Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Củ tam thất có tác dụng gì? Những lợi ích mà củ tam thất mang lại cho sức khỏe

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Trong củ tam thất có một lượng lớn dược tính và có giá trị sử dụng rất tốt trong Đông y. Vậy, loại thảo dược này mang đến những lợi ích nào cho sức khỏe của người dùng? Bài viết sau đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc “củ tam thất có tác dụng gì” và hướng dẫn cách sử dụng loại thảo dược này. Mời các bạn cùng theo dõi.

Tam thất là gì?

Tam thất là loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm và thường mọc ở những vùng núi cao ẩm mát như Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai,… Mỗi cây thường có khoảng 3 – 6 lá mọc đối xứng nhau ở phần thân trên, mép lá có răng cưa nhỏ. Cây tam thất chỉ mọc duy nhất một cụm hoa hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ và hạt màu trắng.
Trong cây tam thất, có thể sử dụng cả phần củ, thân nhánh, hoa và nụ. Tuy nhiên, phần rễ củ thường được sử dụng nhiều nhất để làm dược. Củ tam thất còn có tính ôn, vị đắng pha lẫn chút ngọt, tuỳ theo thổ nhưỡng mà màu sắc của củ tam thất có thể khác nhau là đen, xám hoặc vàng.
Thành phần chính có trong củ tam thất là saponin (4,42 – 12%), ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1. Bên cạnh đó, chúng còn chứa 1 lượng tinh dầu (α-guaien, β-guaien và octadecan), phytosterol, flavonoid, và các chất axit amin khác,…
Củ tam thất

Củ tam thất

Củ tam thất có tác dụng gì? Những lợi ích mà củ tam thất mang lại cho sức khỏe

Dưới đây là những công dụng mang lại cho sức khỏe từ củ tam thất:

Cầm máu, bổ máu

Nhờ có tác dụng cầm máu, tiêu sưng nên tam thất được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương, làm tan máu,...

Ngăn ngừa tổn thương não do xuất huyết nội sọ

Saponin có trong tam thất có tác dụng chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, giảm cholesterol, cân bằng hệ miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của tụ máu não hoặc sưng (phù nề) ở những người bị chảy máu não. Ngoài ra, chất noto ginsenosid trong tam thất ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

Phòng ngừa và điều trị ung thư

Trong tam thất có chứa hoạt chất panacrin có khả năng hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tam thất như biện pháp bổ sung, tuyệt đối không được phép bỏ thuốc điều trị.
Củ tam thất mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Củ tam thất mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Giảm huyết áp

Tam thất chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ tim mạch, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai. Tuy nhiên, bạn nên khảo khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, không nên lạm dụng loại dược liệu này. 

Hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ

Rễ cây tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, từ đó giúp kích thích tâm thần, chống căng thẳng, cải thiện khả năng ghi nhớ. 

Tăng cường khả năng bảo vệ tim

Tam thất giúp cải thiện khả năng tuần hoàn, giúp chống viêm mạch máu, tiêu trừ máu đông, phân hủy chất béo xấu, phục hồi lưu lượng máu và giãn mạch. Bên cạnh đó, tam thất còn giúp làm giảm tần suất các cơn đau thắt ngực, giảm xơ vữa mạch vành, ngăn ngừa biến chứng cục máu đông. 

Điều hòa kinh nguyệt

Tam thất giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm tình trạng huyết ứ. Ngoài ra, phụ nữ sau kỳ hành kinh hoặc phụ nữ sau khi sinh con dùng tam thất để bổ máu.

Chống lão hóa

Trong tam thất có chứa hoạt chất panax notoginseng saponin giúp hoạt huyết, lưu thông máu, làm trắng và loại bỏ tàn nhang,… Bên cạnh đó, trong loại dược liệu này còn có các chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa, loại bỏ các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch.

Hướng dẫn sử dụng tam thất đúng cách

Có 3 cách sử dụng tam thất phổ biến như sau:

Dùng trực tiếp

Rễ tam thất rửa sạch, đem giã nát rồi đắp lên vị trí bị tổn thương.

Dùng sống

Rửa sạch, phơi/sấy khô rễ củ tam thất rồi thái hoặc nghiền thành bột để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành, đại tiện ra máu tươi hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,...
Nghiền củ tam thất thành bột để dùng

Nghiền củ tam thất thành bột để dùng

Dùng chín

Có 2 cách chế biến:

  • Cách 1: Rửa sạch rễ, lá, thân tam thất, ủ rượu cho mềm, sau đó thái mỏng, sao qua chảo nóng, nghiền thành bột.
  • Cách 2: Rửa sạch, thái mỏng tam thất rồi sao lên với dầu thực vật cho đến khi rễ tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền thành bột.

Đối tượng nào không nên sử dụng tam thất

Tuy được dùng nhiều trong các bài thuốc nhưng không phải trường hợp nào cũng sử dụng được loại dược liệu này. Dưới đây là những đối tượng sau không nên dùng tam thất:
  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu không nên sử dụng loại dược liệu này vì tam thất lại có tác dụng tiêu huyết, tiêu u nên dễ gây động thai, sảy thai.
  • Người bị cảm mạo: Tam thất có tính hàn, do đó khi người bị cảm mạo sử dụng có thể khiến cho các triệu chứng cảm lạnh trầm trọng hơn.
  • Người mẫn cảm với thành phần của dược liệu: Nếu dùng với liều lượng nhỏ mà cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng, người bệnh cần ngừng sử dụng ngay và theo dõi.
  • Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh: Dược liệu này có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, loại bỏ tình trạng huyết ứ. Do đó, nếu sử dụng trong kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng lượng máu so với bình thường.
  • Trẻ vị thành niên: Nếu dùng tam thất không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do chức năng tạng phủ chưa mạnh.
Phụ nữ có thai không nên dùng củ tam thất

Phụ nữ có thai không nên dùng củ tam thất

Lưu ý khi sử dụng tam thất

Tam thất mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
  • Những người thân nhiệt cao không nên dùng tam thất trong thời gian dài vì có thể gây mẫn cảm với các triệu chứng như mọc mụn, dị ứng, ngứa ngáy,... 
  • Không dùng tam thất trong thời gian dài đối với những người thân nhiệt cao hơn bình thường để tránh bị mẫn cảm gây mọc mụn, dị ứng, ngứa ngáy,... 
  • Tam thất có thể gây tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng.
  • Nếu không dùng tam thất đúng liều lượng và lạm dụng quá mức, có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.
Và đến đây là kết thúc của bài viết tác dụng của tam thất là gì, công dụng của tam thất đối với sức khỏe mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Hãy sử dụng tam thất đúng cách để mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ nhé.

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật