Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

[Tư vấn] Mẹ bầu uống thuốc say xe có được không?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, mẹ bầu dễ có cảm giác khó chịu khi bước lên xe hoặc ngửi thấy mùi xe. Vậy mẹ bầu có uống thuốc say xe được không? Những biện pháp nào giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng say xe mà không cần dùng đến thuốc? Cùng Nhà Thuốc Việt tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị say xe

Say xe khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi trong những chuyến đi
Say xe khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi trong những chuyến đi

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu uống thuốc say xe có được không, bạn cần nắ được một số nguyên nhân dãn đến tình trạng say xe ở mẹ bầu. Những nguyên nhân cơ bản như:

  • Lượng máu lên não kém gây cảm giác hoa mắt chóng mặt.
  • Khi mới mang thai mẹ bị những cơn ốm nghén hành hạ khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, cơ thể mẹ bị thiếu chất, gây nên tình trạng suy nhược, mệt mỏi.
  • Mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ cũng sẽ khiến cho dấu hiệu của say tàu xe tăng lên.
  • Những áp lực lên dạ dày cũng sẽ tạo nên cảm giác đầy bụng, ợ chua và xuất hiện những cơn buồn nôn khi bước lên tàu, xe.

Những dấu hiệu mẹ bầu đang say xe

Say tài xe luôn gây cho người ta cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong suốt quãng đường di chuyển. Nó ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng cũng như thể chất của mẹ. Nhận biết được những dấu hiệu say tàu xe ở mẹ bầu sẽ giúp bạn có được những cách xử lý phù hợp. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu bị say tàu xe.

  • Người đổ nhiều mồ hôi lạnh.
  • Đau đầu, có cảm giác tở gấp.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt.
  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục trong suốt quá trình đi xe.
  • Không muốn ăn bất cứ thức ăn gì.
  • Đặc biệt cảm thấy khó chịu với mùi nước hoa hoặc mùi thuốc lá.

Mẹ bầu uống thuốc say xe được không?

Để tránh tình trạng say xe, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc uống thuốc chống say xe. Vậy mẹ bầu uống thuốc say xe được không? Câu trả lời chúng tôi dành cho bạn là được, mẹ bầu có thể dùng những loại thuốc chống say xe dành cho phụ nữ có thai. 

Nhưng trong thời gian mang thai, tất cả các loại thuốc đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé trong đó có cả thuốc say xe dành cho mẹ bầu. Vì vậy, trước khi uống thuốc say xe, mẹ bầu cần hỏi ý kiến cụ thể của bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Mẹ bầu có thể dùng được thuốc say xe dưới sự chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu có thể dùng được thuốc say xe dưới sự chỉ định của bác sĩ

Nếu mẹ bầu mới mang thai, đang ở trong tam cá nguyệt đầu tiên, việc sử dụng thuốc say xe dành cho mẹ bầu càng phải thận trọng hơn. Bởi nếu dùng không đúng liều lượng theo khuyến cáo sẽ dễ dẫn đến dị tật thai nhi.

Những loại thuốc chống say xe dành cho mẹ bầu:

Để giảm tình trạng mệt mỏi do say xe gây nên, mẹ bầu có thể sử dụng những loại thuốc sau:

  • Những loại thuốc không kê đơn có chứa thành phần diphenhydramine.
  • Nếu mẹ bầu bị say xe quá nặng, có thể sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần dimenhydrinate.

Bên cạnh đó, cũng có những loại thuốc chống say tàu xe mẹ bầu không dùng được đó là thuốc có chứa thành phần Scopolamine. Bởi những loại thuốc này dễ gây đau đầu, chóng mặt khiến cho tình trạng say xe của mẹ bầu càng tệ hơn. Bên cạnh đó, thành phần Scopolamine trong thuốc chống say xe cũng có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.

Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe với mẹ bầu

Thuốc chống say xe dành cho mẹ bầu vẫn có một số tác dụng phụ, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi
Thuốc chống say xe dành cho mẹ bầu vẫn có một số tác dụng phụ, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi

Mẹ bầu uống thuốc say xe có được không? Mặc dù các loại thuốc chống say tàu xe dành cho mẹ bầu giúp giảm bớt tình trạng buồn nôn, nhưng khi sử dụng mẹ bầu có thể gặp một trong số các tác dụng phụ dưới đây:

  • Luôn cảm giác khô miệng, nước bọt tiết kém và thèm uống nước.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn, mẹ bầu có thể bị táo bón hoặc khó khăn trong việc đi tiểu sau khi dùng thuốc.
  • Luôn có cảm giác buồn ngủ và thèm ngủ, gây nên tình trạng mất tập trung.
  • Khó thở.
  • Không có cảm giác thèm ăn. Chức năng nhai và nuốt bị giảm.
  • Tay chân run rẩy.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Dễ khởi phát những cơn hen suyễn.

