Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT
  • Thuốc trị viêm da Tacrolimus 0,1%
  • Thuốc trị viêm da Tacrolimus 0,1%

Thuốc trị viêm da Tacrolimus 0,1%

Chỉ định: Tacrolimus 0,1% điều trị viêm da cho người không đáp ứng tốt hoặc không dung nạp với các liệu pháp corticosteroid tại chỗ
Xuất xứ: Việt Nam
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 10 gam

Tình trạng:

Giá bán:
Liên hệ
LỢI ÍCH KHI MUA HÀNG
Cam kết 100% sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.
Dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp tư vấn.
Giao hàng toàn quốc, chỉ thanh toán khi nhận được hàng.
Miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 300.000 VNĐ (chỉ áp dụng với các quận nội thành TP.HCM).

Chi tiết sản phẩm

1. THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG:

1 g thuốc mỡ Tacrolimus 0,1% có chứa:

Tacrolimus (dưới dạng Tacrolimus monohydrate): 1,0 mg

Tá dược vừa đủ: 1,09

(Dầu paraffin, Parafin rắn, Sáp ong trắng, Triacetin, Vaselin).

2. MÔ TẢ SẢN PHẨM:

Dạng bào chế: Thuốc mỡ, màu trắng hoặc trắng ngà vàng, thể chất mềm, mịn, đồng nhất, dính vào da khi bôi.

Hộp 01 tuýp 10g thuốc mỡ và 01 tờ hướng dẫn sử dụng

3. CHỈ ĐỊNH:

Thuốc mỡ Tacrolimus 0,1% được chỉ định cho người lớn (trên 16 tuổi):

Điều trị Phản ứng ban đỏ (viêm da dị ứng/chàm): điều trị viêm da dị ứng ở mức độ vừa và nặng ở người lớn không đáp ứng tốt hoặc không dung nạp với các liệu pháp corticosteroid tại chỗ.

Điều trị duy trì: Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa đợt cấp tái phát và kéo dài khoảng thời gian không có ban đỏ cấp trên các bệnh nhân viêm da dị ứng ở mức độ vừa và nặng có tiền sử tái phát với tần số cao (từ 4 lần trở lên mỗi năm) đã có đáp ứng tối đa đến 6 tuần khi điều trị với tacrolimus 2 lần mỗi ngày (các tổn thương biến mất hoặc giảm hẳn hoặc gây ảnh hưởng không đáng kể).

4. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG

4.1 Cách dùng: 

Rửa sạch và lau khô vùng da cần sử dụng thuốc, bôi lên da một lớp mỏng thuốc, đảm bảo phủ kín vùng da cần điều trị.

Thuốc mỡ Tacrolimus có thể sử dụng trên bất cứ vùng da nào của cơ thể, bao gồm vùng da mặt, vùng cố và các vùng da kín, nhiều nếp gấp, trừ các khu vực màng nhầy.

Không nên băng kín sau khi sử dụng thuốc, vì phương pháp điều trị này chưa có dữ liệu nghiên cứu.

4.2 Liều dùng:

Điều trị đợt cấp: Tacrolimus có thể sử dụng ngắn hạn hoặc kéo dài không liên tục. Không nên sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài.

Thuốc nên sử dụng ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Vùng da tổn thương cần được điều trị đến khi khỏi hẳn hoặc gần như khỏi hẳn hoặc có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Sau đó cân nhắc biện pháp điều trị duy trì phù hợp. Nếu có dấu hiệu tái phát, cần điều trị lại.

+ Với người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: nên bắt đầu điều trị với Tacrolimus 0,1% hai lần mỗi ngày, đến khi các tổn thương được loại bỏ. Khi có dấu hiệu tái phát, cần bắt đầu lại với tacrolimus 0,1% hai lần mỗi ngày.

Thông thường hiệu quả điều trị xuất hiện sau 1 tuần sử dụng thuốc.

Nếu sau 2 tuần, các triệu chứng không cải thiện, cần khám lại và có các điều trị bổ sung nếu cần.

+ Với người cao tuổi: Chưa có nghiên cứu cụ thể trên đối tượng này. Tuy nhiên theo kinh nghiệm lâm sàng không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân này.

Điều trị duy trì: Bệnh nhân đáp ứng với 6 tuần điều trị tacrolimus liều 2 lần mỗi ngày (gắn khôi, khỏi hoàn toàn hoặc còn nhưng nhẹ) thích hợp để điều trị duy trì.

