Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT
  • Thuốc Bisolvon 8mg
  • Thuốc Bisolvon 8mg

Thuốc Bisolvon 8mg

Thuốc Bisolvon được sử dụng để điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp, tăng tiết đàm như viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính, viêm hô hấp mãn, giãn phế quản,...
Dạng điều chế: Viên nén
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén
Nhà sản xuất: Boehringer
 

Tình trạng:

Giá bán:
Liên hệ

LỢI ÍCH KHI MUA HÀNG
Cam kết 100% sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.
Dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp tư vấn.
Giao hàng toàn quốc, chỉ thanh toán khi nhận được hàng.
Miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 300.000 VNĐ (chỉ áp dụng với các quận nội thành TP.HCM).

Chi tiết sản phẩm

Thành phần chính của thuốc Bisolvon 8mg

Bromhexine…………………………………………….8mg

Công dụng mà thuốc Bisolvon 8mg mang lại cho người sử dụng

Thuốc Bisolvon 8mg là thuốc điều trị các bệnh phế quản, làm loãng đờm, trong trường hợp viêm phổi cấp tính, viêm phổi mãn tính,... Hoạt chất Bromhexine, một dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất thảo dược Vasicine có trong Bisolvon làm tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản, tiêu đờm, giúp người bệnh dễ ho và khạc đờm hơn. Đặc biệt, thuốc Bisolvon 8mg không chứa thành phần an thần nên không gây ra cảm giác cho người sử dụng. 

Thuốc Bisolvon 8mg

Thuốc Bisolvon 8mg

Liều dùng và cách sử dụng thuốc Bisolvon 8mg

- Sử dụng trực tiếp  bằng đường uống sau bữa ăn

Liều dùng: 

  • Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 8mg (1 viên) 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 4mg (1/2 viên) 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi: 4mg (1/2 viên) 2 lần mỗi ngày.

Chống chỉ định sử dụng Bisolvon 8mg

- Không sử dụng cho bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc dị ứng với bromhexine

- Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp với các tá dược của thuốc Bisolvon

- Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Bisolvon

Rối loạn hệ thống miễn dịch, rối loạn trên da và mô phụ thuộc, rối loạn ngực và trung thất: Sốc phản vệ, phù mạch, phát ban, nổi mề đay, co thắt phế quản

Rối loạn chức năng dạ dày, ruột: Buồn nôn, nôn ói, đau vùng bụng trên, tiêu chảy

Xử lý khi quên 1 liều

Nếu nhận biết quên 1 liều thì người bệnh nên nhanh chóng uống ngay càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã đến cận giờ sử dụng liều tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên và sử dụng tiếp tục liệu trình. 

Không tự ý sử dụng gấp đôi liều.