Những tác dụng phụ sau khi uống thuốc say xe không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng thuốc, mẹ nên tham khảo kỹ lời tư vấn của bác sĩ. Sau khi dùng thuốc chống say, nếu thấy những tác dụng phụ có chuyển biến nặng hãy đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Những cách hạn chế say xe không cần dùng thuốc

Mẹ bầu có uống được thuốc say xe không? Có những cách nào có thể hạn chế được say xe mà không cần dùng đến thuốc? Mẹ bầu có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

Sử dụng củ gừng tươi

Gừng tươi là liệu pháp chống say xe tự nhiên rất hiệu quả dành cho mẹ bầu
Gừng tươi là liệu pháp chống say xe tự nhiên rất hiệu quả dành cho mẹ bầu

Nếu bạn đang phân vân xem bà bầu uống thuốc say xe được không thì có thẻ áp dụng cách chống say bằng gừng tươi. Gừng cay và mang tính nóng nên có khả năng chống say xe tốt. Mẹ bầu có thể giã nước gừng và uống trực tiếp hoặc nhai lát gừng nhỏ trước khi lên xe khoảng 30 phút. Ngoài ra, trong suốt quá trình ngồi xe, di chuyển mạ bầu cũng có thể ngậm lát gừng tươi để hạn chế tình trạng buồn nôn.

Sử dụng vỏ cam, quýt

Dùng vỏ cam, quýt cũng là cách chống say xe tự nhiên không cần dùng đến thuốc rất hiệu quả. Cách chống say xe bằng vỏ quýt được thực hiện như sau: Bóc quýt lấy vỏ và ngửi hoặc nhai trong suốt quá trình ngồi trên xe. Hoặc mẹ bầu có thể nhâm nhi quả quýt khi đi đường.

Sử dụng giấm ăn

Mẹ bầu có uống thuốc say xe được không? Nếu mẹ bầu đang lo lắng về vấn đề say xe và tác dụng phụ của thuốc chống say khi di chuyển đường dài, vậy có thể dùng giấm ăn để hạn chế tình trạng say xe. Cách sử dụng như sau: Trước khi lên xe từ 30-45 phút  mẹ bầu uống một cốc nước pha chút giấm ăn. Nhưng lưu ý, mẹ bầu không nên uống khi bụng đang đói để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Sử dụng dầu gió

Dùng dầu gió chống say xe cũng là cách nhiều người hay áp dụng cho mẹ bầu khi cần di chuyển trên quãng đường dài. Dầu gió vừa giúp giải quyết tình trạng đau đầu lại giúp giảm cảm giác buồn nôn. Mẹ bầu chỉ cần ngửi mùi dầu gió là sẽ thấy hết cảm giác say xe.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống say xe cho mẹ bầu

Để thuốc chống say xe phát huy hết tác dụng cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi thì trong quá trình sử dụng cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi sử dụng.
  • Nên uống thuốc chống say xe dành cho bà bầu trước khi lên xe khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
  • Không uống thuốc chống say xe khi bụng còn đang đói để tránh kích ứng dạ dày.
  • Không lạm dụng thuốc say xe hoặc sử dụng trong thời gian dài.
  • Không dùng thuốc chống say xe cho bà bầu trong thời gian dài với tần suất liên tục.
  • Chú ý chế độ ăn nhiều dưỡng chất, đủ vitamin đặc biệt vitamin B6 như sữa tươi, chuối, cà rốt…
  • Tránh ăn những đồ ăn khó tiêu hoặc ăn quá no trước khi lên xe. 
  • Khi ngồi trên xe, mẹ bầu nên ngả ghế để cảm thấy thoải mái, lựa chọn chỗ ngồi thoáng, gần cửa sổ.

Say xe khiến cho mọi chuyến đi trở nên mất vui. Hy vọng những thông tin Nhà Thuốc Việt cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn trả lời được vấn đề mẹ bầu uống thuốc say xe được không cũng như những phương pháp giảm tình trạng say xe tự nhiên. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc chống say xe để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ bầu và gia đình có những chuyến đi vui vẻ, ý nghĩa.

Nếu gia đình và mẹ bầu cần tham khảo và tư vấn về các dòng thuốc chống say xe dành cho bà bầu, hãy liên hệ ngay với Nhà Thuốc Việt để được các dược sĩ hỗ trợ nhanh nhất. Các hình thức để liên hệ với Nhà Thuốc Việt như:

- Hotline/zalo: 0985508450
- Link zalo: https://zalo.me/2326937184300810408
- Website: nhathuocviet.vn
- Hệ thống Nhà thuốc Việt:
Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật