Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT
  • Eslo 10mg - điều trị trầm cảm, lo âu.
  • Eslo 10mg - điều trị trầm cảm, lo âu.

Eslo 10mg - điều trị trầm cảm, lo âu.

Công dụng Eslo 10mg: Được sử dụng trong điều trị trầm cảm, lo âu.
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Tình trạng:

Giá bán:
Liên hệ
LỢI ÍCH KHI MUA HÀNG
Cam kết 100% sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.
Dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp tư vấn.
Giao hàng toàn quốc, chỉ thanh toán khi nhận được hàng.
Miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 300.000 VNĐ (chỉ áp dụng với các quận nội thành TP.HCM).

Chi tiết sản phẩm

Thành phần của Eslo 10mg

  • Mỗi viên nén bao phim chứa escitalopram oxalate tương đương với 10mg escitalopram.
  • Tá dược: cellulose microcrystalline, silica colloidal anhydrous, croscarmellose sodium, talc, magnesium stearate, opadry White YS-1 -7003.
Elso 10mg

Công dụng – Chỉ định của Eslo 10mg

  • Điều trị các giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
  • Điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ khoảng không.
  • Điều trị rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội).
  • Điều trị rối loạn lo âu toàn thể.
  • Điều trị rối loạn ám ảnh - cưỡng bức.

Liều dùng – cách dùng Eslo 10mg

  • Chưa biết được độ an toàn của liều cao hơn 20mg/ngày.
  • Cách dùng: Eslo 10mg  sử dụng bằng đường uống. Escitalopram sử dụng như liều đơn hàng ngày và có thể sử dụng cùng với thức ăn hoặc không.
  • Liều dùng:
    • Các giai đoạn trầm cảm trầm trọng: Liều bình thường là 10mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên tối đa 20mg/ngày. Thông thường mất từ 2-4 tuần để đạt tới đáp ứng chống trầm cảm. Sau khi hết triệu chứng, cần điều trị trong vòng ít nhất 6 tháng để đáp ứng thuốc trở nên bền vững.
    • Rối loạn hoảng sợ có hoặc không chứng sợ khoảng không: khuyến cáo liều ban đầu 5mg/ngày cho tuần đầu tiên trước khi tăng lên mức 10mg/ngày. Liều có thể tăng lên mức tối đa 20mg/ngày phụ thuộc vào đáp ứng cùa từng bệnh nhân. Hiệu quả tối đa đạt được trong khoảng 3 tháng. Thời gian điều trị kéo dài vài tháng.
    • Rối loạn lo âu xã hội: liều bình thường là 10mg/ngày một lần. Thường cần 2-4 tuần để hết triệu chứng bệnh. Sau đó, tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể giảm xuống 5mg/ngày hoặc tăng lên mức tối đa 20mg/ngày.
    • Rối loạn lo âu xã hội là một bệnh mãn tính, cần điều trị trong vòng ít nhất khoảng 3 tháng để đáp ứng trở nên bền vững. Đã nghiên cứu việc điều trị lâu dài đối với các đáp ứng trong vòng 6 tháng và phải dựa trên từng cá thể để ngăn ngừa tái phát; cần đánh giá lợi ích điều trị một cách định kỳ.
    • Rối loạn lo âu xã hội là một thuật ngữ chẩn đoán được xác định cùa các rối loạn đặc biệt, tránh nhầm với việc quá nhút nhát. Liệu pháp dược lý này chỉ được chì định sử dụng nốu các rối loạn ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội và nghề nghiệp. Chưa đánh giá việc điều trị nếu so với liệu pháp điều trị hành vi thực chứng. Liệu pháp điều trị dược lý là một phần của chiến lược điều trị tổng thể.
    • Rối loạn lo âu toàn thể: liều ban đầu là 10mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đa 20mg/ngày. Đã nghiên cứu việc điều trị lâu dài các bệnh nhân đáp ứng tốt sử dụng 20mg/ngày trong vòng ít nhất 6 tháng. Lợi ích điều trị và liều điều trị cần được đánh giá một cách định kỳ.
    • Rối loạn ám ảnh - cưỡng bức (OCD): liều ban đầu là 10mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thẻ tăng lên mức tối đa 20mg/ngày. Do OCD là một bệnh mãn tính, bệnh nhân cần được điều trị trong một thời gian đủ dài để đảm bào không còn triệu chứng bệnh. Lợi ích điều trị và liều điều trị cần được đánh gia theo định kỳ.
    • Bệnh nhân cao tuổi (> 65 tuổi): liều ban đầu là 5mg/ngày một lần. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đa 10mg/ngày. Chưa nghiên cứu hiệu quả cua escitalopram trong việc điều trị rối loạn lo âu xã hội ở các bệnh nhân cao tuổi.
    • Trẻ em và thanh thiếu niên (<18tuổi): escitalopram không được dùng trong điều trị trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
    • Suy giảm chức năng thận: không cần điều chinh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc vừa. Khuyến cáo thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút).
    • Suy giảm chức năng gan: khuyến cáo liều ban đầu 5mg/ngày trong hai tuần điều trị đầu tiên ở bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc vừa. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đa 10mg/ngày. Khuyến cáo thận trọng và đặc biệt tính toán liều lượng ở bệnh nhân suy gan nặng.
    • Các bệnh nhân chuỵển hóa CYP2C19 kém: đối với các bệnh nhân chẩn đoán chuyển hóa CYP2C19 kém, khuyến cáo liều ban đầu 5mg/ngày trong hai tuần điều trị đầu tiên. Tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên mức tối đâ 10mg/ngày.

Chống chỉ định của Eslo 10mg

  • Quá mẫn với escitalopram hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Điều trị đồng thời với các chất ức chế monoamine oxidase không chọn lọc không phục hồi (chất ức chế MAO) bị chống chỉ định do các nguy cơ của hội chứng serotonin đi kèm với rung lắc, co giật, run, sốt cao,...
  • Việc kết hợp escitalopram với các chất ức chế MAO – A có thể phục hồi (ví dụ như moclobemid) hoặc các chất ức chế MAO không chọn lọc có thể phục hồi linezolid bị chống chỉ định do nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
  • Escitalopram chống chỉ định sử dụng trên bệnh nhân được chứng minh có kéo dài khoảng QT hoặc hội chứng QTdài do bẩm sinh.
  • Escitalopram chống chỉ định sử dụng với các thuốc được chứng minh làm kéo dài khoảng QT.

Tương tác thuốc

  • Tương tác dược lực học:
    • Các kết hợp bị chống chỉ định:
      • Chất ức chế MAOI không phục hồi và không chọn lọc
      • Chất ức chế MAO-A có thể phục hồi và được chọn lọc (moclobemid)
      • Chất ức chế MAO có thể phục hồi và không chọn lọc (linezolid)
      • Chất ức chế MAO-B không thể phục hồi và được chọn lọc (selegilin)
      • Thuốc làm kéo dài khoảng QT ví dụ như các thuốc chống rối loạn nhịp tim loại IA và III, thuốc chống bệnh tâm thần (ví dụ như các thuốc chiết xuất từ phenothiazin, pimozid, haloperidol), thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số tác nhân chống vi sinh vật (ví dụ như spartloxacin, moxifloxacin, erythromycin IV, pentamidin, thuốc điều trị chong sốt rét đặc biệt là halofantrin), một số thuốc kháng histamin (ví dụ như astemizol, mizolastin).
    • Cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với các thuốc sau:
      • Chất chủ vận serotoninergic
      • Các thuốc làm hạ ngưỡng co giật ví dụ như thuốc chống trầm cảm (ba vòng, SSRIs), thuốc an thần (phenothiazin, thioxanthen và butyrophenon), mefloquin, bupropion và tramadol.
      • Lithi, tryptophan
      • Các loại thảo dược chứa cỏ st. John's wort (Hypericum perforatum) có the làm tăng tỷ lệ các phản ứng ngoại ý.
      • Các thuốc kháng đông qua đường uống, thuốc kháng viêm non-steriodal (NSAIDs) có thể làm tăng xu hướng xuất huyết.
      • Rượu
  • Tương tác dược động học: Một số loại có xảy ra tương tác dược động học đó là:
    • Chất CYP3A4, CYP2D6, CYP2C19.
    • Cimetidin 400mg, omeprazol, esomeprazol, fluvoxamin, lansoprazol, ticlopidin hoặc cimetidin.
    • Hiệu quả của escitalopram lên đặc tính dược động học của các thuốc khác:
    • Escitalopram ức chế enzym CYP2D6

