Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ chắc hẳn niềm vui được làm mẹ và những mong ngóng từng ngày của các mẹ ngày càng dâng lên. Để niềm vui đó được trọn vẹn thì các mẹ cũng cần chú ý đến những thay đổi khác thường trong cơ thể mình trong những tháng này đặc biệt là ở tuần thứ 7. Ở tuần này hầu hết các mẹ sẽ không thể tránh được những cơn đau ở vùng bụng và khi xuất hiện nỗi lo và sự bất an trong mẹ cũng bắt đầu, lúc này đây câu hỏi được các mẹ đặt ra câu hỏi mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không? Trong bài viết này mẹ bầu hãy cùng Nhà Thuốc Việt tìm hiểu về nguyên nhân cũng như triệu chứng cụ thể của tình trạng này sẽ giúp mẹ chủ động xử lý nếu không may gặp phải.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không?
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không?
Thai kỳ bước vào tuần thứ 7 đồng nghĩa với việc mẹ bầu đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu như mẹ bầu chưa biết thì ở tuần thứ 7 này, kích thước của thai nhi chỉ nhỏ bằng một quả mâm xôi. Thai nhi 7 tuần tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay. Phần xương đuôi cũng đang dần co lại và cái đuôi của bé sẽ sớm biến mất trong tương lai. Lúc này tim thai cũng đã xuất hiện 2 vách ngăn chia thành tâm thất phải và tâm thất trái.Ở giai đoạn này, thai nhi vẫn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng do vậy cũng sẽ tác động đến cơ thể mẹ cụ thể ở đây là tử cung của mẹ cũng đang dần to ra xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không?
Những cơn bụng trong giai đoạn này là điều mà hầu hết các mẹ bầu sẽ trải qua. Tuy nhiên khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì mẹ cũng đừng nên chủ quan vì trên thực tế tính trạng này có nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm nguyên nhân là do đâu?
Khi bắt đầu mang thai thì tử cung của mẹ to dần. Khi tử cung to lên sẽ kích thích các phúc mạc trong bụng thai phụ dẫn đến tình trạng đau trằn bụng dưới, thỉnh thoảng còn đau nhói 1 bên nguy nhân có thể là do:
Những cơn ốm nghén
Thai phụ bị nghén do sự thay đổi nội tiết tố ở tuyến sinh dục khi mang thai, cụ thể là Progesteron và HCG. Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone Progesterone gây giãn các cân cơ ở hệ tiêu hóa, khiến lượng thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn. Mặc dù tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên hormone này có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa dẫn đến chứng đau bụng, khó tiêu.
Những cơn ốm ngén gây đau bụng khi mang thai 7 tuần
Căn cơ và dây chằng
Khi thai nhi trong bụng càng lớn thì tử cung của mẹ cũng lớn dần theo, điều này khiến mẹ bị đau và căng tức bụng. Không những thế người mẹ còn bị ho và đau tức bụng khi ho, ngồi xổm hay đứng dậy.
Táo bón
Hầu hết các mẹ khi mang thai đều có một loạt sự thay đổi nội tiết trong cơ thể của họ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone, chẳng hạn như hormone progesterone. Sự tăng cường này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là sự thay đổi trong nhu động của ruột và quá trình tiêu hóa thức ăn.
Điều này có thể dẫn đến việc một số phụ nữ mang thai gặp tình trạng táo bón trong giai đoạn 3 tháng đầu. Táo bón là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ do sự ảnh hưởng của progesterone, gây làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua hệ tiêu hóa.
Bị táo bón gây đau bụng khi mang thai 7 tuần
>>> Xem thêm:
Khó tiêu
Một số biến đổi về nội tiết và cơ thể có thể trở nên nhạy cảm đối với một số loại thực phẩm giàu đạm hoặc nhiều tinh bột. Điều này dẫn đến tình trạng tức bụng và khó chịu sau khi ăn các thực phẩm này. Đặc biệt, thực phẩm mới lạ hoặc chứa nhiều dầu mỡ có thể gây ra tình trạng đầy hơi và sưng bụng ở phụ nữ mang thai.
Các hormone progesterone trong lúc mang thai thường ở mức cao hơn bình thường. Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ ruột, vì vậy sẽ làm quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại và thời gian các thức ăn ở trong hệ tiêu hóa dài hơn. Kết quả là, một số phụ nữ mang thai có thể trải qua cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
>>> Xem thêm: Các vị thuốc đơn giản chữa đầy bụng, khó tiêu
Đau bụng khi mang thai 7 tuần khi nào bình thường khi nào nguy hiểm?
