Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

[BẬT MÍ] Giới thiệu các loại máy đo loãng xương phổ biến hiện nay

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Máy đo loãng xương là một thiết bị dùng để đo mật độ xương cho bệnh nhân. Nếu khi đo mà nhận thấy bệnh nhân bị loãng xương, thì máy sẽ cho ra kết quả và đánh giá tình trạng loãng xương này.

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo loãng xương ở các vị trí khác nhau, ví dụ như bàn tay, gót chân, cổ tay,... Với số lượng đa dạng về các chủng loại và mẫu mã như vậy, các bạn muốn chọn được sản phẩm phù hợp thì cũng tương đối khó khăn. Hãy cùng tham khảo bài viết của Hệ thống Nhà thuốc Việt dưới đây, để thêm hiểu về các loại máy đo loãng xương phổ biến hiện nay nhé.

Giới thiệu các loại máy đo loãng xương phổ biến hiện nay

Tổng quan về máy đo loãng xương

Các bạn hãy cùng tham khảo các thông tin về máy đo loãng xương dưới đây cùng Nhà thuốc Việt nhé:

1/ Công dụng

Các loại máy đo loãng xương thường được dùng để chẩn đoán bệnh loãng xương - là bệnh thường ảnh hưởng tới đối tượng phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, đàn ông trưởng thành và đôi khi là trẻ em cũng có thể gặp phải căn bệnh này.

Việc đo loãng xương cũng rất hiệu quả để theo dõi hiệu quả của việc điều trị loãng xương, cũng như các bệnh lý liên quan mà có thể gây ra tình trạng mất xương.

Xét nghiệm đo loãng xương cũng có thể được dùng để đánh giá nguy cơ gãy xương của một cá nhân. Nguy cơ này thường bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, cân nặng, tiền sử gãy xương các lần trước đó, tiền sử gia đình hay các vấn đề trong lối sống - như hút thuốc kinh niên, hay nghiện rượu lâu năm. Đây là các yếu tố đáng được quan tâm để Bác sĩ đưa ra quyết định xem bạn có cần được điều trị hay không.

2/ Đối tượng nên đo loãng xương

Dưới đây là một số đối tượng nên thực hiện xét nghiệm với máy đo loãng xương:

  • Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và không bổ sung thêm Estrogen.
  • Phụ nữ đã có tiền sử gãy xương hoặc gãy xương do sinh nở, cũng như từng hút thuốc.
  • Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh có chiều cao trên 1,7m, hoặc có thể trạng nhẹ cân dưới 57kg.
  • Nam giới trưởng thành có các tình trạng bệnh lý liên quan đến việc mất xương - như bệnh thấp khớp, các bệnh lý mãn tính ở thận, hoặc các bệnh lý gan mật.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng không mong muốn gây ra tình trạng gãy xương - các loại thuốc Corticosteroid như Prednisone, nhiều loại thuốc chống động kinh như Dilantin, các loại thuốc ngủ nhóm Barbiturat và các loại thuốc thay thế Thyroid liều cao.

Phụ nữ hút thuốc là đối tượng cần đo mật độ xương

3/ Lưu ý trước khi đo

Vào ngày chuẩn bị trước khi đo, bạn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung canxi ít nhất 24 tiếng trước khi đo.

Bạn nên mặc các loại quần áo thụng, thoải mái và tránh mặc các loại trang phục có chứa phéc-mơ-tuya, thắt lưng hay các loại cúc áo làm từ kim loại. Các vật dụng như chìa khoá hay ví cũng nên được để riêng bên ngoài trước khi bạn tiến hành đo.

Bạn có thể cần phải cởi bớt một số loại quần áo bên ngoài, và chuyển sang mặc áo choàng để kết quả đo chính xác hơn. Bên cạnh đó, các vật dụng như trang sức, các thiết bị chỉnh nha, và bất cứ chi tiết kim loại nào trên quần áo cũng nên được loại bỏ vì có thể gây nhiễu ảnh chụp x-quang.

Bạn cũng cần thông báo cho kỹ thuật viên hình ảnh nếu đã thực hiện các xét nghiệm cản quang với Bari, hay đã được tiêm chất cản quang phục vụ cho việc chụp cắt lớp (CT), hoặc cho việc chụp xạ hình. Bạn có thể phải chờ từ 10 đến 14 ngày, trước khi được thực hiện xét nghiệm với máy đo loãng xương tại bệnh viện.

Phụ nữ nên báo trước cho Bác sĩ và Kỹ thuật viên, nếu họ đang mang thai. Bác sĩ sẽ không chỉ định nhiều loại xét nghiệm khi bạn mang thai để ngăn ngừa tình trạng thai nhi bị nhiễm phóng xạ. Nếu cần chụp x-quang, Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một cách cẩn trọng. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu lượng phóng xạ mà thai nhi có thể nhận.

Nếu tự mua máy đo loãng xương và để ở nhà, các bạn cũng nên chuẩn bị tương tự như trên, và nên nhờ nhân viên y tế thực hiện để giảm thiểu các rủi ro nhiễm xạ nguy hiểm.

4/ Khi nào cần đo loãng xương lại

Xét nghiệm đo loãng xương (đo mật độ xương) là một thủ thuật được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, không xâm lấn và không gây đau.

Việc khám và đo mật độ xương định kỳ cần được thực hiện mỗi 2 năm để xem có biến chuyển gì so với lần trước không - như tăng hoặc giảm mật độ xương. Ở một số trường hợp đặc biệt - như bệnh nhân dùng các loại thuốc nhóm Steroid với liều cao, thì việc đo định kỳ cần được thực hiện sau mỗi 6 tháng.

