Hệ thống Nhà Thuốc Việt
SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH VIỆT

Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không? Các con đường lây nhiễm phổ biến

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân 
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều hiểu lầm về cách thức lây truyền. Một trong những thắc mắc phổ biến là liệu sốt xuất huyết có lây qua đường nước bọt hay không? Để hiểu rõ về căn bệnh này, Nhà thuốc Việt sẽ chia sẻ đến bạn các con đường lây truyền của sốt xuất huyết, từ đó có biện pháp phòng ngừa đúng đắn và hiệu quả. 

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, được truyền chủ yếu qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Bệnh này có lây nhiễm, dưới đây là nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết:
Virus Dengue được truyền khi muỗi vằn cái hút máu người bệnh đã nhiễm virus, sau đó đốt người lành. Virus sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi và khi muỗi cắn người tiếp theo, virus sẽ xâm nhập vào máu của người đó.
Muỗi vằn là tác nhân trung gian, là "cầu nối" giữa người bệnh và người khỏe mạnh. Đây là lý do khiến bệnh này trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tại các khu vực có nhiều muỗi vằn.
Sốt xuất huyết có thể lây nhiễm

Sốt xuất huyết có thể lây nhiễm

Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không?

Một câu hỏi phổ biến là liệu nước bọt của người bệnh có thể truyền bệnh sốt xuất huyết hay không. Câu trả lời là không. Virus Dengue hoàn toàn không lây truyền qua nước bọt, nước mắt, hay dịch tiết từ cơ thể khác.
Tại sao sốt xuất huyết không lây qua đường nước bọt?
  • Đặc tính của virus Dengue: Virus Dengue không tồn tại hoặc nhân lên trong nước bọt người bệnh. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong máu người bệnh, là nơi muỗi Aedes tiếp xúc khi hút máu.
  • Cơ chế lây truyền: Để virus Dengue lây truyền, cần có muỗi làm trung gian. Khi muỗi hút máu người bệnh, virus sẽ vào cơ thể muỗi, nhân lên và khi muỗi cắn người khác, virus mới được truyền sang.
  • Không có bằng chứng y khoa: Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng virus Dengue có thể lây truyền qua nước bọt, ngay cả khi tiếp xúc gần với người bệnh như dùng chung chén đũa, ly uống nước hay qua đường hô hấp.
Sốt xuất huyết hoàn toàn không lây qua đường nước bọt

Sốt xuất huyết hoàn toàn không lây qua đường nước bọt 

Xem thêm: Hướng dẫn cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Hiện nay, theo Cục y tế dự phòng (Bộ Y Tế) thì sốt xuất huyết được lây truyền thông qua 2 con đường lây nhiễm chính bao gồm:

Con đường lây truyền chính: Qua muỗi Aedes

Virus Dengue chỉ có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus (còn gọi là muỗi vằn). Đây là con đường lây nhiễm duy nhất được khẳng định bởi các nghiên cứu khoa học và tổ chức y tế toàn cầu.
Khi muỗi Aedes cái hút máu của một người bị sốt xuất huyết, virus Dengue sẽ xâm nhập vào cơ thể muỗi. Trong vòng 8–12 ngày, virus Dengue nhân lên và lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Từ đó, muỗi trở thành "nguồn lây" bệnh.
Khi muỗi cắn một người khỏe mạnh, virus sẽ từ tuyến nước bọt của muỗi xâm nhập vào máu của người này, gây nhiễm bệnh. Một con muỗi mang virus Dengue có thể lây nhiễm cho nhiều người trong suốt vòng đời của nó (2–4 tuần).
Con đường lây truyền chính sốt xuất huyết là qua muỗi Aedes

Con đường lây truyền chính sốt xuất huyết là qua muỗi Aedes

Lây bệnh sốt xuất huyết qua đường máu hoặc sử dụng bơm kim tiêm

Con đường lây nhiễm thứ 2 của virus sốt xuất huyết có thể là đường máu hoặc bơm kim tiêm tuy nhiên con đường này thường không phổ biến và ít gặp. Có 2 trường hợp lây nhiễm bệnh có thể xảy ra như sau:
  • Bệnh có thể lây lan nếu lấy máu của người chứa mầm bệnh truyền cho người khỏe mạnh.
  • Hoặc có thể lây khi người bệnh và người khỏe mạnh sử dụng chung bơm kim tiêm.
Trên đây, Nhà thuốc Việt đã giải đáp cho bạn thắc mắc “sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt không” và liệt kê các con đường lây nhiễm sốt xuất huyết phổ biến. Bệnh lý này ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, tổn hao đáng kể chi phí y tế, thậm chí cướp đi tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, mỗi người cần chủ động tự giác phòng ngừa bệnh, loại bỏ muỗi vằn xung quanh gia đình, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị bệnh kịp thời.

Tin tức mới nhất

Tin tức nổi bật