+ Với người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: dùng thuốc 1 lần/ngày x 2 ngày một tuần, bôi thuốc lên vùng da tổn thương để ngăn cơn cấp tái phát. Nên có thời gian nghỉ thuốc 2-3 ngày giữa các lần bôi.

Sau khoảng 12 tháng sử dụng, cần đánh giá lại hiệu quả điều trị và xem xét có nên tiếp tục hay không. Chưa có dữ liệu an toàn về việc điều trị duy trì trên 12 tháng.

Nếu có dấu hiệu tái phát, cần điều trị lại với liều 2 lần mỗi ngày (như hướng dẫn điều trị đợt cấp ở trên)

+ Với người cao tuổi: Chưa có nghiên cứu lâm sàng cụ thể trên đối tượng này

5. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không sử dụng thuốc nếu có mẫn cảm với Tacrolimus hoặc các kháng sinh nhóm Macrolid (Erythromycin, azithromycin, clarithromycin) và bất cứ thành phần nào của thuốc.

6. CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:

Nên giảm thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh sử dụng tia cực tím, tránh điều trị với UVA hoặc UVB kết hợp với psoralen (PUVA) trong suốt quá trình điều trị với TACROLIMUS 0,1%. 

Cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng biện pháp chống nắng thích hợp như giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh nắng, sử dụng kem chống nắng và quần áo chống nắng. Tránh bôi thuốc lên các vùng da có nguy cơ hoặc tiền sử ung thư.

Hỏi ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thay đổi nào khác với bệnh eczema trước đây tại vùng điều trị.

Không nên sử dụng tacrolimus cho các bệnh nhân có khuyết tật bẩm sinh về da như hội chứng Netherton, bệnh vảy cá, đỏ da toàn thân, bệnh da do thải ghép (GVHD). Các bệnh lý trên da trên có thể làm tăng hấp thu toàn thân tacrolimus. Việc dùng tacrolimus đường uống cũng không được khuyến cáo để điều trị các bệnh lý này. 

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên vùng da rộng với thời gian kéo dài, đặc biệt ở trẻ em.Bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi cần được đánh giá liên tục trong quá trình điều trị bằng tacrolimus với mong muốn xem bệnh nhân có đáp ứng điều trị, có cần tiếp tục điều trị. 

Sau 12 điều trị, cân nhắc ngừng điều trị với tacrolimus trên các bệnh nhân nhi. Nguy cơ ức chế miễn dịch tại chỗ (có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc ung thư da khi điều trị kéo dài trên 1 năm) vẫn chưa được biết rõ. 

Tacrolimus có hoạt tính ức chế calcineurin, ở những bệnh nhân ghép mô, tạng có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân kéo dài, liên quan đến ức chế calcineurin có liên quan đến nguy cơ phát triển u lympho và các khối u ác tính ở da.  Ở những bệnh nhân sử dụng thuốc mỡ Tacrolimus, các trường hợp ác tỉnh bao gồm ở da (u lympho T ở da), các dạng u lympho khác và ung thư da đã được báo cáo. Tacrolimus không nên sử dụng ở những bệnh nhâncó suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải hoặc ở những bệnh nhân có sử dụng các liệu pháp điều trị gây suy giảm miễn dịch.

Các bệnh nhân điều trị viêm da dị ứng với tacrolimus tại chỗ, nồng độ tacromilus hấp thu toàn thân chưa đạt mức có ý nghĩa. 

Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh bạch huyết ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng tương đối ít gặp (0,8%). Phần lớn các trường hợp này do nhiễm trùng da, hô hấp, răng) và được điều trị bằng các kháng sinh phù hợp. Những bệnh nhân ghép tạng có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân tăng nguy cơ phát triển u lympho. Do đó, những bệnh nhân điều trị với tacrolimus và có nguy cơ bệnh hạch bạch huyết cần phải được theo dõi để đảm bảo rằng bệnh hạch bạch huyết không còn. Trong các trường hợp bệnh hạch bạch huyết không rõ nguyên nhân hoặc trong trường hợp có truyền nhiễm cấp tính tăng bạch cầu đơn nhân, cần dừng điều trị với tacrolimus.

Thuốc mỡ Tacrolimus chưa được đánh giá hiệu quả và an toàn trên lâm sàng để điều trị viêm da dị ứng có nhiễm trùng. Trước khi điều trị bằng Tacrolimus tình trạng nhiễm khuẩn trên lâm sàng cần được điều trị dứt điểm.

Bệnh nhân viêm da dị ứng có xu hướng dễ nhiễm trùng da, điều trị với Tacrolimus làm tăng nguy cơ viêm nang lông, nhiễm Herpes (viêm da dạng herpes - eczema herpeticum; loét miệng). Khi xuất hiện nhiễm trùng cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích trước khi tiếp tục điều trị với tacrolimus.

Các chất giữ ẩm hoặc làm mềm không nên được sử dụng trên cùng một vùng da trong vòng 2 giờ sau khi bôi thuốc. Việc sử dụng đồng thời các chế phẩm tại chỗ khác chưa được đánh giá. Không có kinh nghiệm lâm sàng cho việc sử dụng đồng thời với corticosteroid toàn thân và các thuốc ức chế miễn dịch khác.

Không để thuốc tiếp xúc với mắt và niêm mạc. Nếu vô tình để thuốc dính vào mắt hoặc niêm mạc cần rửa sạch với nhiều nước.

Việc sử dụng thuốc mỡ Tacrolimus với băng kín chưa được đánh giá, không nên sử dụng băng trong quá trình điều trị.

Nên rửa sạch tay sau khi bôi thuốc, trừ trường hợp sử dụng thuốc cho da tay. 

Tacrolimus chuyển hóa mạnh ở gan, mặc dù nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng tại chỗ là rất thấp, thuốc vẫn cần được thận trọng ở bệnh nhân suy gan.

7. SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Phụ nữ có thai:

Không có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng tacrolimus cho phụ nữ có thai. 

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính sinh sản sau khi sử dụng toàn thân, những nguy cơ tiềm ẩn cho người khi dùng ngoài da chưa được xác định. Không nên dùng tacrolimus trong thời kỳ này, trừ khi thật sự cần thiết

Phụ nữ cho con bú:

Các dữ liệu thu thập cho thấy sau khi dùng toàn thân, tacrolimus được bài tiết vào sữa mẹ. Mặc dù dữ liệu lâm sàng cho thấy hấp thu toàn thân sau khi sử dụng tacrolimus bôi da là thấy. Không nên dùng tacrolimus khi đang cho con bú

8. ẢNH HƯỞNG THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Thuốc không có hoặc ít ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.

9. TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC:

Không có các nghiên cứu chính thức về tương tác giữa các thuốc khác với thuốc mỡ tacrolimus.

Tacrolimus không được chuyển hóa dưới da, cho thấy không có khả năng tương tác qua da có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa tacrolimus.

Tacrolimus dùng toàn thân được chuyển hóa mạnh ở gan bởi CYP3A4, lượng tacrolimus hấp thụ toàn thân khi sử dụng dưới dạng bôi da tương đối thấp (< 1ng/ml) và không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng đồng thời với các chất được biết là có tác dụng ức chế CYP3A4. Tuy nhiên không loại trừ khả năng tương tác, cần thận trọng khi dùng chung với các thuốc ức chế CYP3A4 (như erythromycin, itraconazol, ketoconazol và diltiazem) ở bệnh nhân có

tình trạng bệnh lan rộng và/hoặc chứng đỏ da.

Ở trẻ em, một nghiên cứu tương tác giữa thuốc với vắc-xin chống lại Neisseria meningitides ở trẻ 2 - 11 tuổi cho thấy thuốc không có phản ứng tức thời đối với việc chủng ngừa, không ảnh hưởng đến bộ nhớ miễn dịch, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào được quan sát thấy. 

10. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:

Trong các nghiên cứu lâm sàng khoảng 50% bệnh nhân có tác dụng không mong muốn tại vị trí bôi như kích ứng da. Cảm giác bỏng rát và ngứa cũng thường gặp từ nhẹ đến trung bình và thường hết sau 1 tuần điều trị. Đỏ da cũng là một tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc.

Cảm giác nóng, đau, dị cảm và nổi ban ở vị trí bôi, tình trạng không dung nạp rượu (đỏ mặt hoặc kích ứng da sau khi sử dụng đồ uống có cồn) cũng thường gặp.

Bệnh nhân tăng nguy cơ viêm nang lông, trứng cá, và nhiễm trùng do virus herpes.

 

Rất thường gặp

(ADR ≥ 1/10)

Thường gặp

(1/10 < ADR ≤ 1/100) 

Ít gặp 

(1/100 < ADR ≤ 1/1000

Chưa rõ tần suất

Nhiễm trùng và nhiễm khuẩn

 

Nhiễm trùng da tại chỗ do bất cứ nguyên nhân nào: viêm da do herpes, viêm nang lông; Herpes simplex, nhiễm Herpes, bạn mụn nước dạng thủy đậu Kaposi (Kaposi’s varicelliform eruption)

 

Nhiễm Herpes nhãn khóa

Chuyển hóa và dinh dưỡng

 

Không dung nạp cồn (đỏ bừng mặt và kích ứng da khi uống đồ uống có cồn

   

Thần kinh

 

Dị cảm và rối loạn cảm giác (tăng nhạy cảm và cảm giác bỏng rát)

   

Da và mô dưới da

 

Ngứa

Mụn trứng cá

Hội chứng mặt đỏ

Sạm da do tăng sắc tố bào Lentigo

Toàn thân và tại chỗ bôi thuốc

Cảm giác bỏng và ngứa tại chỗ bôi thuốc

Cảm giác nóng, ban đỏ, đau, kích ứng, dị cảm và phát ban tại chỗ

 

Phù tại chỗ

11. QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:

Sử dụng ngoài da thông thường không gây ra các phản ứng quá liều.

Nếu vô tình nuốt phải thuốc, các biện pháp hỗ trợ chung là cần thiết. Do thuốc là thuốc mỡ, không nên gây nôn hoặc rửa dạ dày - ruột khi nuốt phải thuốc.

12. ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC:

Nhóm dược lý: Thuốc điều trị bệnh ngoài da, mã ATC: D11AH01

Cơ chế tác động của tacrolimus với viêm da dị ứng chưa được xây dựng đầy đủ.

Qua sự liên kết với một chất ức chế miễn dịch tế bào đặc biệt (FKBP12), tacrolimus ức chế sự dẫn truyền tín hiệu phụ thuộc vào calci trong tế bào lympho T, dẫn đến ngăn ngừa sự sao chép và tổng hợp IL-2, IL-3, IL-4, IL-5 và các cytokine khác như GM-CSF, TNF-a, IFN-γ. 

In vitro, trong các tế bào Langerhans phân lập từ da người bình thường, tacrolimus làm giảm sự kích thích hoạt động đối với tế bào T. Tacrolimus cũng được cho thấy khả năng ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm từ tế bào mast, bạch cầu đa nhân ái kiềm, bạch cầu ái toan.

Ở động vật, thuốc mỡ tacrolimus được quan sát thấy ức chế phản ứng viêm trong các mô viêm da tự nhiên và trong các thử nghiệm giống với chứng viêm da ở người. Thuốc mỡ tacrolimus không làm giảm độ dày da và không gây teo da ở động vật.

Ở người bị viêm da dị ứng, việc cải thiện tổn thương da trong quá trình điều trị bằng thuốc mỡ tacrolimus có liên quan đến việc giảm biểu hiện của thụ thể Fc trên các tế bào Langerhans và giảm kích thích của nó đến tế bào T. Thuốc mỡ tacrolimus không ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen ở người.

13. ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:

Dữ liệu lâm sàng cho thấy nồng độ tacrolimus trong máu sau khi sử dụng ngoài da là thấp, có thể đo lường được tạm thời.

Hấp thu: 

Dữ liệu từ người thử nghiệm khỏe mạnh cho thấy ít hoặc không có sự hấp thu toàn thân sau khi sử dụng đơn liều hoặc lặp lại thuốc mỡ tacrolimus. Hầu hết các bệnh nhân viêm da dị ứng được điều trị bằng thuốc tad tacrolimus (0,03-0,1%) đơn liều hoặc lập lại và trẻ từ 5 tháng tuổi được điều trị bằng thuốc mỡ tacrolimus (0,03%) có nồng độ thuốc đo được trong máu thấp hơn 0,1 ng/ml. Kholimus (0,036) có độ lớn hơn 1 ng/ml chỉ thoáng

qua. Sự hấp thu toàn thân tăng lên đới, diện tích sử dụng thuốc tăng lên. Tuy nhiên cả mức độ và tốc độ tăng lên khi diện tích chở giảm xuống khi da lành lại. Ở cả người lớn và trẻ em mắc trung bình số diện tích bề mặt cơ thể cần điều trị, AUC của tacrolimus từ thuốc mỡ (Protopic) thấp hơn khoảng 30 lần so với liều dùng thuốc ức chế miễn dịch qua đường uống ở bệnh nhân ghép thận và gan. Nồng độ tối thiểu trong máu tạo ra ảnh hưởng có thể quan sát chưa được xác định. Không có bằng chứng tích tụ tacrolimus trên bệnh nhân (người lớn và trẻ em) được điều trị trong thời gian kéo dài (lên đến 1 năm) với thuốc mỡ tacrolimus.