Nên tái khám định kỳ sau mỗi 2 năm

TOP các máy đo loãng xương phổ biến hiện nay

Dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Việt tìm hiểu về các loại máy đo loãng xương phổ biến để chọn được cho mình sản phẩm ưng ý nhé:

1/ Máy đo loãng xương Osteosys Sonost 3000

  • Giới thiệu: Osteosys Sonost 3000 là máy đo loãng xương thuộc loại siêu âm rất hiện đại của hãng Osteosys, đã được sử dụng nhiều trong các bệnh viện lớn hiện nay. Máy có giá thành rẻ, kinh tế nếu bạn muốn mua để đo loãng xương tại nhà.
  • Thông số kỹ thuật:
    • Vị trí đo: Gót chân.
    • Thời gian quét: 15 giây.
    • Phương pháp đo chính: sử dụng sóng siêu âm, ước lượng chỉ số chất lượng xương BQI và BMI gót chân. Kết quả nhận được đo độ suy hao sóng âm (BUA) và tốc độ âm (SOS).
    • Nguồn điện: AC 100V đến 240V, 50 đến 60 Hz, 130W.
    • Kích thước: 300 x 620 x 390 (mm).
    • Bộ nhớ của máy lưu được 10.000 lần đo cho bệnh nhân.
    • Cân nặng của máy: 12kg.
  • Giá bán: từ 120 triệu đến 150 triệu đồng.

Osteosys Sonost 3000 là một loại máy đo loãng xương

2/ Máy đo loãng xương Osteosys Sonost 2000

  • Giới thiệu: Osteosys Sonost 3000 là máy đo loãng xương thuộc loại siêu âm rất hiện đại của hãng Osteosys, đã được sử dụng nhiều trong các bệnh viện lớn hiện nay. Máy có giá thành rẻ, kinh tế nếu bạn muốn mua để đo loãng xương tại nhà.
  • Thông số kỹ thuật:
    • Vị trí đo: Gót chân.
    • Thời gian quét: 15 giây.
    • Phương pháp đo: Siêu âm định lượng QUS.
    • Dạng hiển thị kết quả: dữ liệu thô - gồm chỉ số Z-score, T-score, và % dự tính kèm theo đồ thị phân tích kết quả.
    • Nguồn điện: AC 100V đến 240V, 50 đến 60 Hz.
    • Kích thước: 400 x 630 x 370 (cm).
    • Bộ nhớ của máy lưu được 10.000 lần đo cho bệnh nhân.
    • Cân nặng của máy: 7.3kg.
    • Nhiệt độ phù hợp để máy vận hành: từ 17 đến 30 độ C.
    • Độ ẩm phù hợp để máy vận hành: 20 đến 80%.
  • Giá bán: từ 120 triệu đến 150 triệu đồng.

Máy đo loãng xương Osteosys Sonost 2000

3/ Máy đo loãng xương Furuno CM-300

  • Giới thiệu:
    • Furuno CM-300 là một sản phẩm cao cấp của hãng Furuno đến từ Nhật Bản. Sản phẩm được nhiều bệnh viện tư và phòng khám lựa chọn và tin dùng vì có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và tích hợp công nghệ mới.
    • Đây là loại máy dùng được cho tất cả các đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Bên cạnh đó, máy cũng có thể điều chỉnh kích thước bàn chân mang lại sự thuận tiện khi dùng. Ngoài ra, máy cũng cho kết quả tương đối chính xác với cách vận hành tương đối đơn giản.
  • Thông số kỹ thuật:
    • Vị trí đo: Gót chân.
    • Thời gian quét: Khoảng 10 giây.
    • Phương pháp đo: Sử dụng phương pháp thâm nhập xung bằng sóng siêu âm.
    • Nguồn điện: AC 100V đến 220V, 50 đến 60 Hz.
    • Kích thước: 525 x 310 x 200 (mm).
    • Cân nặng của máy: 10kg.

Máy đo loãng xương Furuno CM-300

Lưu ý khi người bệnh sử dụng các loại máy đo loãng xương

Khi có nhu cầu mua các loại máy đo loãng xương, các bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín để mua. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy đo loãng xương, do đó giá cả và chất lượng cũng không giống nhau.

Thông thường, giá của các loại máy đo loãng xương sẽ rất cao, do đó thông thường chúng ta nên đến các cơ sở khám chữa bệnh như bệnh viện hoặc phòng khám để được thăm khám kỹ lưỡng và tận tình. Nếu bị loãng xương, bạn sẽ được tư vấn và theo dõi điều trị bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn cao.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như đo loãng xương, các Bác sĩ khoa Xương khớp sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau và bổ sung canxi để hỗ trợ thêm cho bệnh loãng xương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài tập vật lý trị liệu để tình trạng bệnh nhanh được cải thiện hơn.

Chỉ nên mua máy đo loãng xương tại các địa chỉ uy tín

Thay lời kết

Bài viết của Hệ thống Nhà thuốc Việt đến đây là kết thúc. Trên đây là toàn bộ các thông tin về các loại máy đo loãng xương để các bạn tham khảo, và chọn lựa cho mình sản phẩm thật phù hợp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng chần chừ mà hãy nhắc ngay điện thoại lên, và liên hệ với chúng tôi theo các thông tin ở cuối bài viết. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ và tràn đầy sức khoẻ!

---------------------------------------------

>>> Xem thêm <<<

Các phòng khám xương khớp uy tín

---------------------------------------------

>>> Xem thêm <<<

TOP các loại sữa xương khớp

---------------------------------------------

Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

• Website: https://nhathuocviet.vn

• Hotline: 0985508450.

• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

• Địa chỉ số 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM.

• Địa chỉ số 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM.

Tham gia bình luận:

  • f300

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật