng thận trọng và giảm liều ở người bệnh suy thận vì ranitidin đào thải chủ yếu qua thận.

Thận trọng ranitidin dùng ở người bệnh suy gan vì thuốc chuyển hóa ở gan.

Tránh dùng ranitidin ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Khi bị loét dạ dày, cần loại trừ khả năng ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin vì các thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày, làm chậm chẩn đoán bệnh này.

Ở người cao tuổi và người suy thận, phải ngừng điều trị ranitidin nếu xuất hiện trạng thái lú lẫn.

Điều trị ranitidin dài hạn có thể gây thiếu hụt vitamin B12.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chỉ dùng khi thật sự cần thiết.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Ranitidin bài tiết qua sữa mẹ. Dùng thận trọng trong thời kỳ cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo ghi nhận ảnh hưởng của ranitidine lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều

Quá liều Ranitidine và xử trí

Quá liều và độc tính

Cho tới nay, ít có dữ liệu về quá liều ranitidin. Có trường hợp uống tới 18 g ranitidin cũng chỉ có những tác dụng không mong muốn nhất thời như thường gặp trong lâm sàng. Ngoài ra hạ huyết áp và dáng đi bất thường cũng đã được báo cáo.

Cách xử lý khi quá liều

Để điều trị quá liều ranitidin, dùng các biện pháp thường dùng để loại bỏ phần thuốc chưa hấp thu ở đường tiêu hóa, theo dõi lâm sàng và điều trị hỗ trợ. Thẩm tách máu có thể giúp tăng nhanh đào thải ranitidin.

Quên liều và xử trí

Nếu quên uống một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định

Tác dụng phụ khi sử dụng Thuốc Ranitidine

Thường gặp 

Đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, tiêu chảy, ban đỏ.

Ít gặp 

Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, ngứa, đau ở chỗ tiêm, tăng transaminase.

Hiếm gặp

Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt, choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp, giảm bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu kể cả giảm sản tủy xương, chậm nhịp tim, hạ huyết áp,…

Không xác định tần suất 

Chứng khó thở.

Chống chỉ định sử dụng Thuốc Ranitidine

  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Mẫn cảm với các thuốc kháng thụ thể histamin H2.

Đóng gói

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Bảo quản

Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng

Nhà sản xuất 

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO

 

Lưu ý: Sản phẩm này là thuốc, chúng tôi chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và thân nhân không được tự ý sử dụng thuốc.

Viết bình luận

  • 7ac4