Những cơn đau bất ngờ, dữ dội sẽ khiến cho mẹ khó chịu và mệt mỏi, hơn nữa nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả mẹ và bé như:
Trường hợp thai ngoài tử cung
Trong thời gian đầu, thai phụ có thai ngoài tử cung có thể có những biểu hiện giống thai kỳ bình thường như trễ kinh, căng tức ngực, buồn nôn hoặc đau bụng, nhưng sẽ gặp phải một số dấu hiệu khác lạ như:
- Xuất huyết âm đạo hoặc âm đạo có triệu chứng bất thường, máu có màu sẫm và loãng: Thai phụ có thể ra máu trước ngày hành kinh và kéo dài trong nhiều ngày liền (rong huyết). Máu ra ít, thường có màu nâu, đen. Trường hợp máu rò rỉ từ ống dẫn trứng (vòi trứng), thai phụ có thể cảm thấy đau vai hoặc muốn đi tiêu. Các triệu chứng cụ thể hơn sẽ phụ thuộc vào vị trí máu tụ và dây thần kinh nào bị kích thích.
- Đau vùng chậu: Thai ngoài tử cung có thể gây ra các cơn đau vùng bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau thường âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
- Một số biểu hiện khác: đau bụng dồn dập, quặn thắt.
Trường hợp mang thai ngoài từ cung
Trường hợp dọa sảy thai sớm
Đau bụng, đau lưng kèm theo những màn huyết dày sẫm màu đây là dấu hiệu đầu tiên để mẹ nhận biết và cảnh báo nguy cơ sảy thai mà mẹ có thể dễ nhận biết nhất. Những cơn đau lâm râm hoặc đau từng cơn ở phần bụng dưới kèm theo cảm giác mỏi ở vùng thắt lưng. Nếu các cơn đau không giảm, đau liên tục thì mẹ không được chần chừ mà phải đi khám ngay.
Trường hợp đau bụng khi mang thai kèm theo khối u
Phụ nữ có tiền sử mắc khối u buồng trứng u xơ tử cung, khi có thai thường xuất hiện chứng đảo ngược cuốn u nang buồng trứng hoặc u xơ dưới tử cung điều này sẽ dẫn đến cơn đau quặn 1 phần bụng dưới có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội hoặc đau dần dần.
Trường hợp viêm ruột thừa khi mang thai
Viêm ruột thừa có thể xuất hiện bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, tình trạng này thì rất ít xảy ra tuy nhiên các mẹ nên lưu ý nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Biểu hiện của viêm ruột thừa khi mang thai sẽ khó nhận ra vì những cơ đau ở phần bụng mà viêm ruột thừa gây ra tương tự những cơn đau bình thường nhưng các mẹ nên để ý đến những cơ đau âm ỉ kéo dài có cảm giác đau thắt một phần ba phần bụng… thì mẹ nên đi thăm khám để xác định tình trạng sức khỏe của mình.
Trường hợp tiền sản giật
Nếu đau bụng trên không phải do bé đạp hay do bạn bị hội chứng dạ dày, có khả năng đây là dấu hiệu của tiền sản giật. Những cơn đau kéo dài kèm theo cảm giác buồn nôn, hãy đến bệnh viện khám nếu có các triệu chứng bất thường đi kèm với cơn đau bụng trên kéo dài không thuyên giảm.
Lời khuyên tốt nhất cho mẹ là khi có dấu hiệu đau lâm râm khi mang thai 7 tuần, mẹ nên thăm khám thai để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Trường hợp tiền sản giật
Các vị trí đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần biết
Đau vùng bụng dưới khi mang thai
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể trải qua cảm giác đau bụng lâm râm ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân của đau này là do sự phát triển của thai trong tử cung. Thường thì tình trạng đau sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 2-3 ngày và sau đó dần dần giảm đi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau bên một bên của bụng dưới (có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải) tần suất xảy ra nhiều lần và có thể kéo dài hoặc trở nên dữ dội. Đau bụng quặn từng cơn này thường xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ đã từng mắc u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng. Sự xuất hiện của các khối u này có thể gây ra triệu chứng đau bụng quặn từng cơn, đau quằn quại và sau đó triệu chứng đau sẽ dần giảm đi.
Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng quặn từng cơn. Các tình trạng như tiền sản giật, nguy cơ sảy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng có thể gây ra đau bụng dưới quặn.
Đau bụng trên khi mang thai
Đau bụng trên ở gần ức khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân như áp lực từ tử cung khi thai nhi ngày càng lớn, ăn quá nhiều, căng da và cơ bắp,... Một số trường hợp có thể đồng thời nguy hiểm và cần can thiệp y tế kịp thời.
Đau bụng trên khi mang thai
Đau bụng bên trái
Vùng bụng dưới bên trái là khu vực từ rốn đến xương chậu. Tử cung kéo dài và áp lực lên dây chằng là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng dưới bên trái.
Khi thai nhi phát triển, dây chằng ở bên trái sẽ chịu tác động và bị căng. Điều này có thể gây ra đau và có thể lan đến vùng háng. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là một triệu chứng thông thường mà hầu hết các phụ nữ gặp phải trong thai kỳ.
Cách giảm đau bụng khi mang thai tháng đầu
Những khó chịu, mệt mỏi kết hợp với những cơn đau bụng khi mang thai là đều không tránh khỏi tuy nhiên các mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng những cách giảm đau bụng khi mang thai tháng đầu để có thể làm giảm đi các cơn đau của mẹ, an toàn cho bé.
Thay đổi tư thế khi nằm và nghỉ ngơi
Thay đổi tư thế khi nằm có thể giúp giảm áp lực lên tử cung và giảm đau bụng. Bạn có thể thử đặt một gối dưới vùng bụng dưới và lưng để giảm căng thẳng và đau. Ngoài ra, có thể nghiêng về một bên hoặc sử dụng gối giữa hai chân để giảm áp lực lên tử cung.
Thay đổi tư thế nằm và nghỉ ngơi để giảm đau bụng
>>> Xem thêm: Bí kiếp giúp bạn gái đẹp lên trong khi ngủ
Ăn chế độ ăn uống cân đối
Bạn nên tập trung vào việc ăn chế độ ăn uống cân đối và giàu chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạt giống có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng. Hạn chế thực phẩm gây tăng ga như bắp, hành, cải và đồ ăn nhanh, vì chúng có thể làm tăng khí động ruột và gây đau bụng.
Uống đủ nước
Duy trì sự lượng nước trong cơ thể mẹ bầu là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng táo bón, một nguyên nhân thường gây đau bụng trong thai kỳ. Hãy cố gắng uống đủ nước trong ngày, và nếu bạn có tình trạng nôn mửa, hãy liên hệ với bác sĩ để biết lượng nước cần thiết cho bạn.
Tập thể dục nhẹ
Thực hiện các bài tập giảm căng thẳng như yoga, bơi lội hoặc đi bộ có thể giúp giảm đau bụng và cải thiện tinh thần. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.
Tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau bụng
>>>Xem thêm: Bầu có nên tập thể dục không?
Áp dụng ấm lên vùng bụng
Áp dụng nhiệt ấm nhẹ lên vùng bụng có thể giúp giảm đau. Bạn có thể sử dụng túi nhiệt ấm hoặc gối nhiệt lên vùng bụng trong một khoảng thời gian ngắn. Hãy đảm bảo rằng nhiệt độ không quá cao và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Hỏi ý kiến bác sĩ
Nếu đau bụng trở nên quá nặng, kéo dài hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, hãy thảo luận với bác sĩ. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra và nhận được sự tư vấn và chăm sóc thích hợp.
Hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng hiện tại
Mẹ đang thai ở tuần thứ 7 thì cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Tuy tình trạng đau bụng trong tuần thứ 7 không phải lúc nào cũng có nguy cơ nghiêm trọng, nhưng việc quan sát cơ thể và nhận biết các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng. Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì không bình thường, việc tốt nhất là nên thăm khám và tư vấn với bác sĩ tại bệnh viện để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với thai kỳ cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo cân nhắc về tâm trạng và tinh thần thoải mái của mình, bởi sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi thì đừng ngần ngại liên hệ với Dược Sĩ Nhà Thuốc Việt qua các hình thức sau:
Địa chỉ:
Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 0985508450
Zalo: 0985508450
Website: nhathuocviet.vn
Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet
Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!
>>> Xem thêm