Cảnh báo và thận trọng khi dùng Eslo 10mg

  • Các cảnh báo và thận trọng đặc biệt sau áp dụng cho loại điều trị SSRI (chất ức chế chọn lọc nhằm phục hồi serotonin).
  • Escitalopram không được sử dụng trong điều trị trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
  • Một vài bệnh nhân có rối loạn hoảng hốt có thể tăng các triệu chứng lo âu khi bắt đầu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các phản ứng nghịch lý này thường giảm bớt trong vòng hai tuần trong thời gian tiếp tục điều trị. Khuyến cáo liều khởi đầu thấp để giảm các triệu chứng của tác động lo âu trên bệnh nhân.
  • Cần ngưng escitalopram nếu bệnh nhân phát triền các cơn co giật lần đầu tiên hoặc tăng tần số co giật (trên các bệnh nhân đã được chẩn đoán động kinh trước đó), cần tránh sử dụng SSRI trên các bệnh nhân có hiện tượng động kinh ở thể không ổn định, và cần theo dõi chặt chẽ trên các bệnh nhân có hiện tượng động kinh đã được kiểm soát.
  • Cần sử dụng thận trọng SSRI trên các bệnh nhân có tiền sử hứng cảm/hứng cảm nhẹ. Cần ngưng sử dụng SSRI trên bất kỳ bệnh nhân nào bước vào giai đoạn hứng cảm.
  • Trên các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, việc điều trị với SSRI có thể làm thay đổi việc kiểm soát glucose (giảm hoặc tăng glucose huyết). Có thể cần điều chỉnh các liều insulin và/hoặc liều giảm glucose huyết qua đường uống.
  • Cần thận trọng khi sử dụng trên các bệnh nhân có nguy cơ, đặc biệt trên người cao tuổi, bệnh nhân mắc xơ gan, hoặc dùng kết hợp với các loại thuốc khác có thể gây nên giảm natri huyết.
  • Khuyến cáo thận trọng trên bệnh nhân sừ dụng SSRIs, đặc biệt khi cùng sử dụng với thuốc khảng đông qua đường uống, với các thuốc được chứng minh ảnh hưởng tới chức năng tiểu cầu (ví dụ như thuốc chống bệnh tâm thần không mang tính đặc trưng và phenothiazin, các thuốc ba vòng và thuốc chống trầm cám acetylsalicylic acid và các loại thuốc kháng viêm non-steroidal (NSAIDs), ticlopidin và dipyridamol) và trên bệnh nhân được biết có xu hướng chảy máu.
  • Kinh nghiệm lâm sàng về việc sử dụng chung SSRI và ECT rất hạn chế do đó khuyến cáo thận trọng.
  • Khuyến cáo thận trọng sử dụng escitalopram cùng với các sản phẩm y tế cố tác động tới serotonin ví dụ như sumatriptan hoặc các triptan khác, tramadol và tryptophan.
  • Nếu xảy ra hội chứng serotonin, việc điều trị bằng SSRI và các chất chủ vận serotoninergic cần ngưng lại và thực hiện ngay việc điều trị các triệu chứng trên.
  • Thận trọng sừ dụng trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.

Bảo quản

  • Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Hạn dùng

  • 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Quy cách đóng gói

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Lưu ý: Sản phẩm này là thuốc, chúng tôi chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và thân nhân không được tự ý sử dụng thuốc.

Viết bình luận

  • bec4