Phân bố: 

Do sự hấp thu toàn thân thấp khi sử dụng thuốc mỡ tacrolimus, mức độ liên kết cao với protein huyết tương (>98%) không có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng. Sau khi sử dụng thuốc mỡ tacrolimus trên da, tacrolimus phân bố có chọn lọc đến da với sự khuếch tán tối thiểu vào vòng tuần hoàn chung.

Chuyển hóa: 

Không phát hiện sự chuyển hóa nào của tacrolimus trên da người. Đường dùng toàn thân, tacrolimus chuyển hóa tại gan thông qua CYP3A4

Thải trừ: 

Khi tiêm tĩnh mạch, tacrolimus đã được chứng minh có tỉ lệ thanh thải nhanh. Chỉ số thanh thải trung bình toàn thân khoảng 2,25 lít/giờ. Sau khi dùng ngoài da thuốc mỡ tacrolimus, thời gian bán thải của tacrolimus khoảng 75 giờ ở người lớn và 65 giờ ở trẻ em.

Với trẻ em: 

Dược động học của tacrolimus ở bệnh nhi tương tự như người lớn.

Dữ liệu an toàn tiến lâm sàng:

Độc tính với liều dùng lặp lại và dung nạp tại chỗ:

Việc sử dụng thuốc mỡ tacrolimus lặp lại nhiều lần hoặc sử dụng thuốc mỡ cho chuột, thỏ và lợn nhỏ có liên quan đến những thay đổi da nhẹ như ban đỏ, phù nề và sẹo lồi.

Điều trị lâu dài ở chuột với tacrolimus dẫn đến nhiễm độc hệ thống bao gồm thay đổi thận, tuyến tụy, mắt và hệ thần kinh. Những thay đổi này là do sự hấp thu tacrolimus qua da quá cao. Trọng lượng cơ thể thấp hơn ở giống cái chỉ là sự thay đổi hệ thống duy nhất được quan sát thấy ở lợn nhỏ khi sử dụng thuốc mỡ tacrolimus nồng độ cao (0,3%).

Thỏ cho thấy nhạy cảm đặc biệt với tacrolimus tiêm tĩnh mạch.

Đột biến:

Các thử nghiệm in vitro và in vivo không cho thấy tiềm năng độc tính di truyền của tacrolimus

Khả năng gây ung thư:

Các nghiên cứu gây ung thư ở chuột (18 tháng tuổi) và chuột cống (24 tháng tuổi) không thấy khả năng gây ung thư của tacrolimus.

Trong một nghiên cứu ung thư da kéo dài 24 tháng được thực hiện ở chuột cống với thuốc mỡ tacrolimus 0,1% không thấy ung thư da. Trong cùng một nghiên cứu tương tự, tỉ lệ ung thư lympho tăng lên khi hấp thu hệ thống tăng cao.

Trong một nghiên cứu về sự gây ung thư của ánh sáng, những con chuột bạch không lông được điều trị bằng thuốc mỡ tacrolimus và tia cực tím, cho thấy sự tiến triển khối u da và tăng về số lượng khối u da. Không rõ tác động này của tacrolimus là do ức chế miễn dịch toàn thân hay cục bộ. Nguy cơ đối với con người là không thể loại bỏ hoàn toàn vì không biết rõ tiềm năng ức chế miễn dịch tại chỗ với việc sử dụng thuốc mỡ tacrolimus kéo dài.

Độc tính với khả năng sinh sản:

Độc tính trên phôi thai nhi được quan sát trên chuột và thỏ, nhưng chỉ ở liều dùng tacrolimus gây độc tỉnh đáng kể đến động vật mẹ.

Giảm số lượng tinh trùng được ghi nhận ở chuột đực sử dụng tacrolimus liều cao

14. QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:

Hộp 01 tuýp thuốc 10g và tờ hướng dẫn sử dụng.

15. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN, HẠN DÙNG, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG:

- Bảo quản: Thuốc được bảo quản trong tuýp nhôm, nắp kín, để nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

- Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.

- Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc: Tiêu chuẩn cơ sở.

16. NHÀ SẢN XUẤT: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP

VCP Pharmaceutical Joint - Stock Company

Thanh Xuân - Sóc Sơn - Hà Nội - Việt Nam

Lưu ý: Sản phẩm này là thuốc, chúng tôi chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và thân nhân không được tự ý sử dụng thuốc.