Thành phần
- Thuốc Atrox 10 có thành phần: Atorvastatin: 10mg
- Thuốc Atrox 10 thuộc nhóm hạ lipid máu.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Thuốc điều trị tăng cholesterol máu, tăng lipid máu Atrox 10
Thuốc điều trị tăng cholesterol máu, tăng lipid máu Atrox 10 có tác dụng gì?
Thuốc Atrox 10 được chỉ định hỗ trợ cho chế độ ăn, dùng cho trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành, người cao tuổi khi chế độ ăn kiêng, giảm cân không đáp ứng đầy đủ, trong điều trị::
- Tăng lipid máu hỗn hợp.
- Tăng cholesterol toàn phần.
- Tăng cholesterol huyết có tính gia đình dị hợp tử.
- Thuốc Atrox 10 được chỉ định như thuốc hỗ trợ điều chỉnh yếu tố nguy cơ nhằm phòng ngừa các biến chứng tim mạch ở người trưởng thành có nguy cơ xuất hiện biến chứng trên tim mạch lần đầu.
Liều dùng - Cách dùng
Khuyến cáo:
- Liều khởi đầu: thường là 1 viên Atrox 10/lần/ngày.
- Liều tối đa: không vượt quá 8 viên Atrox 10/lần/ngày.
Tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp:
- Liều 1 viên Atrox 10/lần/ngày, phần lớn người bệnh được kiểm soát tốt.
- Đáp ứng điều trị trong vòng 2 tuần và đáp ứng tốt nhất đặt sau 4 tuần.
Tăng cholesterol huyết có tính gia đình dị hợp tử:
- Liều khởi đầu: 1 viên Atrox 10/lần/ngày.
- Liều nên được hiệu chỉnh theo từng cá nhân mỗi 4 tuần/lần tới khi đạt liều 40mg/ngày (4 viên Atrox 10/lần/ngày)
- Liều tối đa: 80 mg/ngày (8 viên Atrox 10/lần/ngày)
- Hoặc dùng liều: 40 mg/ngày (4 viên Atrox 10/lần/ngày) kết hợp cùng một thuốc gắn acid mật.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch:
- Liều 1 viên Atrox 10/lần/ngày.
- Bệnh nhân nhi (từ 10 tuổi trở lên)
- Liều khởi đầu:1 viên Atrox 10/lần/ngày(10mg/ngày)
- Tăng liều: tăng từ từ lên 2 viên Atrox 10/lần/ngày(20mg/ngày), tùy vào khả năng dung nạp của người bệnh.
Thuốc điều trị tăng cholesterol máu, tăng lipid máu Atrox 10 uống lúc nào là tốt nhất?
- Thuốc Atrox 10 dùng đường uống, có thể kèm/không kèm bữa ăn.
- Thời điểm dùng: uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng phải luôn dùng thuốc vào 1 giờ cố định.
Chống chỉ định
- Người mẫn cảm với Atorvastatin.
- Thời kỳ mang thai hay có khả năng mang thai.
- Bà mẹ cho con bú.
- Người bệnh gan tiến triển.
- Người có men gan tăng kéo dài (> 3 lần bình thường) không rõ nguyên nhân.
Tác dụng phụ
Thường gặp:
- Mệt mỏi, sốt, suy nhược.
- Phản ứng dị ứng.
- Viêm mũi họng, đau họng đau đầu.
- Táo bón, đầy hơi.
- Chảy máu cam, khó tiêu, tiêu chảy.
- Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
Ít gặp:
- Mất ngủ, ác mộng.
- Chóng mặt, dị cảm.
- Loạn vị giác, nhìn mờ, suy giảm nhận thức, lú lẫn
- Ù tai, viêm tụy, ợ hơi, đau bụng.
- Rụng tóc, nổi mề đay, phát ban.
Hiếm gặp:
- Giảm tiểu cầu, viêm da bóng nước
- Bệnh thần kinh ngoại biên.
- Rối loạn thị giác
- Phù mạch thần kinh
Rất hiếm gặp:
- Sốc phản phệ.
- Mất thính lực.
Tương tác
- Chất ức chế CYP3A4 (clarithromycin, itraconazol, chất ức chế Protease HIV…): làm tăng nồng độ atorvastatin trong máu rõ rệt.
- Chất ức chế CYP3A4 mức trung bình ( fluconazol, Erythromycin, Diltiazem,..) Nước ép Bưởi chùm: làm tăng nồng độ atorvastatin trong máu.
- Gemfibrozil, Ezetimib: tăng nguy cơ biến cố cơ vân
- Colestipol atorvastatin và các chất có hoạt tính bị giảm nồng độ.
- Acid fusidic: tăng nguy cơ bệnh cơ vân.
Lưu ý khi sử dụng
- Cần đánh giá chức năng gan trước và trong quá trình sử dụng thuốc, thận trọng tình trạng tăng transaminase gan, giảm liều hoặc ngừng tạm thời nếu có biểu hiện tăng transaminase hơn 3 lần mức bình thường kéo dài.
- Tránh sử dụng rượu bia khi điều trị với thuốc Atrox 10, người bệnh gan cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Lưu ý các dấu hiệu đau cơ, yếu cơ, cứng cơ… để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tuân thủ liều lượng và kiểm tra chỉ số mỡ máu định kỳ để cho sự điều chỉnh liều phù hợp với từng người bệnh.
Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Phụ nữ có thai: chống chỉ định, không sử dụng thuốc Atrox 10.
- Bà mẹ cho con bú: chống chỉ định, chưa biết thuốc có bài tiết qua sữa mẹ không và những ảnh hưởng tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.
Lưu ý sử dụng thuốc Atrox 10 đối với trẻ nhỏ
Chưa có dữ liệu an toàn sử dụng thuốc Atrox 10 ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
Xử trí quá liều
Không có điều trị đặc hiệu, khi bị quá liều cần đến các trung tâm y tế gần nhất, cần tiến hành các biện pháp điều trị triệu chứng và biện pháp hỗ trợ.
Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.